Thông tin chung của các hộ điều tra
Trong việc ra quyết định trong việc sản xuất của gia đình và chịu trách nhiệm hơn các thành viên khác là các chủ hộ. Chính người chủ hộ là người nắm rõ tác động của việc dồn điền đổi thửa đến việc sản xuất kinh tế của hộ gia đình.
Trong 60 hộ điều tra tôi nhận thấy tuổi bình quân của các chủ hộ là khá cao. Các số liệu thống kê ở bảng 4.5 cho thấy, tuổi bình quân của chủ hộ điều tra là từ 47 đến 62. Cao nhất là tuổi bình quân của nhóm hộ< 3 sào/ hộ là 62 tuổi (đây là các nhóm hộ cao tuổi, ít nhân khẩu nên diện tích đất nông nghiệp ít), nhóm hộ từ 3-6 sào/hộ là 47 tuổi và nhóm > 6 sào/hộ (những hộ có nhiều nhân khẩu được nhận ruộng khi thực hiện giao đất) là 52 tuổi. Trình độ học vấn của các chủ hộ chủ yếu là cấp II và cấp I với 23 và 22 người chiếm 38,33% và 36,67% tập trung ở hộ có diện tích > 6 sào còn lại là cấp 3 với 15 người chiếm 25%. Qua điều tra có 46/60 thuộc hộ có mức kinh tế khá giàu( chiếm 76,67%) không có hộ nào thuộc hộ nghèo cho thấy đời sống của nông dân trong xã đã ổn định, đảm bảo mức sống tối thiểu. Chủ yếu là các hộ > 6 sào do có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và gia đình có nhiều lao động tạo ra thu nhập cho hộ. Mặt khác số hộ trung bình ở nhóm hộ này cũng cao hơn so với 2 nhóm hộ khác chiếm 50% do các hộ này có nhiều thế hệ chung sống trong 1 mái nhà và thu nhập của hộ gắn với mảnh đất của gia đình, hầu như không có thu nhập khác ngoài đồng ruộng. Tổng số nhân khẩu là 210, bình quân 3,6 khẩu/hộ, chủ yếu là nhóm 3- 6 sào với 4 khẩu/hộ.
Lao động là yếu tố đóng vai trò cơ bản nhất trong việc phát triển sản xuất nông hộ. Lao động trong độ tuổi bình quân 2,28 lao động/hộ và ngoài độ tuổi 1,22 lao động/hộ. Lao động bình quân trong độ tuổi ở nhóm hộ >6 sào là 2,79 lao động/hộ chiếm 59,12% và lao động bình quân ngoài độ tuổi ở nhóm hộ < 3 sào cao nhất là 1,45 lao động/hộ được thể hiện rõ qua bảng
4.5. Các hộ chủ yếu có thu nhập từ trồng trọt chiếm 58,33% và thu từ các nguồn thu khác. Các hộ có thu nhập từ chăn nuôi và kinh doanh ít do mới tập trung ruộng đất chưa phát triển được các vùng chăn nuôi tập trung và chuyển đổi ngành nghề. Trong thời gian tới với nguồn lao động dồi dào, ruộng đất được tập trung chắc chắn họ sẽ tìm cho mình những giải pháp sản xuất sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tăng thu nhập cho hộ.
