Hình 3.4: Hình ảnh máy in pad
Công nghệ in pad còn có một tên gọi khác là in tampon. Kỹ thuật này đã có từ rất lâu khi dùng để in hoa văn trên men, gốm, sứ. Tuy nhiên mãi đến thập niên 60 của thế kỷ XX, công nghệ này mới được sử dụng rộng rãi khi máy in pad ra đời để phục vụ ngành công nghiệp in trang trí trên mặt đồng hồ Thụy Sĩ. Ngày nay công nghệ này là một trong những phương pháp in và trang trí trên các bề mặt, đặc biệt là trên vật liệu nhựa.
Những thành phần cơ bản của phương pháp in pad:
Bản in
22
Miếng pad
Lưỡi dao cạo
Bề mặt cần in
Hình 3.5: Quy trình in bằng công nghệ in pad
(Nguồn: pdsinternational)
Vật liệu bản in thường có 2 loại: nhựa nhạy sáng (photopolymer) hoặc thép, trong đó nhựa nhạy sáng được sử dụng nhiều hơn. Hình ảnh cần in được khắc laser hoặc khắc acid trên bản in có độ dày từ 25 – 30 micromet. Bản in có chức năng giữ mực in ở những vết khắc để miếng pad làm bằng cao su chuyển phần mực này sang bề mặt cần in.
Mực in được pha với dung môi. Sự bay hơi của dung môi trong mực in giúp cho mực in có khả năng bám dính. Máy in sẽ đè nén miếng pad tại vị trí hình ảnh trên bản in, khi đó phần mực được giữ trong những nét chạm khắc sẽ bám dính trên miếng pad. Máy sẽ di chuyển miếng pad này đến sản phẩm cần in, một lần nữa, khi chuyển động, dung môi bay hơi, làm cho mực thêm bám dính, khi chạm vào vật cần in sẽ để lại hình ảnh trên bề mặt đó. Cùng lúc đó, bản in sẽ được phủ đầy mực để lấp đầy mực trong các nét chạm khắc bằng chuyển động liên tục, nhịp nhàng của lưỡi dao cạo. Cơ chế này được lặp lại liên tục.
Phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ dày của vết khắc, mực in, điều kiện môi trường xung quanh, hình dáng, chất lượng, bề mặt, độ đàn hồi của miếng
23
pad, tốc độ của máy in… Do đó, trước khi in đều phải thử nghiệm nhiều lần để chất lượng hình ảnh trên sản phẩm ổn định nhất. Hiện tại công ty trang bị 6 máy in loại này.