Các biện pháp cơ bản phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 42)

8. Bố cục của Luận văn

1.2. Khái niệm, ý nghĩa của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

1.2.4 Các biện pháp cơ bản phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

dục ở Việt Nam hiện nay

Phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục phải tiến hành thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời.

a, Các biện pháp phòng ngừa

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong ngành giáo dục là tổng thể các biện pháp của nhà nƣớc và xã hội nhằm giảm thiểu cơ hội và khả năng tham nhũng của các chủ thể có chức vụ, quyền hạn trong ngành giáo dục, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất: Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của các cơ quan nhà nước và sự giám sát của xã hội. Thông qua công tác thanh

tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giải quyết tố cáo, tin báo về tội phạm và kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu trong cơng tác phịng ngừa tham nhũng hiện nay. Các hoạt động thanh, kiểm tra giúp phát hiện sớm hành vi tham nhũng, làm tăng nguy cơ và tính rủi ro của hành vi tham nhũng trong giáo dục.

Tăng cƣờng tính độc lập của cơ quan thanh tra trong ngành giáo dục nhất là trong việc ra tổ chức thanh tra, kiểm tra trên cả khu vực trƣờng công và trƣờng tƣ thục, tổ chức thanh tra đối với đơn vị cung cấp dịch vụ giáo dục, các kết luận thanh tra, kiểm tra,kết luận kiểm định chất lƣợng giáo dục phải đƣợc công bố trên các trang thông tin điện tử để mọi ngƣời đƣợc biết

Sự giám sát của cơng đồn, ban đại diện cha mẹ học sinh, học sinh hay ngƣời dân là một trong những tiêu chí đánh giá chất lƣợng giáo dục của các đơn vị cung cấp. Tăng quyền hạn và trách nhiệm giám sát hoạt động của nhà trƣờng của cơng đồn và ban đại diện cha mẹ học sinh, khiến nó trở thành nghĩa vụ giám sát.

Thứ hai: Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục.

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu và hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ hội tham nhũng trong ngành giáo dục. Công khai, minh bạch thông tin về thủ tục và trình tự hoạt động, tiêu chí tuyển sinh, tuyển dụng trên các trang thông tin điện tử và niêm yết tại các cơ quan, cơ sở giáo dục, trong thời hạn nhất định để ngƣời dân đƣợc biết, thông qua hoạt động công khai, minh bạch thông tin sẽ tạo điều kiện để ngƣời dân cũng nhƣ toàn xã hội dễ dàng đƣợc biết và hiểu về quyền, nghĩa vụ của mình trong các hoạt động cơng vụ từ đó chủ động tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội tham gia vào việc phòng, chống hành vi tham nhũng trong giáo dục hiện nay nhƣ cho phép tiến hành thu và nộp hồ sơ online, nộp các khoản phí và lệ phí thơng qua tài khoản ngân hàng để kiểm soát thu chi. Đẩy mạnh tiến hành thi online trên máy tính trong các kỳ thi và đặc biệt là thi tuyển dụng đảm bảo tính minh bạch và tiết kiệm chi phí cũng nhƣ tránh tình trạng lạm dụng để tham nhũng

Một yêu cầu đặt ra là minh bạch trong kê khai tài sản và kiểm soát tài sản cán bộ, công chức ngƣời giữ chức vụ quản lý trong ngành giáo dục, ngƣời đứng đầu các cơ quan, xác minh tính chính xác của ngƣời có nghĩa vụ kê khai trong thời gian nhất định tránh tình trạng tấu tán hoặc hợp thức hố tài sản. Ngồi ra, việc cơng khai,minh bạch các khoản thu chi của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục cũng cần đƣợc đảm bảo,tránh tình trạng tham nhũng.

Trong q trình thực hiện cơng vụ, ngƣời đứng đầu các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục thực hiện giải trình với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan có liên quan, cũng nhƣ các tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải trình,

nhất là giải trình trƣớc học sinh và phụ huynh học sinh về các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan mình quản lý

Thứ ba: Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh tốn trong lĩnh vực giáo dục nhằm phịng ngừa tham nhũng

Sử dụng các phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên để có thể hệ thống hố các thơng tin, đồng thời sử dụng sổ liên lạc điện tử không chỉ là hình thức thơng báo điểm học tập, mà để công khai,minh bạch các khoản thu chi, các chƣơng trình ngoại khóa hay hoạt động của nhà trƣờng.

Đẩy mạnh hoạt động của bộ phận một cửa và một cửa liên thông giảm thiểu các chi phí phát sinh và tiết kiệm thời gian của ngƣời dân khi sử dụng dịch vụ công trong ngành giáo dục. Sử dụng tài khoản ngân hàng để thu chi các loại phí và lệ phí, giao dịch điện tử, đặc biệt là chi trả lƣơng, khoản trợ cấp thông qua tài khoản ngân hàng.

Thứ tư: Ban hành bộ quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong ngành giáo dục.

Hệ thống quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung là những chuẩn mực xử sự của cán bộ, cơng chức, viên chức trong q trình thi hành cơng vụ và trong quan hệ xã hội, bộ quy tắc, bao gồm những điều đƣợc làm và những điều không đƣợc làm theo từng nhóm đối tƣợng khác nhau,nhằm tiến tới sự liêm chính và phục vụ nhân dân.

Ngồi ra, quy tắc đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực xử sự mang tính đặc thù của từng nghề, đảm bảo tính liêm chính và trung thực trong q trình hành nghề mà mỗi hội viên đều phải tuân theo.

b, Các biện pháp phát hiện tham nhũng trong ngành giáo dục

Phát hiện tham nhũng trong ngành giáo dục là việc tìm ra các hành vi tham nhũng để áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời, đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chống tham nhũng và đƣa ra các biện pháp kịp thời để hạn chế những thiệt hại xảy ra.

