3.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 3.2: Cơ cấu nhân sự theo từng bộ phận
Tính đến tháng 08/2013, tổng số nhân lực của công ty là 310 người, trong đó có 2 nhân sự người Nhật ở vị trí cao nhất của AHVN. Biểu đồ hình 3.2 ở trên cho thấy số lượng nhân công phân bố ở các bộ phận. Lực lượng nhân công nhiều nhất ở bộ phận Kiểm tra (99 người) vì trước khi xuất hàng, từng sản phẩm phải được kiểm tra 100% do đó mà cần nhiều người để rút ngắn thời gian kiểm tra. Tiếp đến là bộ phận Sơn (80 người) – đây là bộ phận chính trong các công đoạn gia công và hầu như hoạt động liên tục nên cần nhiều người để vận hành.
7% 8% 2% 5% 32% 3% 16% 26% 1% Văn phòng QC Bảo trì In Kiểm tra Sơn kết tủa Lắp ráp Sơn Ban Giám Đốc
19
M-1 General Director Deputy General Director
M-2 Senior Manager M-3 Manager Prodution M-4 Assistant Manager P-1 Senior Supervisor P-2 Supervisor P-3 Leader P-4 Sub Leader P-5 Operator P-6 Worker QC QC-1 Supervisor QC-2 Leader QC-3 Sub Leader QC-4 Staff QC-5 Specialized worker QC-6 Worker Production Control M-4 Assistant Manager PC-1 Senior Staff PC-2 Staff Purchase M-4 Assistant Manager PU-1 Senior Staff PU-2 Staff Maintenance MT-1 Senior Supervisor MT-2 Supervisor MT-3 Specialized worker MT-4 Worker Environment-ISO M-4 Assistant Manager EI-1 Senior Staff EI-2 Staff Human HM-1 Senior Staff HM-2 Staff HR-3 Cleaner HR-4 Driver M-4 HR Executive Accounting M-4 Chef Accounting Export – Import EX-1 Senior Staff EX-2 Staff Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức
20
3.2.2. Chức năng của các vị trí – bộ phận
M-1 Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc
Quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
M-2 Senior Manager:
Quản lý, điều hành liên quan đến hoạt động sản xuất, ISO, môi trường.
M-3 Manager:
Hỗ trợ ban giám đốc quản lý, điều hành liên quan đến hoạt động sản xuất, ISO, môi trường.
Phòng sản xuất:
Đảm nhiệm hoạt động gia công sản xuất của toàn công ty.
Phòng QC
Quản lý chất lượng sản phẩm toàn công ty.
Phòng quản lý sản xuất:
Điều phối kế hoạch sản xuất và kế hoạch xuất hàng.
Phòng thu mua
Tìm nhà cung cấp, đánh giá nhà cung cấp trong quá trình thu mua nguyên vật liệu của toàn công ty (ngoại trừ văn phòng phẩm)
Phòng bảo trì
Bảo trì, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, công cụ dụng cụ của công ty
Phòng ISO
Tư vấn cho Ban Giám Đốc trong công tác quản lý, giám sát hệ thống chất lượng cảu Công ty theo tiêu chuẩn tiên tiến, như; hê thống quản lý chất lượng (ISO 9001), quản lý môi trường (ISO 1400), thiết lập và xúc tiến việc cải tiến các hoạt động liên quan đến các đề án chất lượng, môi trường, an toàn lao động.
Phòng nhân sự, tổng vụ
Quản lý, giải quyết, tham mưu cho Ban Giám Đốc các vấn đề nhân sự, lương thưởng, quy định, quy chế liên quan đến người lao động.
Phòng kế toán
Quản lý, kiểm tra,ghi nhận các nghiệp vụ kế toán.
Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các vấn đề tài chính, chi phí.
Phòng Xuất Nhập Khẩu
Thực hiện các nghiệp vụ khai báo hải quan, làm tờ khai xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty.
21
3.3.1. Công nghệ phun sơn
Vật liệu nhựa ngày càng được ưa chuộng bở những đặc tính tuyệt vời cùa nó. Nhựa đã giải quyết vấn đề khan hiếm kim loại mà vẫn tạo ra được những sản phẩm chất lượng tốt và độ thẩm mỹ cao mà chi phí nguyên liệu nhựa lại rẻ hơn sơn với các vật liệu khác. Các sản phẩm ngoài yêu cầu về chức năng, thiết kế bên ngoài cũng rất được chú trọng. Nắm bắt được nhu cầu này, công ty Astee Horie đã nghiên cứu và phát triển công nghệ sơn trên vật liệu nhựa.
