Butsu (Bụi)
Taten Butsu (Bụi lấm chấm)
Đo lường Máy móc
Con người
Nguyên vật liệu
Thiết bị đo hàm lượng bụi không chính xác Máy tĩnh điện bị hỏng
Quy trình sản xuất không khép kín Băng chuyền có khả năng gây ra bụi Không tuân thủ quy định
vệ sinh phòng sạch
Phương pháp Môi trường
Nguyên liệu có bụi
Đế có bụi Sơn bám bụi
Vỉ có bụi Lau nguyên liệu
không kỹ
Qua nhiều bước bưng bê ngoài không khí trước khi sơn
Môi trường khu vực sản xuất có bụi
75
Môi trường sản xuất có nhiều bụi
Bụi từ môi trường bên ngoài vào khu vực sản xuất
Áp suất không khí ở khu vực sản xuất thấp hơn áp suất ở môi trường bên ngoài (không
khí đi từ nơi áp cao về nơi áp thấp)
Đóng mở cửa không đúng quy định, cuốn bụi từ bên ngoài vào khu vực sản xuất
Nhân viên không ý thức việc tuân thủ
Không có hệ thống kiểm soát việc thực hiện
Why 1
Why 2
Why 3
Why 4
Why 5
Hình 4.16: Mô hình 5 whys cho lỗi Taten Butsu (Bụi lấm chấm) và Butsu (Bụi) Công ty đã đưa ra nhiều quy định, thao tác hướng dẫn nhằm giảm thiểu bụi trong khu vực sản xuất như: quy định về trang phục, hướng dẫn khi vào phòng sạch, hướng dẫn thổi bụi, lăn bụi,... Trang phục lao động, nón, khẩu trang, giày đều là những sản phẩm chuyên dụng trong công nghiệp, không gây bụi vải và có tính năng khử tĩnh điện. Ngoài ra, dọc hành lang vào khu vực sản xuất có các thảm gai và ở các cửa ra vào đều có các thảm dính bụi. Để bước vào khu vực sản xuất phải qua 2 bước: khử tĩnh điện (đặt hai bàn tay lên bảng khử tĩnh điện), vào phòng thổi bụi và thực hiện các bước như hướng dẫn. Phòng này có sức chứa 3 người và có 2 cửa vào – ra. Hai cửa này chỉ được mở một trong hai do áp suất không khí của khu vực sản xuất nhỏ hơn khu vực bên ngoài nên không khí mang theo bụi sẽ di chuyển vào khu vực sản xuất. Nguyên tắc này cũng áp dụng đối với các cửa ra vào khác trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, công nhân không hoàn toàn thực hiện đúng như yêu cầu vì không có cơ chế kiểm soát việc thực hiện.
76
4.5.4. Lỗi Hajiki (Loang dầu)
Hajiki (Loang dầu) Đo lường Máy móc Con người Nguyên vật liệu Không có thiết bị đo độ ẩm trong phòng robot
Đầu súng sơn bám dầu và hơi nước
Không tuân thủ hướng dẫn thao tác Phương pháp Môi trường Nguyên liệu dính dầu/hơi nước Trong sơn có dầu/hơi nước Vỉ có dầu/hơi nước
Lau nguyên liệu không kỹ
Thời gian phun sơn ngắn Phòng robot gần
nguồn nước
Không có thiết bị hút hơi dầu và hơi nước
Có dầu/hơi nước trong Line Vô ý tiếp xúc với sản phẩm
77
Đầu súng sơn bám dầu và hơi nước
Trong không khí có dầu và hơi nước
Trong phòng robot có hơi dầu từ sơn, dầu bôi trơn băng chuyền, hơi nước từ nguồn
nước làm mát gần đó
Không có công cụ loại trừ 2 tác nhân này
Nhà quản lý chưa nghĩ đến việc trang bị thiết bị này
Nhà quản lý chưa nhận thức được hiệu quả thiết bị này mang lại
Why 1
Why 2
Why 3
Why 4
Why 5
Hình 4.18: Mô hình 5 whys cho lỗi Hajiki (Loang dầu)
Khu vực phòng robot (phòng phun sơn) được đặt rất gần nguồn nước làm mát của nhà máy. Ngoài ra súng phun còn gần với băng chuyền, nơi có thể sinh hơi dầu từ dầu bôi trơn. Chính vì vậy mà trong khu vực này chứa nhiều hơi nước và hơi dầu, lâu ngày các dạng hơi này sẽ bám lên đầu súng sơn gây ra lỗi Hajiki (loang dầu). Việc di dời nguồn nước sẽ tốn nhiều nguồn lực, chi phí và độ khả thi không cao. Việc đầu tư một công cụ có khả năng hút dầu và hơi nước sẽ đơn giản hơn và chi phí hợp lý hơn.
