Thu hồi lợi ích tham nhũng trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 73)

8. Bố cục của Luận văn

2.4.7. Thu hồi lợi ích tham nhũng trong ngành giáo dục

Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong giáo dục là hoạt động hết sức phức tạp, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám định... để xác định hành vi vi phạm cũng nhƣ thiệt hại xảy ra, công cụ, động cơ và mục đích của các chủ thể.

Hiện nay công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong giáo dục còn nhiều hạn chế, bất cập. Khi các hành vi đƣa, nhận hối lộ bằng vật chất giữa các chủ thể thƣờng không để lại dấu vết và khơng có minh chứng cụ thể, thƣờng đƣợc đẩy sang lợi ích phi vật chất. Điển hình nhƣ trong 3 tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hồ Bình, chỉ ở Hồ Bình tịch thu đƣợc 300 triệu / 1 tỷ tiền bị cáo đã tham nhũng đƣợc, còn ở các tỉnh khác cũng nhƣ các bị cáo khác đều đƣợc chuyển sang lợi ích phi vật chất, vì vậy q trình xác minh và thu hồi gặp nhiều khó khăn.

Trong quá trình tiến hành thẩm định và thu hồi tài sản, lực lƣợng chức năng chƣa thực sự quyết liệt trong việc thu hồi tài sản tham nhũng, chƣa làm hết trách nhiệm, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, thƣờng chỉ tập trung vào xác định hành vi, mà chƣa quan tâm đến kê biên tài sản, yêu cầu chứng minh biến động tài sản. Nhiều vụ việc nhập nhằng giữa tài sản của vợ hoặc chồng, con, anh em...

Trong khi đó các quy định về lợi ích phi vật chất còn hạn chế, chƣa rõ ràng, đặc biệt là các biện pháp thu hồi lợi ích phi vật chất theo phƣơng thức nào, thời hạn thu hồi của những lợi ích đó là bao lâu? Bồi thƣờng đối với ngƣời bị ảnh hƣởng bởi hành vi tham nhũng đó nhƣ thế nào, có đặt ra biện pháp bồi thƣờng hay không?

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 73)