Khái niệm phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

8. Bố cục của Luận văn

1.2. Khái niệm, ý nghĩa của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

1.2.1 Khái niệm phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, chƣa có khái niệm chính thức về phịng, chống tham nhũng, tất cả các nghiên cứu đang dựa trên những góc độ nghiên cứu khác nhau về tham nhũng để đƣa ra các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên căn cứ theo Từ điển Tiếng Việt “Phịng” là việc chuẩn bị trƣớc,”Chống” sẵn sàng đối phó với sự cố. Phòng, chống tham nhũng là việc trang bị trƣớc những hoạt động cần thiết, nhằm ngăn chặn những hành vi vụ lợi của ngƣời có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện công vụ đƣợc giao.

Trong bài viết của ThS Lê Thị Nga về “Khái quát quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tham nhũng” trong cuốn Pháp Luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn. Do nhà xuất

bản Tƣ pháp 2018 có nhận định “Phịng, chống tham nhũng là các biện pháp

mà nhà nước áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh hành vi tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng”[28].Hoạt động phòng, chống

tham nhũng bao gồm hai hoạt động đƣợc thực hiện song song là phòng ngừa tham nhũng và chống tham nhũng. Trong đó phịng ngừa tham nhũng là các biện pháp để phòng, ngăn ngừa các sự phát sinh và các yếu tố có thể tạo ra sự phát sinh các hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó là quá trình phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng đã phát sinh là quá trình tìm ra các hành vi tham nhũng thông qua các hoạt động nghiệp vụ nhất định, từ đó áp dụng các biện pháp trừng phạt của nhà nƣớc đối với chủ thể có hành vi tham nhũng, hoạt động này do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện nhƣ cơ quan thanh

tra, kiểm toán, điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ...

Theo GS.TS Nguyễn Đăng Dung, tham nhũng là “bệnh dịch” muốn chống tham nhũng phải hiểu được nguồn của mầm bệnh và cơ chế lây nhiễm của nó, từ đó có phương pháp phòng dịch phù hợp [1,tr 336]. Theo Giáo sƣ Dung vacxin hữu hiệu nhất để phòng, chống tham nhũng chính là phân cơng, phân nhiệm, phân quyền, cơng khai, minh bạch trong nhà nƣớc và nền báo chí tự do là một phƣơng thức làm sạch môi trƣờng tránh lây nhiễm. Vì vậy, nhà nƣớc pháp quyền phải có tiêu chí là một nhà nƣớc có chủ trƣơng, chính sách chống tham nhũng. Vắc xin để tiêm vào cơ thể nhà nƣớc, để đảm bảo có thể phịng, chống đƣợc dịch bệnh tham nhũng không thể nào khác hơn phải lấy “

Quyền lực đối trọng quyền lực” phải lấy tham vọng đối trọng với tham vọng,

dùng quyền lực của cơ quan này kiểm soát quyền lực của cơ quan kia. Để vắc xin đó đƣợc phát huy tối đa cơng dụng thì nó cần đƣợc quy định trong văn bản có hiệu lực pháp lý tối cao và các văn bản pháp luật, chỉ khi nhƣ vậy tất cả mọi ngƣời, không trừ bất cứ ai đều đƣợc tiêm vắc xin phòng dịch.

Việc xác định phòng, chống tham nhũng là hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc áp dụng là chƣa thật sự đầy đủ, khi luật phịng, chống tham nhũng 2018 đã cơng nhận hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tƣ tại Việt Nam. Vì vậy, phịng chống tham nhũng còn là hoạt động của các đƣợc áp dụng cả trong khu vực tƣ nhân và cả ngƣời dân. Nhƣ vậy, có thể hiểu “Phịng, chống

tham nhũng là tổng thể các biện pháp pháp lý – xã hội nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh hoặc các yếu tố làm phát sinh hành vi tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng”.

Phòng, chống tham nhũng có những đặc điểm nhƣ sau:

Thứ nhất: Là hệ thống biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đảm bảo thực hiện một cách thống nhất, bằng các biện pháp cưỡng chế. Luật phòng, chống tham

nhũng 2018 quy định các biện pháp phịng, chống tham nhũng nhƣ đẩy mạnh cơng khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, biện pháp về ngăn chặn xung đột lợi ích, kiểm sốt tài sản... tất cả các biện pháp đó đều đƣợc quy định cụ thể và bắt buộc thực hiện. Bất cứ hành vi vi phạm một trong những quy định đó đều phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Ngồi ra, các biện pháp phịng, chống tham nhũng còn đƣợc thể hiện trong các công ƣớc, hiệp định, hiệp ƣớc... mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai: Chủ thể áp dụng rộng bao gồm cả trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư. Với tính chất phức tạp và mức độ lan rộng của tham nhũng cả trong khu vực công và khu vực tƣ, mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xây dựng các biện pháp phòng, chống tham nhũng phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện của mình. Các biện pháp phịng, chống tham nhũng khi đƣợc các chủ thể áp dụng cần áp dụng một cách thống nhất, từ trên xuống dƣới, đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động

Thứ ba: Phòng, chống tham nhũng đòi hỏi quyết tâm của giai cấp cầm quyền và tồn dân. Sự tha hố của quyền lực chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hành vi tham nhũng, vì vậy kiểm sốt quyền lực nhà nƣớc là điều kiện đặc biệt quan trọng đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của nhà nƣớc. Vì vậy cần có quyết tâm và biến quyết tâm đó lan rộng ra thành quyết tâm phòng, chống tham nhũng của cả hệ thống chính trị, của bộ máy từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các cấp, các ngành và cả ngƣời dân. Tạo ra một sức mạnh tổng hợp toàn dân để đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Thứ tư: Phòng, chống tham nhũng mang bản chất xã hội. Tham nhũng

tại mỗi quốc gia và mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng, vì vậy việc phịng, chống tham nhũng cần có sự linh hoạt dựa trên tình hình kinh tế, xã hội của từng quốc gia mà có những biện pháp hữu hiệu. Ở Việt Nam, ngoài những biện pháp về xây dựng hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, chúng ta cần nâng cao

vai trò của các tổ chức xã hội, nhƣ Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đoàn thanh niên, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị-xã hội khác ... Để nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong công cuộc phịng ngừa và ngăn chặn tham nhũng. Ngồi ra, Việt Nam rất cần sự hợp tác của các quốc gia và các tổ chức quốc tế để hợp tác và hỗ trợ trong cơng tác phịng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)