Bảng 4.4 Một số thông tin chung về các hộ điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT
Tổng số Quy mô sản xuất Bình quân < 3 sào 3 - 6 sào >6 sào
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Tổng số hộ Hộ 60 100 11 18,33 20 33,33 29 48,34 20 2.Tuổi BQ chủ hộ Tuổi - - 62 - 47 - 52 - 54 3.Trình độ chủ hộ -Cấp I Người 22 36,67 8 36,36 4 18,18 10 45,46 7,33 -Cấp II Người 23 38,33 2 8,69 11 47,83 10 43,48 7,67 -Cấp III Người 15 25 1 6,67 5 33,33 9 60 5 4.Mức kinh tế -Giàu + Khá Hộ 46 76,67 9 19,57 15 32,61 22 47,82 15,33 -Trung bình Hộ 14 23,33 2 14,29 5 35,71 7 50 4,67 5.Số nhân khẩu BQ/hộ Người - - 2,2 - 4 - 3,8 - 3,33 6.Lao động BQ/hộ
-Trong tuổi Người - - 0,73 5,84 2,4 35,04 2,79 59,12 1,97 -Ngoài tuổi Người - - 1,45 21,92 1,4 38,36 1 39,72 1,28 7.Thu nhập chủ yếu của hộ -Trồng trọt Hộ 35 58,33 6 17,14 9 25,71 20 57,15 11,67 -Chăn nuôi Hộ 5 8,33 1 20 2 40 2 40 1,67 -Kinh doanh Hộ 7 11,67 1 14,29 4 57,14 2 28,57 2,33 -Ngành nghề khác Hộ 13 21,67 3 23,08 5 38,46 5 38,46 4,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2014
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình, xã An Ấp đã tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân hưởng ứng phong trào dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên trong các hộ nông dân cũng có nhiều ý kiến khác nhau, những ý kiến này được chúng tôi tổng hợp tại bảng 4.6
Theo số liệu điều tra tại 5 thôn thì có một số ít hộ đã không đồng ý tiến hành dồn đổi, nguyên nhân ở đây là do những hộ này đang sở hữu những mảnh ruộng tốt thuận lợi về giao thông, gần nhà, tiện cho việc tưới tiêu. Một số hộ còn tiến hành xây dựng một số bờ thửa cho ruộng của gia đình cho nên không đồng ý dồn đổi sợ bốc thăm phải mảnh ruộng xấu, điều kiện tự nhiên không được thuận lợi. Tuy nhiên đấy chỉ là một số ít, cán bộ các cấp cần phải tuyên truyền rộng rãi, tổ chức công tác dân vận một cách tốt nhất cho người dân, cần làm rõ cho người dân thấy được lợi ích, vai trò, hiệu quả của việc DĐĐT trong việc sản xuất NN.
Qua số liệu điều tra việc dồn đổi của các hộ thì lý do chung đó là dồn đổi để tạo thuận lợi cho sản xuất (chiếm 96,67%), thấy được hiệu quả kinh tế cao vì vậy đã tiến hành dồn đổi toàn bộ diện tích đất canh tác. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dồn đổi với lý do theo phong trào của địa phương phát động bởi vì trước khi chuyển đổi diện tích đất của họ đều là những mảnh đất tốt, thuận lợi cho sản xuất. Qua nghiên cứu hầu hết các hộ dồn đổi theo hình thức bốc thăm rút phiếu. Tuy nhiên trong quá trình bốc thăm nhiều gia đình có toàn thửa ruộng xấu, quá xa nhà nên có sử dụng những hình thức khác để đảm bảo công bằng và lợi ích cho các hộ. Cách làm này giúp giảm được chi phí so với các phương thức khác.
Nhìn chung quá trình DĐĐT ở địa phương diễn ra rất mạnh mẽ, với sự thống nhất cao trong nội bộ đã tạo nên những thành công lớn trong quá trình DĐĐT cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển của NN trong tương lai. Qúa trình DĐĐT là một chủ trương thực sự đúng đắn của Đảng và Nhà Nước, nó tạo ra một cuộc cách mạng về ruộng đất là tiền đề cho mô hình trang trại, sản
xuất theo hướng hàng hoá sẽ phát triển một cách mãnh mẽ trong tương lai không xa của Việt Nam.
Bảng 4.5 Sự tham gia của các nhóm hộ điều tra trong quá trình DĐĐT
Chỉ tiêu
Quy mô sản xuất
Tổng <3 sào 3 – 6 sào >6 sào
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 1.Số hộ điều tra (hộ) 11 18,33 20 33,33 29 48,34 60 2.Số hộ tham giaDĐĐT(hộ) 11 18,33 20 33,33 29 48,34 60 3.Diện tích tham giaDĐĐT(ha) 0,94 - 3,24 - 8,12 - 12,3 4.Lý do dồn đổi (hộ)
-Thuận lợi cho sản xuất 9 81,82 20 100 29 100 58 -Theo phong trào địa phương 2 18,18 0 - 0 - 2
5.Cách thức dồn đổi (hộ)
-Bù sản lượng 0 - 1 5 1 3,45 2
-Bù hạng đất 4 36,36 6 30 11 37,93 21
-Bốc thăm rút phiếu 7 63,64 13 65 17 58,62 37 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2014
Qua điều tra thực tế cho thấy hầu hết tâm lý của các hộ nông dân đều rất quan tâm đến vấn đề dồn điền đổi thửa. Trên thực tế khi chưa có chủ trương của Đảng, Nhà nước thì một số hộ nông dân đã tự chuyển đổi cho nhau để tiện sản xuất.
