Mô tả quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ FMEA nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm tại CÔNG TY TNHH ASTEE HORIE VIỆT NAM (Trang 49)

Để hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như giúp cho việc liệt kê các sai lỗi, mô tả quy trình sản xuất là cần thiết. Đây cũng là một bước trong quá trình thực hiện FMEA. Dựa trên tài liệu ISO thu thập được, lưu đồ quy trình sản xuất chung cho sản phẩm nhóm 4 được trình bày trong Phụ lục 2.

Kiểm tra nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào được cung cấp bởi chính khách hàng (Figla) là vật liệu bằng nhựa chưa qua sơn, in. Những lô hàng nguyên liệu vừa nhập về sẽ được bộ phận QC kiểm tra để quyết định có nhập kho hay trả lại nhà cung cấp. Việc kiểm tra này giúp loại bỏ những lô hàng bị lỗi nhiều trước khi đưa vào sản xuất, bởi sau khi sơn vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn những lỗi này trên thành phẩm. Phương pháp kiểm tra là xác suất lấy mẫu theo AQL.

Bộ phận Lắp ráp

Sau khi được QC kiểm tra, nguyên liệu được nhập vào kho để lưu trữ. Khi cần đưa vào sản xuất, bộ phận Lắp ráp sẽ xuất nguyên liệu để bắt đầu quá trình sản xuất. Đầu tiên, nguyên liệu được lắp vào đế sơn. Đế khác nhau đối với từng loại mã hàng. Sau khi được lắp vào đế , từng con hàng sẽ được lau qua bằng dung dịch hexan. Hexan là dung dịch có tác dụng loại bỏ lớp dầu, những vết dơ hay bụi trên nguyên liệu. Tất cả các thao tác không chỉ trong bộ phận Lắp ráp mà trong suốt quá trình sản xuất đều tránh không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm. Công nhân phải đeo bao tay ngón khi sản xuất, ngoài ra bao tay cũng phải rửa qua dung dịch hexan để loại bỏ bụi trên bao tay trước khi thao tác, khăn lau cũng làm bằng chất liệu đặc biệt để không tạo ra bụi.

Đầu ra của bộ phận lắp ráp là những con hàng đã được lắp đế và lau hexan đặt trên các vỉ hàng và đựng trong bọc nilon theo từng lô, tập trung tại khu vực bán thành phẩm chờ chuyển qua công đoạn sau.

Bộ phận Sơn

Công đoạn sơn bao gồm 4 bước: B/C (bottom coating), M/C (middle coating), T/C (top coating) và sơn kết tủa (thực chất là quá trình xi mạ bằng phương pháp kết tủa PVD). Không nhất thiết tất cả sản phẩm đều trải qua 4 bước trên mà tùy thuộc vào từng mã hàng, chẳng hạn như đối với nhóm 4 không qua bước sơn M/C mà chỉ có sơn B/C, sơn kết tủa và sơn T/C.

Mặc dù công thức sơn và điều kiện sơn đã được quy định cho từng loại mã hàng tuy nhiên vì chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng từ môi trường xung quanh luôn biến đổi và nhiều tác nhân khác nên trước khi sơn B/C và T/C đều phải qua công đoạn “test 5-patan” và “test 2 mâm” nhằm đảm bảo thông số được thiết lập cho ra sản phẩm gần giống nhất với yêu cầu của khách hàng.

“Test 5-patan” là quá trình chạy 5 điều kiện sơn khác nhau tạo ra 5 mức độ sơn từ dày đến mỏng. Có 05 con chip (mẫu thử hình vuông cạnh khoảng 2cm) được gắn trên các đầu pin của mâm, những con chip này sau khi qua các bước sơn thử nghiệm được gắn vào máy đo độ dày để lấy số liệu. QC sẽ cân nhắc để chọn mẫu thích hợp nhất (về độ dày, màu sắc,…) và sản xuất thử nghiệm trên 2 mâm dựa

38

trên thông số thiết lập của mẫu đó (công thức pha sơn, thông số lò nhiệt, lò UV…). Bộ phận QC tiếp tục đánh giá chất lượng sản phẩm trên số lượng của 2 mâm (khoảng 80 con hàng), dựa vào quy định tỉ lệ OK trên từng công đoạn để quyết định tiếp tục sản xuất hoặc tiếp tục test để cho ra sản phẩm gần với mẫu của khách hàng nhất. Chính vì điều kiện môi trường không cố định nên thời gian test hàng thường biến động và kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất. Ngay cả khi đã sản xuất số lượng lớn, QC vẫn phải giám sát liên tục bằng cách kiểm tra bất kỳ con hàng mỗi 30 phút.

Bộ phận Sơn kết tủa

Sơn kết tủa được thực hiện trong môi trường chân không khép kín, không bị ảnh hưởng nhiều bởi tác nhân bên ngoài nên không cần phải kiểm tra thử nghiệm. Hiện tại, công ty sơn kết tủa với vật liệu ban đầu là nhôm và thiếc. Đối với nhóm 4, sản phẩm được kết tủa nhôm.

Bộ phận In

Sau khi đã qua các bước sơn và kết tủa, tiếp theo là công đoạn In. Để vận hành một máy in có 2 công nhân, 1 người vận hành chính và người còn lại sẽ đặt con hàng vừa in vào khay đồng thời kiểm tra vị trí và chất lượng chữ in. Vì tốc độ in nhanh nên kiểm tra ở đây chỉ bằng ngoại quan nhằm phát hiện những lỗi cơ bản, dễ thấy để thông báo lại với người vận hành điều chỉnh kịp thời. Sau khi in, sản phẩm sẽ được sấy để mực khô nhanh và bám vào bề mặt.

Bộ phận Kiểm tra

Đến đây sản phẩm đã hoàn thiện tuy nhiên sản phẩm phải qua công đoạn kiểm tra 100% nhằm giảm thiểu lưu xuất sản phẩm lỗi đến tay khách hàng. Bộ phận Kiểm tra hầu hết chỉ kiểm tra ngoại quan bằng mắt chứ không sử dụng phương pháp đặc biệt.

Bộ phận QC

Sau khi qua bộ phận Kiểm tra, QC sẽ kiểm tra xác suất một lần nữa theo phương pháp lấy mẫu AQL. Tại đây, QC sẽ kiểm tra kết hợp nhiều cách khác nhau: ngoại quan, cắt chữ thập, phóng đại bằng kính lúp/hiển vi.

Bộ phận Đóng gói

Sản phẩm sau khi đã qua các bước kiểm tra được đóng gói và lưu kho chờ ngày xuất hàng.

39 Nguyên liệu Lắp vào đế sơn Lau hexan Sơn B/C Sấy Sơn kết tủa Sơn T/C In Sấy Kiểm tra thành phẩm Kiểm tra nguyên liệu

Công đoạn In Công đoạn Lắp ráp Công đoạn Kiểm tra nguyên liệu

Công đoạn Kiểm tra thành phẩm

Đóng gói

Nguyên liệu Công đoạn Đóng gói

Công đoạn Sơn

Hình 4.6: Quy trình sản xuất tóm tắt (nhóm 4)

Một phần của tài liệu Ứng dụng công cụ FMEA nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm tại CÔNG TY TNHH ASTEE HORIE VIỆT NAM (Trang 49)