Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 25 - 27)

1.2. Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong

vực văn hóa

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa chính trong lĩnh vực văn hóa

Trong các hình thức thực hiện pháp luật là tuân theo, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật là hình thức cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất, phần lớn các quy định của pháp luật chỉ có thể được thực iện thơng qua các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền.

Trong các sách báo pháp lý của Việt Nam, khái niệm áp dụng pháp luật được đề cập đến trong nhiều tác phẩm với nội dung có những điểm khác nhau nhất định. Đa số các nhà nghiên cứu coi áp dụng pháp luật chỉ là một trong các hình thức thực hiện pháp luật, song có nhà nghiên cứu lại coi áp dụng pháp luật đồng nghĩa với thực hiện pháp luật, tức là bao gồm tất cả các hình thức thể hiện của pháp luật. Trên cơ sở tìm hiểu các quan niệm khác nhau về áp dụng pháp luật, người viết hoàn toàn ủng hộ quan niệm của đa số các tác giả, tức là coi áp dụng pháp luật là một trong các hình thức thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Theo đó, có thể định nghĩa áp dụng pháp luật như sau:”Áp dụng

pháp luật là loạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hoá quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể, đối với cá nhân, tổ chức cụ thể”.

Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:

1) Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;

2) Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;

3) Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật; 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền...

Áp dụng pháp luật có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước.

Hoạt động áp dụng chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó chỉ có thể áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.

Hoạt động áp dụng pháp luật là sự tiếp tục thể hiện ý chí của nhà nước, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, đuợc thể hiện một cách cụ thể trong các trường hợp cụ thể.

Khi áp dụng pháp luật, trên cơ sở các quy định của pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định này chủ yếu thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền áp dụng mà khơng phụ thuộc vào ý chí của đối tượng áp dụng. Các mệnh lệnh, quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhà nước sẽ được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức chủ thể có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp luật, do vậy, hoạt động này

phải được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định.

Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã hội hay là hoạt động nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật hiện hành vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo

Bởi vì, các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ việc xảy ra trong thực tế vô cùng đa dạng, phong phú và phức tạp. Do vậy, muốn đưa ra được một quyết định “thấu tình, đạt lý” để giải quyết vụ việc thì cần có sự sáng tạo của người áp dụng.

Từ các phân tích trên, ta có được khái niệm áp dụng pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa như sau:

Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là hoạt động thực hiện pháp luật mang tính tổ chức quyền lực nhà nước mà trong đó cơ quan nhà nước, nhà chức trách áp dụng các biện pháp chế tài hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.

Các đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính: Được thực hiện vởi chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính;

Các biện pháp cưỡng chế được áp dụng là các biện pháp chế tài hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác;

Hành vi vi phạm trật tự quản lý nhà nước về văn hóa (di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn…)

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)