Công ty đầu tư máy sơn phun tự động với súng sơn được giữ cố định và sản phẩm thì chuyển động xoay vòng sao cho sơn có thể phủ đến những bề mặt khó nhất, phức tạp nhất. Ngay sau khi sơn sản phẩm sẽ được đưa vào lò gia nhiệt, lò UV để làm khô tức thì.
Sản phẩm có thể được phủ nhiều lớp sơn tùy theo sản phẩm, đầu tiên là lớp sơn lót (B/C – Bottom coating), lớp giữa (M/C – Middle coating) và cuối cùng là lớp phủ (T/C – Top coating) tạo bề mặt sáng bóng và bảo vệ các lớp bên trong.
3.3.2. Công nghệ in pad (in tampon)
Hình 3.4: Hình ảnh máy in pad
Công nghệ in pad còn có một tên gọi khác là in tampon. Kỹ thuật này đã có từ rất lâu khi dùng để in hoa văn trên men, gốm, sứ. Tuy nhiên mãi đến thập niên 60 của thế kỷ XX, công nghệ này mới được sử dụng rộng rãi khi máy in pad ra đời để phục vụ ngành công nghiệp in trang trí trên mặt đồng hồ Thụy Sĩ. Ngày nay công nghệ này là một trong những phương pháp in và trang trí trên các bề mặt, đặc biệt là trên vật liệu nhựa.
Những thành phần cơ bản của phương pháp in pad:
Bản in
22
Miếng pad
Lưỡi dao cạo
Bề mặt cần in
Hình 3.5: Quy trình in bằng công nghệ in pad
(Nguồn: pdsinternational)
Vật liệu bản in thường có 2 loại: nhựa nhạy sáng (photopolymer) hoặc thép, trong đó nhựa nhạy sáng được sử dụng nhiều hơn. Hình ảnh cần in được khắc laser hoặc khắc acid trên bản in có độ dày từ 25 – 30 micromet. Bản in có chức năng giữ mực in ở những vết khắc để miếng pad làm bằng cao su chuyển phần mực này sang bề mặt cần in.
Mực in được pha với dung môi. Sự bay hơi của dung môi trong mực in giúp cho mực in có khả năng bám dính. Máy in sẽ đè nén miếng pad tại vị trí hình ảnh trên bản in, khi đó phần mực được giữ trong những nét chạm khắc sẽ bám dính trên miếng pad. Máy sẽ di chuyển miếng pad này đến sản phẩm cần in, một lần nữa, khi chuyển động, dung môi bay hơi, làm cho mực thêm bám dính, khi chạm vào vật cần in sẽ để lại hình ảnh trên bề mặt đó. Cùng lúc đó, bản in sẽ được phủ đầy mực để lấp đầy mực trong các nét chạm khắc bằng chuyển động liên tục, nhịp nhàng của lưỡi dao cạo. Cơ chế này được lặp lại liên tục.
Phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ dày của vết khắc, mực in, điều kiện môi trường xung quanh, hình dáng, chất lượng, bề mặt, độ đàn hồi của miếng
23
pad, tốc độ của máy in… Do đó, trước khi in đều phải thử nghiệm nhiều lần để chất lượng hình ảnh trên sản phẩm ổn định nhất. Hiện tại công ty trang bị 6 máy in loại này.
3.3.3. Công nghệ sơn kết tủa (xi mạ chân không)
Xi hay mạ là công nghệ phủ lớp kim loại trên một bề mặt. Xi mạ đã có từ hàng trăm năm trước và ngày ngay đóng một vai trò quan trọng trong nền công nghiệp hiện đại. Xi mạ dùng để trang trí, ngăn chặn sự ăn mòn, giúp cho bề mặt được xi ma có thể hàn được, cứng hơn, giảm ma sát, tăng độ bám dính với lớp sơn, thay đổi tính dẫn điện, chống lại tia bức xạ và nhiều công dụng khác. Chẳng hạn như trang sức được xi mạ bạc hoặc vàng. Lớp mạ có thể rất mỏng nên xi mạ còn được ứng dụng trong ngành công nghệ nano.
