Khái niệm phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)

8. Bố cục của Luận văn

1.2. Khái niệm, ý nghĩa của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

1.2.2. Khái niệm phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

Phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục hiện đang là một vấn đề nóng, đƣợc sự quan tâm của khơng chỉ các nhà nghiên cứu mà cịn cả xã hội Việt Nam. Khi tiến hành nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, Thạc sĩ Hoàng Anh Tuấn đã chỉ ra khái niệm “Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục là hệ thống các biện pháp của nhà nước, của ngành giáo dục và của xã hội nhằm đề phịng và ngăn ngừa tham nhũng, tìm ra ngun nhân phát sinh tham nhũng và áp dụng các biện pháp loại trừ tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục [23]”.

Đặc trƣng của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

Thứ nhất: Chủ thể bao gồm cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành giáo dục và người sử dụng dịch vụ giáo dục trong cả khu vực trường công và trường tư : Ngoài chủ thể là các cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan chức năng

và các cơ sở giáo dục, phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục còn bao gồm hoạt động của các tổ chức xã hội nhƣ hội sinh viên, đồn thanh niên, cơng đồn, ban đại diện cha mẹ học sinh, đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh. Vì vậy phịng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục cần tập trung điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể này và cần đảm bảo thực hiện đồng bộ trên thực tế.

Thứ hai: Phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục cần xác định rõ hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục để tránh nhầm lẫn trong nhận

thức của người dân: Luật phòng chống tham nhũng 2018 đã chỉ rõ những hành vi tham nhũng và xác định hành vi đƣa hối lộ, mơi giới đƣa hối lộ… cũng là một hình thức tham nhũng, vì vậy trong các chiến lƣợc phịng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục cần đƣa các hành vi đƣa hối lộ, môi giới đƣa hối lộ…là hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi này.

Thứ ba: Các biện pháp pháp lý và xã hội được thực hiện đồng bộ ở cả khu vực công và khu vực tư. Trƣờng tƣ thục và trƣờng tƣ thục không vì lợi nhuận, tự chủ trong giáo dục đại học ngày càng đƣợc mở rộng và phát triển, cùng với đó là những vấn đề phát sinh trong quản lý và hoạt động của các trƣờng tƣ đang trở thành vấn đề khá phức tạp. Vì vậy, cơng tác phịng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục cần thực hiện trong cả khu vực cơng và khu vực tƣ để đảm bảo tính đồng bộ và không bỏ lọt tội phạm tham nhũng

Thứ tư: Bao gồm các biện pháp phòng ngừa và biện pháp phát hiện xử lý, trong đó lấy cơng tác phịng ngừa làm nền tảng: Với nhận định chi phí của

các biện pháp phịng ngừa ln thấp hơn so với các biện pháp xử lý trong khi một số hậu quả của hành vi tham nhũng xảy ra rất khó khắc phục và có thể khơng thể khắc phục đƣợc. Vì vậy khi xây dựng các chiến lƣợc phịng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở Việt Nam chúng ta ln đề cao các biện pháp phịng ngừa, để hạn chế tối đa cơ hội tham nhũng. Tạo ra một môi trƣờng giáo dục trong sạch, đảm bảo an toàn cho ngƣời dạy và học, các biện pháp phòng ngừa cần ngăn chặn sự phát sinh tham nhũng và cả các yếu tố làm phát sinh hoặc có thể làm phát sinh tham nhũng trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, khi xảy ra tham nhũng, các biện pháp phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh rất đƣợc quan tâm, nhằm khắc phục những hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.

Nhƣ vậy, có thể thấy “phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

là tổng hợp các biện pháp pháp lý - xã hội được nhà nước, ngành giáo dục và cả xã hội thực hiện nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự phát sinh hoặc các yếu tố làm phát sinh hành vi tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong ngành giáo dục”.

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)