SẢN PHẨM – KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ FMEA nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm tại CÔNG TY TNHH ASTEE HORIE VIỆT NAM (Trang 37)

3.4.1. Sản phẩm

Sản phẩm AHVN gia công rất đa dạng nhiều chủng loại, nhìn chung có đến khoảng 60 mã hàng. Để dễ kiểm soát về mặt quy trình sản xuất của số lượng lớn sản phẩm khác nhau, ban ISO đã phân loại thành 15 nhóm theo nhóm khách hàng, theo quy trình sản xuất giống nhau. Danh sách các sản phẩm phân chia theo nhóm được chia trình bày ở Phụ lục 1.

Dưới đây là hình ảnh của một số mã sản phẩm:

Hình 3.8: Mã sản phẩm Skin Aqua (Golden)

26

Hình 3.10: Mã sản phẩm KO-M15 Cap

Hình 3.11: Các sản phẩm của khách hàng Foster

27

Hình 3.13: Mã sản phẩm AP-BM4 Cap

Hình 3.14: Mã sản phẩm SMK-VM4 Cap

Ngoài những sản phẩm trên đây, công ty còn đang thử nghiệm một số sản phẩm mới:

28

Hình 3.16: Gọng mắt kính

3.4.2. Khách hàng

Thông tin một số khách hàng hiện tại của công ty:

Figla - Việt Nam một phần của công ty Figla Nhật Bản chuyên sản xuất mỹ phẩm, bao bì mỹ phẩm, dụng cụ phụ trợ cho việc sử dụng mỹ phẩm. Cơ sở sản xuất của Việt Nam tọa lạc tại Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai)

Teikoku Tsushin Kogyo một công ty Nhật Bản, chuyên về sản xuất các bộ phận nhỏ chính xác, linh kiện dùng trong máy ảnh. Nhờ ứng dụng công nghệ gia công tích hợp, Teikoku sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng cao, góp phần vào việc khẳng định tên tuổi. Cùng với Indonesia, Thái Lan, Đài Loan… Noble Electronics Việt Nam là một trong những cơ sở sản xuất của Teikoku Tsushin Kogyo, cũng chuyên về sản xuất thành phần máy ảnh.

Foster Electric – một trong những tập đoàn hàng đầu chuyên sản xuất các thiết bị điện tử, hệ thống loa, tai nghe, micro speaker, loa thiết bị âm thanh, loa xe hơi...ra đời từ năm 1949 có trụ sở chính đặt tại Tokyo – Nhật Bản đến nay tập đoàn đã có hơn 32 nhà máy, chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam được thành lập từ cuối năm 2006 tọa lạc tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất các loại tai nghe (earphone, headphone) dùng cho điện thoại di động.

Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) – doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh các loại mỹ phẩm các loại, chất tẩy rửa và thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ. Thương hiệu nổi tiếng của SCC là nước hoa Miss Sài Gòn đã được xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.

3.5. PHÂN TÍCH SWOT

29

 Công ty có vốn đầu tư 100% từ công ty mẹ ở Nhật Bản, thừa hưởng và được hỗ trợ nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực, trình độ quản lý và mối quan hệ với khách hàng.

 Sở hữu công nghệ tạo màng mỏng bằng phương pháp PVD giúp sản phẩm có độ thẩm mỹ và độ bền cao.

 Chính nhờ giữ mối quan hệ tốt với khách hàng mà đơn hàng thường xuyên và ổn định.

Khó khăn

 Thời gian thành lập nhà máy tại Việt Nam chưa lâu, khoảng 5 năm trở lại đây (thành lập năm 2008) nên tình hình sản xuất và hoạt động nội bộ chưa ổn định.

 Công ty chưa có chứng chỉ ISO, hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, đánh giá và chờ kết quả của bên chứng nhận.

