Đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 84)

8. Bố cục của Luận văn

3.2. Giải pháp tăng cƣờng phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở

3.2.2. Đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan quản lý giáo dục

Thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị góp phần xây dựng nền hành chính cơng vụ gọn nhẹ, đổi mới cơ chế phối hợp giữa các cơ quan dân cử, cơ quan hành pháp, tƣ pháp và các tổ chức chính trị xã hội nhằm phát huy dân chủ, sức mạnh tổng hợp trong lãnh đạo, điều hành của hệ thống các cơ quan hành chính thống nhất, thơng suốt từ tỉnh đến cơ sở trƣờng học

a.Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan hành chính trong ngành giáo dục

Đƣa giáo dục là một hoạt động dịch vụ công, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngƣời thi hành công vụ, giảm thiểu rủi ro đồng thời tối ƣu hoá lợi ích của cả xã hội. Ứng dụng sự phát triển khoa học trong thu nộp hồ sơ các dịch vụ, các dịch vụ giáo dục cần đƣợc thực hiện trực tuyến, online, cơng khai các trình tự thủ tục trên các cổng thông tin điện tử để mọi ngƣời dân đƣợc biết. Sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng để minh bạch hóa thu chi trong ngành giáo dục. Lắp đặt hệ thống camera tại các cơ quan hành chính

trong ngành giáo dục để phát hiện hành vi gây nhũng nhiễu trong thi hành công vụ

b.Đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan có chức năng thanh tra

Xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra nhà nƣớc nói chung và thanh tra chuyên ngành trong ngành giáo dục nói riêng hoạt động độc lập trong tổ chức và hoạt động, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch thanh tra tại các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục không chịu sự chi phối của bất kỳ cơ quan nào. Đội ngũ cán bộ,chuyên viên thanh tra đƣợc đào tạo nghiệp vụ đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ và phối hợp với cơ quan điều tra trong xác định hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục. Đồng thời đảm bảo giá trị của kết luận thanh tra trong quá trình điều tra, thống nhất về quy trình và hoạt động của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra,kiểm toán và cơ quan tố tụng, tránh chồng chéo chức năng.

3.2.3. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

a.Tăng cường sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước trong ngành giáo dục

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tại các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cơ quan đánh giá chất lƣợng giáo dục về năng lực chun mơn thanh tra, kiểm tra, đảm bảo tính cơng minh, dân chủ và độc lập trong quá trình thực hiện cơng vụ thống nhất và có sự phối hợp giữa các cơ quan.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các cơ quan, cơ sở giáo dục theo kế hoạch đã đề ra. Xây dựng một hệ thống giám sát và đánh giá độc lập cho việc đảm bảo chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng giáo dục: Hệ thống này tiến hành kiểm tra, giám sát một cách độc lập, thƣờng xuyên đối với cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi giám sát giúp phát hiện những hành vi sai phạm, những cơ quan này cần đƣợc thành lập và hoạt

động độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan hay chủ thể nào, chịu trách nhiệm về kiểm định đánh giá chất lƣợng giáo dục thơng qua các hình thức cụ thể. Những đánh giá này đƣợc công khai để ngƣời dân đƣợc biết và có thể đƣợc coi là tiêu chí phân bổ ngân sách, thu hút học sinh

b. Tăng cường sự giám sát của các tổ chức xã hội, đồn thể, cơng đồn, hội phụ huynh học sinh.

Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám sát, theo dõi từ dƣới lên trên, theo dõi thông qua mặt trận tổ quốc, cơng đồn, học sinh, phụ huynh học sinh và ngƣời dân, họ chính là những ngƣời sử dụng các dịch vụ giáo dục, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của giáo viên cũng nhƣ học sinh. Để hạn chế những nghi ngờ về tính hiệu quả của cơng tác kiểm tra từ trên xuống dƣới, sự giám sát, theo dõi của ngƣời dân cần có các cơ chế bảo vệ và tạo điều kiện để thực hiện các quyền giám sát và kiểm tra của ngƣời dân đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và hiệu quả.

Tăng cƣờng vai trò đại diện của hội phụ huynh. Tạo điều kiện để ban đại diện hội phụ huynh đƣợc làm đúng vai trị, trách nhiệm của mình trong việc giám sát hoạt động của nhà trƣờng, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của hội phụ huynh trong việc thực hiện các kế hoạch đầu tƣ và mua sắm trang thiết bị trƣờng học cũng nhƣ công tác đánh giá chất lƣợng trƣờng học.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 82 - 84)