Có nhiều phương pháp xi mạ và nhiều biến thể. Một phương pháp là phủ lớp kim loại cần mạ lên bề mặt rắn, sau đó dùng hơi nóng và áp lực để lớp kim loại nóng chảy và bám trên bề mặt (Sheffield plate). Tuy nhiên phương pháp này không còn được phổ biến hiện nay mà thay vào đó là một số kỹ thuật khác như: mạ điện, chế tạo màng mỏng bằng phương pháp ngưng tụ hóa học (Chemical Vapor Depostion), công nghệ phun phủ bằng ngưng tụ vật lý (Physical Vapor Depositon). Hiện tại công ty đang sử dụng công nghệ ngưng tụ vật lý (PVD)
(Nguồn: en.wikipedia)
Phương pháp lắng đọng vật lý PVD (Physical Vapor Deposition)
Đây là phương pháp mà công ty đang áp dụng. Hiện nay, trình độ công nghệ lắng đọng các lớp phủ cứng ở các nước đã đạt đến trình độ rất hiện đại, gần như hoàn hảo và đã ứng dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa nhiều người biết đến công nghệ này. (Báo Công Thương, 08/09/2010)
Phương pháp này sử dụng vật liệu ban đầu ở thể rắn. Trong phương pháp ngưng tụ vật lý, phản ứng được kích hoạt bằng plasma và thế (thay cho nhiệt độ). Vì vậy không cần phải nhiệt quá cao, cho phép tạo màng ngay trên đế chịu nhiệt kém.
Phương pháp PVD Phương pháp bốc bay (vapor deposition) Phương pháp phún xạ (sputtering) Diode phẳng Magnetron Bay hơi trực tiếp trong chân không Bay hơi phản ứng
(RE) Bay hơi phản ứng có kích hoạt (ARE)
Mạ ion
24
Bốc bay chân không là phương pháp tạo màng lắng đọng hơi vật lý (PVD) đơn giản nhất. Hơi vật liệu cần phủ được sinh ra và “bốc” lên khi nung nóng nguồn vật liệu, di chuyển qua môi trường chân không trung gian và cuối cùng lắng đọng trên bề mặt đế. Các quá trình tạo màng kim loại trên đế rắn:
Sự nóng chảy và bay hơi vật liệu từ nguồn bay hơi
Sự di chuyển của hơi kim loại từ nguồn bay hơi đến bề mặt đế qua môi trường áp suất thấp
Sự hấp thụ các hạt trên đế
Sự phân bố lại các loại hạt và tái kết tinh trên bề mặt đế
Hình 3.7: Mô hình tạo màng mỏng bằng phương pháp bay hơi trực tiếp trong chân không
(Nguồn: Thư viện số Greenstone, 2007)
Ưu điểm:
Mạ bằng phương pháp PVD chống ăn mòn tốt hơn phương pháp mạ điện thông thường, ngoài ra độ bền tốt hơn, chống trầy xước và bảo vệ các lớp bên trong.
Có thể phủ trên các bề mặt phức tạp, gồ ghề
Thân thiện với môi trường hơn các phương pháp mạ thông thường
Nhược điểm:
Một số phương pháp PVD đòi hỏi kỹ thuật cao và phức tạp
Một số phương pháp PVD thực hiện ở nhiệt độ cao và môi trường chân không, đồng thời đòi hỏi năng lực của người vận hành
Đòi hỏi hệ thống nước làm mát để tản bớt nhiệt lượng lớn.
Vốn đầu tư lớn
25
Phương pháp phủ bề mặt bằng phương pháp PVD ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: hàng không, ô tô, máy móc tự động, y tế, khuôn nhựa, súng trường/súng lục, quang học, phủ màu, bao bì thực phẩm, v.v…
3.4. SẢN PHẨM – KHÁCH HÀNG 3.4.1. Sản phẩm 3.4.1. Sản phẩm
Sản phẩm AHVN gia công rất đa dạng nhiều chủng loại, nhìn chung có đến khoảng 60 mã hàng. Để dễ kiểm soát về mặt quy trình sản xuất của số lượng lớn sản phẩm khác nhau, ban ISO đã phân loại thành 15 nhóm theo nhóm khách hàng, theo quy trình sản xuất giống nhau. Danh sách các sản phẩm phân chia theo nhóm được chia trình bày ở Phụ lục 1.
Dưới đây là hình ảnh của một số mã sản phẩm:
Hình 3.8: Mã sản phẩm Skin Aqua (Golden)
26
Hình 3.10: Mã sản phẩm KO-M15 Cap
Hình 3.11: Các sản phẩm của khách hàng Foster
27
Hình 3.13: Mã sản phẩm AP-BM4 Cap
Hình 3.14: Mã sản phẩm SMK-VM4 Cap
Ngoài những sản phẩm trên đây, công ty còn đang thử nghiệm một số sản phẩm mới:
28
Hình 3.16: Gọng mắt kính
3.4.2. Khách hàng
Thông tin một số khách hàng hiện tại của công ty:
Figla - Việt Nam – một phần của công ty Figla Nhật Bản chuyên sản xuất mỹ phẩm, bao bì mỹ phẩm, dụng cụ phụ trợ cho việc sử dụng mỹ phẩm. Cơ sở sản xuất của Việt Nam tọa lạc tại Khu công nghiệp Amata (Đồng Nai)
Teikoku Tsushin Kogyo – một công ty Nhật Bản, chuyên về sản xuất các bộ phận nhỏ chính xác, linh kiện dùng trong máy ảnh. Nhờ ứng dụng công nghệ gia công tích hợp, Teikoku sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng cao, góp phần vào việc khẳng định tên tuổi. Cùng với Indonesia, Thái Lan, Đài Loan… Noble Electronics Việt Nam là một trong những cơ sở sản xuất của Teikoku Tsushin Kogyo, cũng chuyên về sản xuất thành phần máy ảnh.