 Tỉ lệ phế phẩm cao dẫn đến thời gian sản xuất kéo dài (gần như liên tục 24/24 kết hợp với công nhân tăng ca) kéo theo chi phí nguyên liệu, nhân công tăng cao, kế hoạch sản xuất bị trì trệ, phải thay đổi thường xuyên, thời gian xuất hàng không chính xác ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.

 Máy móc hoạt động liên tục trong suốt thời gian dài gây hao mòn nghiêm trọng dẫn đến máy thường hay hỏng hóc, ngoài ra còn gây ra một số lỗi trên sản phẩm.

 Chính vì áp dụng phương pháp PVD đòi hỏi kỹ thuật cao, chí phí vận hành cao nên giá thành gia công sản phẩm sẽ cao hơn so với các phương pháp xi mạ khác.

Cơ hội

 Thị trường gia công sơn – in – xi mạ có quy mô và công nghệ tượng tự như AHVN không nhiều tại Việt Nam, chủ yếu là những công ty nhỏ lẻ, ngoại trừ một số một số công ty có quy mô lớn có sự đầu tư của nước ngoài: TNHH Công nghệ Sơn Hoàn Hảo, TNHH CNS Amura Precision, TNHH Platech,…Tuy nhiên các công ty này đều có phân khúc thị trường riêng.

 Việc áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 9001:2008, ISO 14001 giúp hoạt động quản lý nội bộ tốt hơn, quy củ hơn và cơ hội nhận được nhiều đơn hàng hơn

 Dây chuyền sản xuất mới lắp được hoàn thành trong 2 tháng tới. Máy này được thiết kế khép kín hiện đại sẽ giảm đáng kể lượng phế phẩm, tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Thách thức

 Chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư của Nhà nước tạo thuận lợi cho nhiều công ty nước ngoài có năng lực đầu tư vào Việt Nam. Nếu AHVN không nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ có nguy cơ mất thị phần.

 Với tình trạng tỉ lệ phế phẩm cao, giao hàng trễ hẹn như hiện nay, nếu không cải thiện, nguy cơ sẽ mất khách hàng hiện tại.

30

3.6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HIỆN TẠI

AHVN chỉ mới thành lập 5 năm trở lại đây nên hoạt động vẫn chưa đi vào ổn định. Công ty cũng chỉ đang trong quá trình áp dụng ISO 9001:2008 để tiến tới nhận chứng chỉ này. Để đạt được chứng chỉ này, công ty đã rất nỗ lực cố gắng thay đổi và thực hiên hiệu quả những yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO. Bên cạnh việc thực hiện tốt ISO, công ty hằng ngày vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Một trong những trở ngại lớn nhất mà công ty đang gặp phải là tỉ lệ phế phẩm (% NG) đang ở mức rất cao. Bảng 3.1 bên dưới được tổng hợp từ dữ liệu chất lượng của công ty từ tháng 04 – 08/2013 cho thấy tỉ lệ phế phẩm ở mức cao. Với % NG như thế này, công ty phải hoạch định sản lượng nguyên vật liệu đầu vào cao hơn so với yêu cầu của đơn hàng, đồng thời kéo dài thời gian sản xuất thì mới kịp xuất hàng. Có nhiều phế phẩm trong sản xuất đã gây ra thiệt hại cho công ty về chi phí, thời gian và uy tín khi không giao hàng đúng hẹn... Với tình hình sản xuất hiện tại, công ty hầu như không thể nhận thêm đơn hàng mới. Mặc dù đã chạy hết công suất với thời gian vận hành liên tục 24/24 nhưng vẫn không kịp xuất hàng. Chính vì vậy, nếu khắc phục được vấn đề này thì công ty mới có thể phát triển kinh doanh và tăng lợi nhuận. Đây cũng là lý do tác giả thực hiện luận văn này, nhằm tìm ra những nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục, từ đó có thể làm giảm tỉ lệ phế phẩm của công ty.

