Tình hình kiểm soát hiện tại – xây dựng thang đo DET và đánh giá khả

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ FMEA nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm tại CÔNG TY TNHH ASTEE HORIE VIỆT NAM (Trang 60)

năng phát hiện lỗi

Để thực hiện việc đánh giá chỉ số DET trước hết cần tìm hiểu phương pháp kiểm soát và phát hiện của từng lỗi. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia vị trí Supervisor bộ phận QC và Leader bộ phận Kiểm tra – cũng là thành viên nhóm FMEA để tìm hiểu các phương pháp kiểm soát hiện tại. Từ thông tin thu thập được, tác giả nhận thấy một số phương pháp kiểm soát hiện tại của công ty không phù hợp với thang đo trong các tài liệu tham khảo. Do đó, nhóm FMEA đã phải xây dựng thang đo DET phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Tác giả đã liệt kê các phương pháp kiểm tra hiện tại theo sự cố vấn của các thành viên nhóm FMEA. Tiếp theo, tác giả nhờ chuyên gia đánh giá mức độ của các phương pháp kiểm soát, điểm đánh giá sau đó được tính trung bình có trọng số. Kết quả điểm sẽ xếp theo thứ tự tương ứng với các mức độ của thang đo DET. Các chuyên gia tham gia xây dựng thang đo DET cũng là các thành viên nhóm FMEA, trong đó các thành viên ở bộ phận Kiểm tra và QC có trọng số cao hơn các thành viên còn lại. Chi tiết kết quả đánh giá các mức độ thang đo xem tại Phụ lục 5 và 6.Thang đo DET cuối cùng được thể hiện ở bảng 4.10.

Sau khi đã có thang đo, nhóm tiến hành đánh giá khả năng phát hiện của từng lỗi. Hội đồng chuyên gia đánh giá bao gồm 8 thành viên (bảng 4.9) từ các bộ phận Kiểm tra, QC và Sản xuất – là những người đã có kinh nghiệm nhận biết lỗi, đồng thời tham gia trực tiếp vào công việc kiểm tra và kiểm soát lỗi hàng ngày. Trọng số là như nhau với tất cả thành viên. Kết quả đánh giá điểm DET chi tiết xem Phụ lục 7.

Bảng 4.9: Danh sách hội đồng đánh giá khả năng phát hiện lỗi

STT Họ và tên Bộ phận Chức vụ Trọng số

1 Nguyễn Thị Ngọc Quyên Kiểm tra Leader 2 0.125 2 Hoàng Kim Huê Kiểm tra Leader 2 0.125 3 Nguyễn Thị Nhựt Linh Kiểm tra Leader 3 0.125 4 Nguyễn Văn Nghị Sản xuất A.Manager 0.125 5 Nguyễn Trần Thùy Hương QC Supervisor 0.125

6 Đoàn Thị Thu Hương QC Staff 0.125

7 Phạm Thị Liên QC Leader 3 0.125

49

Bảng 4.10: Thang đo đánh giá khả năng phát hiện DET

Điểm Khả năng phát hiện sai hỏng

Phương pháp lấy mẫu Phương pháp kiểm tra Khả năng phát hiện 100% Xác

suất Ngoại quan

Dụng cụ/ Phương pháp đo

10 Gần như không

phát hiện được

Hầu như không thể phát hiện, không có biện pháp để phòng ngừa

9 Rất bấp bênh  

Rất khó phát hiện bằng mắt thường, phải sử dụng công cụ chuyên dụng hoặc phương pháp đo thích hợp, đồng thời chỉ có thể kiểm tra xác suất

8 Bấp bênh   Có thể phát hiện ra lỗi bằng mắt thường nhưng chỉ sử dụng phương pháp kiểm tra xác suất

7 Rất thấp   

Rất khó phát hiện bằng mắt thường, không bắt buộc phải sử dụng dụng cụ/phương pháp đo nhưng nếu sử dụng thì khả năng phát hiện sẽ cao hơn

6 Thấp   Khó phát hiện bằng mắt thường và khó phân định thuộc loại lỗi này hay không

5 Vừa   Khó phát hiện bằng mắt kể cả khi so sánh với mẫu

giới hạn

4 Khá cao   Có thể phát hiện bằng mắt bằng cách so sánh với mẫu giới hạn

3 Cao   Dễ dàng phát hiện bằng mắt thường trong khoảng thời gian định mức cho phép (khoảng 10 giây)

2 Rất cao   Có thể phát hiện và loại bỏ ngay ở các công đoạn trong quá trình sản xuất

1 Gần như chắc

chắn  

Gần như có thể kiểm soát hoàn toàn, 100% lỗi được phát hiện

50

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ FMEA nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm tại CÔNG TY TNHH ASTEE HORIE VIỆT NAM (Trang 60)