Chủ thể tham gia hoạt động phát hiện tham nhũng rất rộng, không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan có chức năng thanh tra, điều tra, giám sát, kiểm tốn, mà cịn cần sự tham gia của các tổ chức xã hội và cơng dân.

Luật phịng, chống tham nhũng 2018 đã quy định việc phát hiện tham nhũng thông qua các công tác sau:

Thứ nhất: Công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Thơng qua các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên hoặc kiểm tra đột xuất, ngƣời đứng đầu các cơ quan quản lý giáo dục có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình. Đây là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện vụ việc tham nhũng, góp phần phát hiện những dấu hiệu ban đầu của các vi phạm và những dấu hiệu khơng bình thƣờng trong hoạt động quản lý. Bên cạnh đó cơng tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trong đó gắn trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thứ hai: Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán: Đây là hoạt động chủ yếu và hiệu quả nhất trong quá trình phát hiện tham nhũng. Thông qua các cơ quan dân cử, đại biểu nhân dân để giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục cũng nhƣ các cơ sở giáo dục. Thông qua hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành của bộ giáo dục và đào tạo, các sở và phòng giáo dục và đào tạo về hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục.

Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với hoạt động của các cá nhân giữ chức vụ quản lý, ngƣời đứng đầu đơn vị về việc thực hiện cơng vụ đồng thời u cầu giải trình khi có sự việc chƣa rõ ràng,

Thứ ba: Thơng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng:

Đây là biện pháp quan trọng trong phát hiện hành vi tham nhũng, từ đó cá nhân, tổ chức báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nƣớc , quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Thông qua hoạt động tố cáo của học sinh, phụ huynh học sinh, ngƣời dân hay chính những tổ chức xã hội nhƣ cơng đồn, đồn thanh niên, hội sinh viên, ban đại diện cha mẹ học sinh khi phát hiện hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục.

c, Biện pháp xử lý tham nhũng trong ngành giáo dục

Xử lý tham nhũng là một hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực của mọi cơ quan, tổ chức đặc biệt là các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, điều tra và giám sát cũng nhƣ sự tham gia của ngƣời dân. Việc xử lý hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục khơng chỉ có tính trừng phạt ngƣời có hành vi vi phạm, mà cịn mang tính chất răn đe, làm gƣơng cho những ngƣời đã và đang có hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục và cả các ngành, lĩnh vực khác. Xử lý tham nhũng trong ngành giáo dục đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất: Các biện pháp về xử lý người có hành vi tham nhũng: Căn cứ

theo điều 92 Luật phòng chống tham nhũng 2018 và Bộ luật hình sự 2015 ngƣời có hành vi tham nhũng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chúng ta vẫn áp dụng chế tài hình sự với cách xử phạt nghiêm khắc, thể hiện thiên về trừng trị, hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 chế tài nặng nhất áp dụng đối với tội phạm tham nhũng là tử

hình. Ngồi ra còn áp dụng các chế tài nhƣ xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt khác nhau tùy theo mức độ vi phạm. Đồng thời, hệ thống chế tài xử lý kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi tham nhũng nhƣ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lƣơng, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đƣợc coi là một trong những hình thức phổ biến nhất, đây cũng đƣợc coi là một trong những hình phạt bổ sung đối với ngƣời có hành vi tham nhũng.

Thứ hai: Xử lý tài sản tham nhũng. Tài sản tham nhũng phải đƣợc thu hồi và trả lại cho chủ sở hữu, ngƣời quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Đây là q trình khó khăn và phức tạp trong việc xử lý tham nhũng, khi chế tài xử lý của nƣớc ta còn thiên về trừng trị nhiều hơn là cơ chế phòng ngừa và thu hồi tài sản tham nhũng, xác định chính xác tài sản tham nhũng để thực hiện công tác thu hồi. Theo đó, tài sản tham nhũng sẽ đƣợc xử lý theo các hình thức sau:

Thu hồi và trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp: Khuyến khích việc bù đắp thiệt hại, giao nộp lại tài sản tham nhũng của ngƣời có hành vi tham nhũng. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vụ án, giám định thiệt hại để hạn chế việc tẩu tán tài sản tham nhũng, giảm đến mức tối thiểu thiệt hại xảy ra, để trả cho chủ sở hữu. Trong giai đoạn này cần xác định rõ tài sản tham nhũng đó thuộc dạng thu hồi để trả lại cho chủ sở hữu, ngƣời quản lý hợp pháp hay thuộc về tịch thu tài sản.

Tịch thu tài sản tham nhũng: Đẩy mạnh cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, xác định rõ nguồn gốc thu nhập, để xác định tài sản tham nhũng. Tránh tình trạng tấu tán tài sản tham nhũng gây thất thoát cho ngân sách nhà nƣớc.

Việt Nam hiện nay là thành viên của Hiệp ƣớc chống tham nhũng của Liên hợp quốc, nên Việt Nam có quyền và nghĩa vụ hợp tác với chính phủ

nƣớc ngồi trong việc thu hồi tài sản của Việt Nam hoặc của nƣớc ngoài bị tham nhũng. Nhƣ vậy, bất cứ tài sản tham nhũng dù là của Việt Nam hay của nƣớc ngoài, trên lãnh thổ Việt Nam hay ở nƣớc ngoài đều bị thu hồi và xử lý theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia trên cơ sở hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Bên cạnh những biện pháp có tính trừng trị đối với ngƣời có hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng còn có các các biện pháp phịng, ngừa, triệt tiêu điều kiện tham nhũng nhƣ các biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn hoặc làm một số cơng việc nhất định có thể làm nảy sinh hành vi tham nhũng trong một khoảng thời gian nhất định

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)