Bảng 3.1: Tổng hợp báo cáo số lượng sản phẩm từ 04 – 08/2013

Nhóm Đầu vào OK NG Hao hụt %

OK % NG % Hao hụt Nhóm 1 1,803,553 1,109,175 555,134 139,244 61% 31% 8% Nhóm 2 344,680 275,317 45,191 24,172 80% 13% 7% Nhóm 3 145,551 74,814 64,593 6,144 51% 44% 4% Nhóm 4 1,657,074 1,136,562 410,058 110,454 69% 25% 7% Nhóm 5 540,429 372,235 130,121 38,073 69% 24% 7% Nhóm 6 70,912 35,305 29,719 5,888 50% 42% 8% Nhóm 7 59,128 53,741 3,538 1,849 91% 6% 3% Nhóm 8 316,302 246,979 50,180 19,143 78% 16% 6% Nhóm 9 98,136 60,472 34,428 3,236 62% 35% 3% Nhóm 10 22,181,626 17,543,579 3,605,227 1,032,820 79% 16% 5% Nhóm 11 10,612,782 8,640,137 1,576,391 396,254 81% 15% 4% Nhóm 12 22,786,851 14,219,158 2,186,628 6,381,065 62% 10% 28% Nhóm 13 334,989 140,465 135,090 59,434 42% 40% 18% Nhóm 14 107,144 70,117 28,483 8,544 65% 27% 8% Nhóm 15 3,215,795 3,052,165 145,755 17,875 95% 5% 1% Khác 135,540 75,114 48,593 11,833 55% 36% 9%

31

Chương 3 đã giới thiệu sơ nét về công ty và đã nêu được vấn đề mà công ty đang gặp phải đó là: tỉ lệ phế phẩm đang ở mức cao so với kỳ vọng. Công ty đã tìm nhiều cách giải quyết nhưng hầu hết chỉ là những đối sách mang tính tạm thời mà chưa phân tích kỹ nguyên nhân và tìm giải pháp mang tính phòng ngừa. Trong chương 4 sẽ nêu rõ quá trình áp dụng FMEA đối với sản phẩm của công ty nhằm giảm tỉ lệ phế phẩm.

32

CHƯƠNG 4

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN FMEA

Chương 4 sẽ mô tả quá trình thực hiện FMEA nhằm giải quyết vấn đề đã nêu trong chương 3. Quá trình thực hiện sẽ theo các bước sau:

Thành lập nhóm FMEA

Phạm vi dự án

Liệt kê các hình thức sai lỗi

Xây dựng thang đo và tiến hành đánh giá FMEA

Phân tích nguyên nhân

Giải pháp khắc phục – Kế hoạch thực hiện

4.1. THÀNH LẬP NHÓM FMEA

Được sự cho phép của ban quản lý công AHVN, nhóm FMEA được thành lập để thực hiện thử nghiệm dự án FMEA áp dụng cho công ty. Nhóm thực hiện bao gồm 8 thành viên là những quản lý, kỹ sư, trưởng bộ phận có kinh nghiệm chuyên môn. Mục đích của việc thành lập nhóm nhằm thực hiện thử nghiệm dự án FMEA. Trước đây, công ty đã từng nghe qua khái niệm này tuy nhiên vẫn chưa thực hiện. Nay công ty muốn áp dụng thử nghiệm và đánh giá hiệu quả mà công cụ FMEA mang lại.

Nhiệm vụ của nhóm là thực hiện các bước theo quy trình FMEA, đánh giá mức độ hiệu quả mà công cụ mang lại cho công ty. Nhóm được thành lập bởi anh Trần Hữu Trinh – hỗ trợ quản lý cho ban giám đốc người Nhật. Theo đó, nhóm sẽ tổ chức họp mặt ít nhất 1 lần mỗi tuần do anh Nguyễn Văn Nghị tập họp và chủ trì. Danh sách thành viên và vai trò, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong dự án được trình bày trong bảng 4.1 dưới đây.