Foster Electric – một trong những tập đoàn hàng đầu chuyên sản xuất các thiết bị điện tử, hệ thống loa, tai nghe, micro speaker, loa thiết bị âm thanh, loa xe hơi...ra đời từ năm 1949 có trụ sở chính đặt tại Tokyo – Nhật Bản đến nay tập đoàn đã có hơn 32 nhà máy, chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Điện tử Foster Việt Nam được thành lập từ cuối năm 2006 tọa lạc tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất các loại tai nghe (earphone, headphone) dùng cho điện thoại di động.
Mỹ phẩm Sài Gòn (SCC) – doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, kinh doanh các loại mỹ phẩm các loại, chất tẩy rửa và thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ. Thương hiệu nổi tiếng của SCC là nước hoa Miss Sài Gòn đã được xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.
3.5. PHÂN TÍCH SWOT
29
Công ty có vốn đầu tư 100% từ công ty mẹ ở Nhật Bản, thừa hưởng và được hỗ trợ nguồn lực về vốn, công nghệ, nhân lực, trình độ quản lý và mối quan hệ với khách hàng.
Sở hữu công nghệ tạo màng mỏng bằng phương pháp PVD giúp sản phẩm có độ thẩm mỹ và độ bền cao.
Chính nhờ giữ mối quan hệ tốt với khách hàng mà đơn hàng thường xuyên và ổn định.
Khó khăn
Thời gian thành lập nhà máy tại Việt Nam chưa lâu, khoảng 5 năm trở lại đây (thành lập năm 2008) nên tình hình sản xuất và hoạt động nội bộ chưa ổn định.
Công ty chưa có chứng chỉ ISO, hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thực hiện, đánh giá và chờ kết quả của bên chứng nhận.
Tỉ lệ phế phẩm cao dẫn đến thời gian sản xuất kéo dài (gần như liên tục 24/24 kết hợp với công nhân tăng ca) kéo theo chi phí nguyên liệu, nhân công tăng cao, kế hoạch sản xuất bị trì trệ, phải thay đổi thường xuyên, thời gian xuất hàng không chính xác ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Máy móc hoạt động liên tục trong suốt thời gian dài gây hao mòn nghiêm trọng dẫn đến máy thường hay hỏng hóc, ngoài ra còn gây ra một số lỗi trên sản phẩm.
Chính vì áp dụng phương pháp PVD đòi hỏi kỹ thuật cao, chí phí vận hành cao nên giá thành gia công sản phẩm sẽ cao hơn so với các phương pháp xi mạ khác.
Cơ hội
Thị trường gia công sơn – in – xi mạ có quy mô và công nghệ tượng tự như AHVN không nhiều tại Việt Nam, chủ yếu là những công ty nhỏ lẻ, ngoại trừ một số một số công ty có quy mô lớn có sự đầu tư của nước ngoài: TNHH Công nghệ Sơn Hoàn Hảo, TNHH CNS Amura Precision, TNHH Platech,…Tuy nhiên các công ty này đều có phân khúc thị trường riêng.
Việc áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 9001:2008, ISO 14001 giúp hoạt động quản lý nội bộ tốt hơn, quy củ hơn và cơ hội nhận được nhiều đơn hàng hơn
Dây chuyền sản xuất mới lắp được hoàn thành trong 2 tháng tới. Máy này được thiết kế khép kín hiện đại sẽ giảm đáng kể lượng phế phẩm, tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thách thức
Chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư của Nhà nước tạo thuận lợi cho nhiều công ty nước ngoài có năng lực đầu tư vào Việt Nam. Nếu AHVN không nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ có nguy cơ mất thị phần.
Với tình trạng tỉ lệ phế phẩm cao, giao hàng trễ hẹn như hiện nay, nếu không cải thiện, nguy cơ sẽ mất khách hàng hiện tại.
30
3.6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HIỆN TẠI
AHVN chỉ mới thành lập 5 năm trở lại đây nên hoạt động vẫn chưa đi vào ổn định. Công ty cũng chỉ đang trong quá trình áp dụng ISO 9001:2008 để tiến tới nhận