Công tác dồn diền đổi thửa tạo điều kiện để người nông dân mạnh dạn hơn trong việc đầu tư phát triển các hình thức sản xuất khác nhau. Trước đây toàn xã chưa có mô hình sản xuất gia trại, sau dồn đổi đã xuất hiện 7 gia trại, chủ yếu là các gia trại sản xuất theo mô hình VAC, gia trại thủy sản và đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng và quy mô. Các hộ hình thành gia trại chủ động nhận phần đất khó canh tác cho việc gieo trồng, hộ xin nhận diện tích đất của mình vào một thửa đất xấu, xa làng để đầu tư mở trang trại chăn nuôi, kết hợp với lúa cá giúp khai thác và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả hơn. Các gia trại hình thành gần các bờ sông hay cánh đồng thuận lợi cho việc phát triển của gia trại (Bảng 4.19)
Bảng 4.19 Số gia trại và vùng sản xuất hàng hóa tập trung của xã
Chỉ tiêu Trước DĐĐT Sau DĐĐT
Số lượng (vùng) Quy mô (ha/vùng ) Số lượng (vùng) Quy mô (ha/vùng) 1.Số gia trại 0 - 7 0,936
2.Vùng sản xuất hàng hóa tập trung 0 - 4 -
-Lúa hàng hóa 0 - 1 21,06
-Ớt 0 - 3 38,43
Trước đây việc sản xuất cây vụ đông chỉ được sản xuất ở hộ gia đình với diện tích nhỏ lẻ và chủ yếu phục vụ cho gia đình. Cho đến nay năm 2013 tuy số lượng và quy mô còn nhỏ nhưng trên địa bàn xã đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và các gia trại ở các thôn. Vùng sản xuất ớt ở các thôn Xuân Lai, An Ấp và Thượng Phúc. Vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở thôn Đông Thành. An Ấp là một xã thuộc tỉnh Thái Bình có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, là vùng đồng bằng sản xuất những giống lúa có chất lượng và thương hiệu trên thị trường. Đồng thời nhờ việc tập trung ruộng đất xã đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả cao. Năm qua với diện tích 115 ha cây ớt đông, toàn xã đãcó một thắng lợi lớn được các cấp khen thưởng.