Yêu cầu của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)

8. Bố cục của Luận văn

1.2. Khái niệm, ý nghĩa của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

1.2.5. Yêu cầu của phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục

a, Các biện pháp cần xây dựng trong có hệ thống, nhất quán và đảm bảo tính thực thi trên trên thực tế.

Cần xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục đảm bảo công bằng, công khai, ổn định và đƣợc áp dụng một cách bình đẳng giữa các chủ thể, đặc biệt là nhóm yếu thế, đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục của con ngƣời. Mọi hoạt động của các chủ thể đều phải tuân theo quy định của pháp luật theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục đã đƣợc xây dựng, dƣới sự giám sát của cơ quan quản lý trực tiếp, các cơ chức năng và sự giám sát của ngƣời dân, học sinh và phụ huynh học sinh.

b, Hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục cần công khai, minh bạch, gắn liền với trách nhiệm giải trình của người đứng đầu.

Tất cả các hoạt động từ quá trình xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá tác động hay các hoạt động về tuyển sinh, tuyển dụng… liên quan đến hoạt động của các chủ thể đều phải đƣợc chủ động công khai đầy đủ, kịp thời và có hệ thống đáp ứng nhu cầu thông tin của học sinh và phụ huynh

học sinh cũng nhƣ ngƣời dân dƣới các dạng thức dễ hiểu, dễ tiếp cận để mọi ngƣời thực hiện quyền giám sát của mình. Khơng chỉ cơ quan quản lý giáo dục mà cả các cơ sở giáo dục công lập, cơ sở giáo dục tƣ thục cũng cần thực hiện giải trình hƣớng lên trên và giải trình hƣớng xuống dƣới (trƣớc cơng chúng)

c, Các biện pháp phịng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục cần kịp thời và hiệu quả.

Khi xây dựng các chƣơng trình, chính sách phát triển giáo dục cũng nhƣ các biện pháp phòng, chống tham nhũng cần đảm bảo các nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời học, cải cách thủ tục hành chính đảm bảo rút ngắn thời gian và công sức khi sử dụng các dịch vụ giáo dục. Đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức có đủ năng lực chun mơn khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực có sẵn đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Xã hội hoá một số dịch vụ giáo dục để nâng cao hiệu quả của việc cung ứng các dịch vụ.

d, Thu hút sự tham gia của người dân và tạo được sự đồng thuận của nhân dân

Các biện pháp phòng, chống tham nhũng thúc đẩy đƣợc sự tham gia của các tổ chức xã hội, ngƣời dân đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh trên cả hai hình thức tham gia trực tiếp và tham gia gián tiếp. Để bảo đảm sự tham gia hiệu quả của ngƣời dân và xã hội địi hỏi q trình cơng khai, minh bạch thông tin phải mạnh mẽ, ngƣời dân có những năng lực nhất định để có thể nhận định, đánh giá các vấn đề tham nhũng trong ngành giáo dục, đồng thời nhà nƣớc, các cơ sở giáo dục cần xây dựng cơ chế tiếp thu và xử lý kịp thời và hiệu quả. Từ đó thúc đẩy sự thống nhất về lợi ích chung của các thành viên trong xã hội khi xây dựng một nền giáo dục trong sạch, vững mạnh, tiến tới xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững tạo sự gắn kết giữa các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 42 - 44)