8. Bố cục của Luận văn
3.2. Giải pháp tăng cƣờng phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng ngừa cũng nhƣ phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục.
a. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp phòng ngừa
Cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện thể chế tiến tới cải cách hành chính nền giáo dục: thực hiện cơng khai, minh bạch trình tự, thủ tục hành chính, tiêu chí tuyển dụng của các cơ quan, các cơ sở giáo dục. Đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và giáo viên thông qua đánh giá của ngƣời sử dụng dịch vụ nhƣ các phiếu đánh giá hoặc đánh giá online. Ban hành cơ chế và xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành tổ chức các cuộc thi bằng hình thức thi online trên máy tính đặc biệt là các kỳ thi quan trọng và thi tuyển dụng. Tiến hành việc thu và nhận hồ sơ tuyển dụng thơng qua các hình thức online, chuyển phát để hạn chế việc tiếp xúc giữa các chủ thể
Đẩy mạnh và phát triển kỹ thuật để hoàn thiện thủ tục hành chính điện tử, nâng cao chất lƣợng dịch vụ công trực tuyến, hạn chế tối đa sự tiếp xúc trực tiếp của các đối tƣợng có liên quan. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về học sinh, sinh viên, các phần mềm dùng chung, bảo đảm tính tƣơng thích và đồng bộ, để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của ngƣời đứng đầu, tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục.
Xác định rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thanh tra, kiểm tra trong việc quá trình kiểm tra, thanh tra cơ sở, thống nhất các quy định về giá trị pháp lý của các văn bản do cơ quan kiểm tra, thanh tra cung cấp, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả làm việc của cơ quan thanh, kiểm tra. Quy định về sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra, thanh tra với các cơ quan điều tra và cơ quan tiến hành tố tụng.
Xây dựng cơ chế bảo vệ ngƣời tố cáo đặc biệt là học sinh, nhà báo trên cơ sở phản ánh đúng và đầy đủ thông tin về hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục. Có chế tài thƣởng, phạt cơng minh để khuyến khích sự tham gia của báo chí trong hoạt động phịng ngừa tham nhũng.
a. Hồn thiện pháp luật về phát hiện và xử lý tham nhũng trong ngành giáo dục
Thứ nhất: Xây dựng các quy định về tiếp nhận, xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Đây là khâu quan trọng trong quá trình phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục, cần xác định rõ trách nhiệm tiếp nhận và xử lý ban đầu ở trƣờng học, cơ sở giáo dục hay cơ quan quản lý trực tiếp nơi có hành vi tham nhũng xảy ra. Đồng thời, quy định về trách nhiệm hƣớng dẫn ngƣời tố cáo gửi đơn tố cáo đúng quy định và đúng cơ quan có thẩm quyền. Từ đó các cơ quan tiếp nhận tin báo xác định có hay khơng có dấu hiệu của hành vi tham nhũng để chuyển cơ quan chức năng làm rõ, quá trình này cần đảm bảo bí mật thơng tin ngƣời tố cáo và bảo vệ ngƣời tố cáo khỏi các mối đe dọa
Thứ hai: Xác định rõ vai trò phối hợp điều tra của cơ quan thẩm định, giám định với các cơ quan điều tra. Cần quy định mang tính nguyên tắc về thời hạn giám định, quy chuẩn giám định, làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành chuyên quản lý về công tác giám định tƣ pháp, trách nhiệm công vụ của giám định viên khi thực hiện quyết định trƣng cầu giám định, khơng để tình trạng q trình giải quyết bị ùn tắc do công tác giám định, thẩm định.
Thứ ba: Xây dựng cơ chế đảm bảo thu hồi lợi ích tham nhũng hơn áp dụng các chế tài hình sự:
Việc tập trung áp dụng chế tài hình sự nhƣ hình phạt tù hoặc tử hình nhƣng khơng thu hồi đƣợc tài sản quốc gia bị thất thốt thì cũng khơng mang lại hiệu quả cao, xây dựng các quy định về khoan hồng đối với ngƣời bồi thƣờng thiệt hại hoặc giao nộp lại tài sản tham nhũng, đồng thời bắt buộc bồi
thƣờng thiệt hại và áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đƣợc có tính thực thi cao hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn trong cơng tác phịng ngừa và xử lý hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục.
Thứ tư: Xác định rõ chế tài có tính chất tước bỏ những lợi ích mà người thực hiện hành vi tham nhũng đã thực hiện hành vi vụ lợi. Những lợi ích phi vật chất cần đƣợc xác định và có cơ chế xử lý rõ ràng, việc thu hồi, tịch thu các lợi ích cần thực hiện theo trình tự nhất định, tránh trƣờng hợp bỏ lọt, khơng có chế tài điều chỉnh. Xây dựng quy trình về xác minh những lợi ích phi vật chất, căn cứ tƣớc bỏ những lợi ích do hành vi vụ lợi của các chủ thể thể thực hiện hành vi tham nhũng.