Bảng 4.1: Thành viên nhóm FMEA STT Họ và tên Bộ phận Chức vụ Nhiệm vụ 1 Nguyễn Thị Quốc Vy QLSX Thực tập sinh Định hướng phương pháp, các bước thực hiện. Thu thập và tổng hợp dữ liệu cần thiết 2 Nguyễn Minh Hoàng Phúc QLSX A.Manager Giám sát, theo dõi

và hỗ trợ việc thực hiện dự án

3 Đỗ Công Sản xuất Senior

Supervisor

Thảo luận nhóm để phân tích các sai lỗi, đánh giá điểm, phân tích nguyên nhân và 4 Trần Văn An Sản xuất Senior

33

STT Họ và tên Bộ phận Chức vụ Nhiệm vụ

5 Nguyễn Văn Nghị Sản xuất A.Manager đề ra giải pháp theo từng bước thực hiện của dự án FMEA 6 Nguyễn Thị Thanh Tâm Lắp ráp Leader 2

7 Nguyễn Thị Ngọc Quyên Kiểm tra Leader 2 8 Nguyễn Trần Thùy Hương QC Supervisor

4.2. PHẠM VI DỰ ÁN

4.2.1. Xác định phạm vi dự án

Công ty hiện tại đang gia công rất nhiều mã sản phẩm, mỗi sản phẩm có hình dạng, màu sắc, tính chất khác nhau, do đó mà quy trình sản xuất cũng không giống nhau hoàn toàn. Dựa vào đặc điểm đó mà ban ISO đã phân loại các nhóm sản phẩm thành 15 nhóm (Phụ lục 1) theo khách hàng và quy trình sản xuất, tức là những sản phẩm cùng nhóm sẽ tương tự nhau về hình dạng, cùng nhóm khách hàng và cùng quy trình sản xuất. Lần đầu tiên thực hiện FMEA không thể áp dụng cho tất cả sản phẩm, vì thế nhóm FMEA quyết định chỉ tập trung vào 01 nhóm sản phẩm cần cải tiến trước tiên. Những tiêu chí mà nhóm đưa ra để chọn phạm vi dự án bao gồm:

 Nhóm sản phẩm có đơn hàng thường xuyên và ổn định

 Nhóm sản phẩm chiếm doanh thu cao

 Nhóm sản phẩm có tỉ lệ phế phẩm cao

Bảng 4.2: Tổng hợp doanh thu theo nhóm sản phẩm từ 4/2012 – 4/2013

Nhóm Doanh thu (USD) Phần trăm

1 193,080 7.3% 2 89,493 3.4% 3 0 0.0% 4 483,951 18.4% 5 24,698 0.9% 6 15,603 0.6% 7 7,513 0.3% 8 58,710 2.2% 9 13,660 0.5% 10 774,890 29.5% 11 327,824 12.5% 12 216,364 8.2% 13 61,111 2.3% 14 29,787 1.1% 15 11,400 0.4% Khác 321,252 12.2% Tổng cộng 2,629,337 100%

34

Dựa trên những tiêu chí đó, tác giả bắt đầu thu thập dữ liệu thứ cấp hiện tại của công ty và tổng hợp thành thông tin hữu ích phục vụ cho việc lựa chọn nhóm sản phẩm. Bảng 4.2 là tổng hợp doanh thu theo nhóm từ 4/2012 đến 4/2013.

Hình 4.1: Biểu đồ doanh thu các nhóm sản phẩm từ 4/2012 – 4/2013

Từ bảng 4.2 trên ta có được biểu đồ hình 4.1. Dựa vào hình 4.1 ta thấy 04 nhóm sản phẩm có doanh thu cao nhất là nhóm 10 (29.5%), nhóm 4 (18.4%), nhóm 11 (12.5%) vá nhóm Khác (12.2%). Nhóm Khác có tính chất không thường xuyên do đó loại bỏ nhóm này khỏi phạm vi dự án. Nếu chỉ dựa vào doanh thu thì chưa đủ để chọn phạm vi dự án vì nhóm đó còn phải thỏa mãn tiêu chí tỉ lệ phế phẩm mà ban đầu nhóm đã đưa ra. Tác giả xem xét tiếp tỉ lệ phế phẩm của các nhóm nêu trên để có thêm cơ sở lựa chọn (Bảng 4.3)