Đại bộ phận người dân đều nhận thức rằng khi quy mô thửa ruộng được mở rộng, số thửa ít đi thì diện tích bờ vùng, bờ thửa giảm đi, ruộng đất được tích tụ, tập trung hơn thì có thể áp dụng các phương tiện sản xuất hiện đại, đẩy mạnh đầu tư, tạo tiền đề cho từng bước hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Từ kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy:
- Chủ trương dồn điền đổi thửa rất phù hợp với lòng dân, 90% người dân nhận xét tốt về công tác dồn đổi. Có được kết quả trên là do ban chỉ đạo dồn đổi ruộng đất của xã làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ, hiểu sâu hơn về vai trò, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp khi tham gia dồn điền đổi
thửa. Đặc biệt là tổ công tác xây dựng có sự tham gia bàn bạc và thống nhất của người dân.Tuy nhiên vẫn còn trường hợp với số ít cá nhân không có ý kiến do khi chia ruộng số thửa vẫn như trước hoặc ruộng xa hơn so với trước (10%)...
Bảng 4.6 Ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về công tác dồn điền đổi thửa
Nhóm Số hộ Tốt Không ý kiến SL(hộ) CC (%) SL(hộ) CC (%) < 3 sào 11 9 81,82 2 18,18 3 – 6 sào 20 17 85 3 15 >6 sào 29 28 96,55 1 3,45 Tổng 60 54 90 6 10
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2014
- Thực sự, việc dồn điền đổi thửa đã mang lại lợi ích cho người dân, 83% nông hộ khi phỏng vấn đều nói rằng hiệu quả kinh tế gia đình cao hơn trước do đẩy mạnh đầu tư năng suất lúa cao hơn, đồng ruộng được quy hoạch, cải tạo lại, chủ động được tưới tiêu, quy mô thửa ruộng được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân áp dụng máy móc vào sản xuất như máy cày, máy bừa, máy tuốt lúa... Bên cạnh đó, UBND tỉnh, huyện hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, giống lúa đã tạo điều kiện cho người dân, giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trước khi dồn đổi ruộng đất.
- Có 98,33% nông hộ phỏng vấn nói rằng sau dồn đổi ruộng đất họ thuận lợi hơn trong khâu làm đất
- Có 95% số hộ phỏng vấn trả lời rằng sau dồn đổi việc áp dụng khoa học kỹ thuật và thu hoạch thuận lợi hơn. Một số hộ cho là như nhau do diện tích không đổi, hoặc ruộng xa hơn.
- Có 58 và 56 hộ cho rằng khâu chăm sóc và gieo trồng thuận lợi hơn. - 100% các hộ cho rằng khâu vận chuyển thuận lợi hơn do bờ thửa to hơn, kiên cố hơn.
đổi thửa đã thực sự mạng lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho người dân.Kết quả phỏng vấn ý kiến của hộ nông dân được thể hiện ở bảng 4.7 sau:
Bảng 4.7 Ý kiến đánh giá của các hộ điều tra về các khâu trong sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa
ĐVT:hộ
Tiêu chí Ý kiến đánh giá Nhóm Tổng
<3 sào 3-6 sào >6 sào
1.Làm đất Thuận lợi hơn 11 20 28 59
Như cũ 0 0 1 1
Khó khăn hơn 0 0 0 0
2.Gieo trồng Thuận lợi hơn 8 20 28 56
Như cũ 3 0 0 3
Khó khăn hơn 0 0 1 1
3.Chăm sóc Thuận lợi hơn 9 20 29 58
Như cũ 2 0 0 2
Khó khăn hơn 0 0 0 0
4.Áp dụng KHKT
Thuận lợi hơn 8 20 29 57
Như cũ 3 0 0 3
Khó khăn hơn 0 0 0 0
5.Thu hoạch Thuận lợi hơn 9 20 28 57
Như cũ 2 0 1 3
Khó khăn hơn 0 0 0 0
6.Vận chuyển
Thuận lợi hơn 11 20 29 60
Như cũ 0 0 0 0
Khó khăn hơn 0 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2014
Dồn điền đổi thửa đã làm cho cơ cấu đất canh tác các loại có sự biến đổi, cơ cấu cây trồng vật nuôi được bố trí một cách hợp lý hơn, phù hợp với đặc điểm của từng vùng.
Qua bảng 4.8 ta thấy tổng diện tích đất canh tác của các nhóm hộ giảm từ 12,3 ha xuống 12,04 ha do sau dồn đổi bờ thửa được kiên cố to hơn.
Các hộ< 3 sào chuyển đổi diện tích chuyên lúa sang diện tích cấy 2 vụ lúa+1 màu và chuyên màu, diện tích đất chuyên lúa còn 75,44% diện tích so với trước dồn đổi do các hộ cao tuổi được ưu tiên ruộng cao để sản xuất thuận tiện. Diện tích đất hai lúa+ 1 màu tăng 0,1ha và đất chuyên lúa tăng 0,01ha.
