Căn cứ pháp lý về phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)

8. Bố cục của Luận văn

1.2. Khái niệm, ý nghĩa của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

1.2.3. Căn cứ pháp lý về phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở

Việt Nam hiện nay

Nhận thức đƣợc nguy cơ và mối nguy hiểm của tham nhũng đối với sự phát triển của đất nƣớc, ngay từ những ngày đầu lập nƣớc quyết tâm đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong mọi lĩnh vực đã đƣợc Đảng và nhà nƣớc ta quan tâm và ban hành các biện pháp phòng ngừa kết hợp ngăn chặn hành vi tham nhũng, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Từ những năm 1990 Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách phịng, chống tham nhũng và đang có những sự thay đổi để phù hợp với tình hình phát triển của đất nƣớc.

Hiến pháp 2013 khẳng định quyền con ngƣời là quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền học tập, quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do ngôn luận và công nhận quyền tố cáo là quyền cơ bản của công dân. Đây là quy định nền tảng, căn cứ thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục. Nhƣ vậy các chiến lƣợc phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc các chủ thể bình đẳng về cơ hội tiếp cận các thiết chế, các dịch vụ công trong ngành giáo dục

Trên tinh thần của Hiến pháp 2013 và tình hình thực tiễn Luật phịng, chống tham nhũng 2018 có những quy định mới về các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay nhƣ: Ngoài việc mở rộng phạm vi chủ thể của hành vi tham nhũng ra khu vực tƣ, để phù hợp với các quy định

của BLHS 2015 và một số hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Từ đó chủ thể của cơng tác phịng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục mở rộng ra khu vực tƣ bao gồm các trƣờng tƣ thục và trƣờng tƣ thục khơng vì lợi nhuận. Luật phịng, chống tham nhũng 2018 cịn có một số điểm mới về kiểm sốt xung đột lợi ích đƣợc quy định tại điều 23, đây sẽ là căn cứ quan trọng góp phần đảm bảo tính khách quan trong các kỳ thi, khi hạn chế xung đột lợi ích giữa những ngƣời trong hội đồng tuyển sinh và hội đồng tuyển dụng trong ngành giáo dục. Điều 31 và điều 46 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 đã quy định một số nội dung đảm bảo cơng tác của cơ quan kiểm sốt tài sản, việc mở rộng đối tƣợng có nghĩa vụ kê khai tài sản nhƣng thu hẹp đối tƣợng phải kê khai hàng năm, đảm bảo tính minh bạch và tránh kê khai hình thức, kê khai nhƣng khơng kiểm sốt đƣợc nội dung kê khai. Đồng thời phân cho một số cơ quan làm đầu mối kiểm soát tài sản, thu nhập vừa đảm bảo tính thu gọn bộ máy, tinh giản biên chế, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động chính của các cơ quan này. Ngồi ra, Luật phịng, chống tham nhũng 2018 quy định về bảo vệ ngƣời tố cáo và về việc báo cáo tham nhũng, bổ sung tại điều 5 về quyền phản ánh và bảo vệ ngƣời phản ánh (điều 67). Nhƣ vậy, hạn chế việc ngƣời khiếu nại, tố cáo, ngƣời phản ánh bị trả thù, trù dập, khuyến khích mọi ngƣời dân tham gia tố cáo tội phạm tham nhũng.

Với quyết tâm nâng cao chất lƣợng giáo dục trƣớc tiên phải đẩy lùi tham nhũng trong ngành giáo dục, Luật giáo dục 2019 và Luật giáo dục đại học sửa đổi bổ sung 2018 đã có nhiều điểm mới về phịng, chống tham nhũng. Ngồi những quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động, quy định về trách nhiệm ngƣời đứng đầu và các biện pháp xử lý hành vi tham nhũng. Đã có một số điểm mới trong tổ chức và hoạt động của ngành giáo dục, đặc biệt đã ban hành những quy định nhằm phòng ngừa, hạn chế cơ hội thực hiện hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục. Nhƣ việc quy định về đa dạng sách giáo

khoa để tránh tình trạng độc quyền xuất bản sách giáo khoa gây ra sự lãng phí trong in ấn. Cùng với đó là việc ban hành quy định cụ thể về các khoản thu khơng chính thức, nghiêm cấm giáo viên lợi dụng tài trợ, ủng hộ để ép buộc đóng góp, để phù hợp với các thơng tƣ khác về đóng góp của học sinh, sinh viên. Một điểm mới đáng chú ý là để đảm bảo cán bộ, giáo viên đƣợc n tâm cơng tác, và tạo mơi trƣờng khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong giáo dục, Luật giáo dục 2019 đã ban hành quy định mới về chế độ tiền lƣơng của giáo viên, theo đó khơng cịn chế độ lƣơng theo thâm niên mà đƣợc xác định dựa trên tiêu chí về vị trí việc làm.

Dƣới góc độ bảo về quyền con ngƣời, Luật tiếp cận thông tin 2016 và Luật tố cáo 2018 đƣợc ban hành cũng đã và đang giải quyết đƣợc rất nhiều vấn đề liên quan đến việc công khai, minh bạch thông tin, đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân đƣợc tiếp cận quy trình thủ tục hành chính, hạn chế sự nhũng nhiễu của các quan chức. Đẩy mạnh q trình xây dựng chính phủ điện tử. Mở rộng hệ thống dữ liệu học sinh, sinh viên quốc gia để dễ dàng kiểm soát cũng nhƣ điều chế các chính sách phù hợp với từng đối tƣợng. Tạo điều kiện và khuyến khích ngƣời dân tìm hiểu về các quy định về dịch vụ cơng và các quy định của pháp luật, tăng cƣờng sự giám sát của ngƣời dân trong hoạt động cung cấp dịch vụ cơng.

Ngồi các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, BLHS 2015 quy định khá chi tiết và cụ thể về các hình thức xử lý tham nhũng với những chế tài nghiêm khắc bao gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật, đƣợc áp dụng nghiêm khắc nhằm nghiêm trị ngƣời vi phạm và giáo dục, răn đe xã hội.

Bên cạnh những luật quy định chung nhất về các biện pháp phòng, chống tham nhũng, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành các văn bản dƣới luật

mang tính chi tiết và cụ thể trong hoạt động để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục nhƣ: Thông tƣ 17/2012/TT BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm học thêm, thông tƣ này đƣa ra những nguyên tắc cấm giáo viên ép học sinh phải đóng tiền và đến các lớp học thêm, và những trƣờng hợp không đƣợc dạy thêm.

Để tránh tình trạng lạm thu trong trƣờng học, tại thông tƣ 55/2011/TT BGDĐT ban hành về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, Nghị định 86/2015/NĐ- CP quy định về cơ chế thu và quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021. Thông tƣ 16/2018/TT BGDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Từ đó quy định chi tiết các khoản thu đƣợc phép thu và nhiệm vụ, quyền hạn thu của từng cơ quan, tổ chức, tránh tình trạng lạm thu, chồng chéo.

Thông tƣ 35/2010/ TT BGDĐT ban hành ngày 14/12/2020 và thông tƣ 33/ 2015/TT- TT BGDĐT ngày 30/12/2015 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ 35/2010/ TT TT BGDĐT quy định danh mục các vị trí cơng tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục. Nhằm tránh tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ quản lý cũng nhƣ tình trạng bè phái trong cơ quan. Ngày 24/12/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2010/ NĐ CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Từ đó tạo cơ chế phân cấp quản lý về giáo dục đối với các bộ, uỷ ban nhân dân các cấp, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ chế tự chủ về quản lý giáo dục ở các cấp.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)