Bảng 4.3: Báo cáo số lượng sản phẩm nhóm 4, 10, 11 (04 – 08/2013)

Nhóm Đầu vào Số lượng OK Số lượng NG Hao hụt % OK % NG % Hao hụt 10 22,181,626 17,543,579 3,605,227 1,032,820 79% 16% 5% 4 1,657,074 1,136,562 410,058 110,454 69% 25% 7% 11 10,612,782 8,640,137 1,576,391 396,254 81% 15% 4% Tuy nhóm 10 có doanh thu cao nhất nhưng nếu xét tỉ lệ phế phẩm (% NG) thì nhóm 4 có tỉ lệ NG cao vượt bậc (25%). Đây cũng là nhóm hàng chủ lực của công ty nhưng lại thường xuyên gặp vấn đề về hàng lỗi. Thêm nữa, đơn giá của các sản

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000

35

phẩm nhóm 4 trong khoảng US$0.1159 – US$0.2710, nhìn chung cao hơn đơn giá của sản phẩm nhóm 10 (US$0.065) và nhóm 11 (US$0.03), chi phí do phế phẩm tạo ra ở nhóm 4 sẽ cao hơn hai nhóm còn lại.

Xét trên 3 tiêu chí của nhóm đưa ra ban đầu thì nhóm 4 là phù hợp nhất để lựa chọn áp dụng FMEA. Như vậy phạm vi dự án sẽ chỉ áp dụng cho những sản phẩm trong nhóm 4 (Danh sách các sản phẩm trong nhóm 4 xem Phụ lục 1). Kể từ đây, sản phẩm được nhắc tới trong luận văn đều chỉ các sản phẩm trong nhóm 4.

Một số hình ảnh những sản phẩm trong nhóm 4:

Hình 4.2: Sản phẩm MQ-R7 Cap

36

Hình 4.4: Sản phẩm AP-R Cap và Cover

Hình 4.5: Sản phẩm MQ-M6 Cap

Thời gian thực hiện: 09/09/2013 – 26/10/2013. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi, tác giả chỉ có thể phân tích và đề ra các giải pháp khắc phục. Trong khi đó, dự án FMEA đòi hỏi thời gian dài áp dụng mới có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện. Luận văn này chỉ là một phần của dự án FMEA.

37

4.2.2. Mô tả quy trình sản xuất

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như giúp cho việc liệt kê các sai lỗi, mô tả quy trình sản xuất là cần thiết. Đây cũng là một bước trong quá trình thực hiện FMEA. Dựa trên tài liệu ISO thu thập được, lưu đồ quy trình sản xuất chung cho sản phẩm nhóm 4 được trình bày trong Phụ lục 2.

Kiểm tra nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào được cung cấp bởi chính khách hàng (Figla) là vật liệu bằng nhựa chưa qua sơn, in. Những lô hàng nguyên liệu vừa nhập về sẽ được bộ phận QC kiểm tra để quyết định có nhập kho hay trả lại nhà cung cấp. Việc kiểm tra này giúp loại bỏ những lô hàng bị lỗi nhiều trước khi đưa vào sản xuất, bởi sau khi sơn vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn những lỗi này trên thành phẩm. Phương pháp kiểm tra là xác suất lấy mẫu theo AQL.

Bộ phận Lắp ráp

Sau khi được QC kiểm tra, nguyên liệu được nhập vào kho để lưu trữ. Khi cần đưa vào sản xuất, bộ phận Lắp ráp sẽ xuất nguyên liệu để bắt đầu quá trình sản xuất. Đầu tiên, nguyên liệu được lắp vào đế sơn. Đế khác nhau đối với từng loại mã

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ FMEA nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm tại CÔNG TY TNHH ASTEE HORIE VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)