Các hộ 3-6 sào giữ nguyên diện tích canh tác chỉ giảm diện tích do bờ thửa vì đa số bốc thăm tập trung ruộng đất trên các xứ đồng từng canh tác, có sự chuyển dịch nhưng diện tích nhỏ không đáng kể.
Các hộ > 6 sào sau dồn điền đổi thửa thì chuyển đổi diện tích sang đất chuyên màu và nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất chuyên lúa giảm 0, 05ha, diện tích đất hai lúa + 1 màu giảm 0,28 ha giảm 11,62% diện tích trước dồn đổi. Diện tích đất chuyên màu và đất nuôi trồng thủy sản tăng 0,1 ha và 0,12ha. Nguyên nhân ở đây là do, khi dồn đổi thì diện tích/thửa tăng do đó người dân tiến hành đầu tư trên mảnh đất của mình nhiều hơn. Do các loại hoa màu và thuỷ sản mang lại thu nhập cao cho người dân nên diện tích trồng được tăng lên, đồng thời việc luận canh tăng vụ được chú trọng. Đất mà chỉ có hai vụ lúa thì thu nhập của hộ không được cải thiện, do tình trạng manh mún, xa xứ đồng cho nên các hộ không chú trọng đầu tư, khi tiến hành dồn đổi thì việc đầu tư trên mảnh ruộng của hộ được nâng lên.
Bảng 4.8 Sự thay đổi diện tích các loại đất NN trước và sau DĐĐT của các nhóm hộ
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Quy mô sản xuất
<3 sào 3 -6 sào >6 sào
Tr S SS (+-) Tr S SS (+-) Tr S SS (+-) Tổng DT đất canh tác 0,94 0,91 -0,03 3,24 3,12 -0,12 8,12 8,01 -0,11
1.Diện tích đất chuyên lúa 0,57 0,43 -0,14 2,21 2,1 -0,11 5,31 5,26 -0,05
2.Đất hai lúa + 1 màu 0,28 0,38 0,1 0,96 0,95 -0,01 2,41 2,13 -0,28
3.Đất chuyên màu 0,09 0,1 0,01 0,07 0,07 - 0,21 0,31 0,1
4.Đất nuôi trồng thủy sản - - - - - - 0,19 0,31 0,12
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ 2014
Trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh phát triển các mô hình canh tác mới vào sản xuất. Để làm được điều đó cần có sự quy hoạch vùng canh tác theo hướng hàng hóa, quy hoạch vùng phát triển trang trại phát triển mô hình 1 vụ lúa, thả cá, nuôi vịt kết hợp.
Thực hiện đổi ruộng nhằm khắc phục tình trạng manh mún đất đai, phân tán đã có hiệu quả đối với nhiều đối tượng như: đối với hộ nông dân, xã.
- Giảm được công chạy thửa trong canh tác, trong chăm sóc và trong thu hoạch. Khi đã canh tác trên một ô thửa lớn thì việc đầu tư cho chăm sóc được nhiều hơn, người nông dân có thể nhanh nhạy dự đoán được úng, hạn, sâu bệnh để kịp thời ngay có biện pháp ứng cứu.
- Phát huy được tính tự chủ trong canh tác đối với hộ nông dám đổi mới cơ cấu cây trồng, dám đầu tư thâm canh do vậy mà năng suất ở những hộ đổi ruộng tăng bình quân là 20%.
- Bước đầu tạo điều kiện cho nông dân sử dụng ruộng đất theo mô hình 2 lúa + 1 cá; 2 lúa + 1 vụ đông. Đã xuất hiện những mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở ngay nhưng ô thửa lớn, làm tăng thu nhập so với trước.
Dồn điền đổi thửa làm tăng diện tích các thửa ruộng và giảm số thửa ruộng cho các vùng sản xuất khác nhau tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tổng diện tích đất canh tác giảm đi do việc xây dựng kiên cố hệ thống giao thông thủy lợi sau dồn điền đổi thửa.
-Các hộ < 3 sào số thửa ruộng giảm, tổng số thửa ruộng giảm từ 28 thửa xuống còn 21 thửa, giảm ít nhất do các hộ này diện tích ruộng nhỏ nên đa số trước dồn đổi số thửa ruộng ít chỉ có 1 -2 thửa/ hộ. Diện tích bình quân/thửa tăng bình quân 0,01ha/thửa, số thửa ruộng giảm từ 2,55 thửa/hộ xuống còn 1,91 thửa/hộ.
- Với các hộ từ 3-6 sào tổng số thửa ruộng giảm 28 thửa, diện tích bình