4.6. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC – KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Từ các nguyên nhân cốt lõi ở trên, tác giả cùng nhóm FMEA đã đề ra các giải pháp và kế hoạch thực hiện như ở bảng 4.16.
78
4.6.1. Lỗi Hadaare (Da nhăn nheo)
Nhận thấy việc thiết lập bảng hướng dẫn cho bảo quản sơn là cần thiết nên nhóm FMEA đã xúc tiến thực hiện ngay và đến nay giải pháp có thể xem là đã hoàn thành. Kết quả thực hiện chính là Bảng hướng dẫn thao tác khui và dán thùng sơn, không chỉ áp dụng cho sơn đã pha mà tất cả các loại sơn nguyên liệu, dung môi,… (Phụ lục 10)
Việc thực hiện giải pháp này góp phần làm giảm khả năng gây ra lỗi, đồng thời bổ sung vào tài liệu ISO để nhà quản lý có thể kiểm soát chặt chẽ hơn khi có quy trình, hướng dẫn cụ thể, công nhân dễ dàng thực hiện theo các bước quy chuẩn, nhân viên mới cũng dễ dàng học việc.
4.6.2. Lỗi Iromura (Khác màu)
Từ dữ liệu thu thập hàng ngày trong Biểu ghi chép điều kiện pha sơn – pha màu,
tác giả đã tính toán và tổng hợp thành bảng Định mức lượng sơn pha cho Nhóm 4 (Phụ lục 11)
Nếu giải pháp này cùng với giải pháp bảo quản sơn đề cập ở phần 4.6.1 được áp dụng thực hiện thì có thể sẽ làm giảm tỉ lệ của không chỉ lỗi Iromura mà còn nhiều lỗi khác. Việc giảm thiểu lượng sơn dư đồng thời cũng rất phù hợp với mục tiêu chất lượng của bộ phận đưa ra trong tài liệu ISO (Phụ lục 3)
Ví dụ cần sơn B/C 20,000 sản phẩm MQ-M6 Cap thì cách tính thành phần sơn như sau:
Bảng 4.14: Ví dụ cách tính khối lượng sơn cần pha
Mã sản phẩm Số lượng sản phẩm B/C Định mức sơn (g) Thành phần sơn MQ-M6 Cap 20,000 0.71 (± 0.12) VB2979U-42 (0.74) VB2979C-N2 100% 35% 0.71*20,000 = 14,200 g 14,200*100% = 14,200 g 14,200*35% = 4,970 g
Định mức sơn tra trong bảng Phụ lục 11 nhân với số lượng sản phẩm, con số này được nhân với phần trăm của các thành phần tương ứng. Như vậy để sơn B/C 20,000 sản phẩm MQ-M6 Cap ta cần pha 14.2 kg sơn VB2979U-42(0.74) với 4.97 kg sơn VB2979C-N2
4.6.3. Lỗi Taten Butsu (Bụi lấm chấm) – Butsu (Bụi)
Để kiểm soát việc thực hiện đóng – mở cửa ra vào đúng quy định, nhóm đã nghĩ đến việc lắp đặt camera quan sát trong các phòng thổi bụi. Căn cứ vào những hình ảnh thu lại được sẽ xử lý kỷ luật những công nhân vi phạm theo quy định của công ty. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ đánh vào tâm lý “sợ hãi” của công nhân mà không xuất phát từ ý thức. Từ đó sẽ có hiện tượng đối phó và “lách luật” khi nhà quản lý lơ là việc kiểm soát.
79
Poka-yoke (hay còn gọi là công cụ chống sai lỗi) có thể được xem như là một sự mở rộng của FMEA (EFC Corporation). Dựa trên ý tưởng poka-yoke là đi tìm công cụ hoặc phương pháp ngăn ngừa việc xảy ra sai lỗi, nhóm FMEA đã nghĩ đến giải pháp lắp đặt cửa ra vào đóng mở tự động. Như tìm hiểu ban đầu, hệ thống này được gọi là interlock. Hệ thống sẽ được lập trình sao cho khi một cửa đang mở thì các cửa khác sẽ đóng lại không mở được và khi đang có người trong phòng thổi bụi thì tất cả các cửa sẽ đóng.
Nếu giải pháp này được áp dụng sẽ hạn chế đáng kể bụi từ bên ngoài cuốn vào khu vực sản xuất. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa lắp đặt hệ thống này, hiện nay vẫn còn đang tìm hiểu và tìm nhà cung cấp.