THỰC TIỄN QUẬN ĐỒ SƠN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Quan điểm đảm bảo áp dụng pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính hành chính
3.1.1. Đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính
Cũng như mọi hoạt động khác trong đời sống thì việc XPVPHC phải được thực hiện đúng theo quy định pháp luật nhằm nâng cao vai trò pháp luật trong quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế, thực hiện và bảo vệ các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của cơng dân, ngăn chặn sự tùy tiện, lạm dụng quyền của cơ quan nhà nước và của cán bộ, công chức. Để đảm bảo việc XPVPHC có hiệu quả và chất lượng, cần phải xây dựng cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, đầy đủ, hoạt động có hiệu quả.
Xử lý VPHC là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương hành chính trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hằng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa nâng cao vai trị pháp luật trong quản lý nhà nước về văn hóa trên cơ sở cụ thể hóa chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước và thực tế hiện hành. Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng 2020”, đó là phát huy nội lực, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập quốc tế”. Tiếp tục rà soát, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính, nhằm khắc phục triệt để tình trạng trùng lặp, chồng chéo, chưa rõ ràng ôm đồm về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong cùng hệ thống. Trên cơ sở đó, sắp xếp lại về tổ chức bộ máy cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng và xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý bằng pháp luật. XPVPHC phải có tính răn đe, giáo dục cao đối với người vi phạm. Nếu XPVPHC khơng có tính răn đe, giáo dục cao, gây thiệt hại cho người vi phạm thì việc xử phạt sẽ khơng có tác dụng nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, tiếp tục có những hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó văn hóa là một lĩnh vực đặc biệt gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày nên cần chú ý đến các luật tục, hương ước, quy ước trong lĩnh vực văn hóa ở các cộng đồng dân cư biến đó thành một cơng cụ hữu hiệu hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật trong quá trình xử phạt vi phạm, bảo đảm nâng cao hiệu quả XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa.
3.1.2. Bảo đảm cơng khai, minh bạch trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền “của dân, do dân, vì dân”, việc bảo đảm cơng khai, minh bạch của hệ thống pháp luật ở Việt Nam là một u cầu khơng thể thiếu, trong đó khơng thể không kể đến việc công khai, minh bạch trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong hoạt động của nhà nước, nhằm ngăn
ngừa các hành vi tiêu cực, sai trái, ảnh hướng đến hình ảnh của cơ quan nhà nước, giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và là yêu cầu bắt buộc đối với Việt Nam theo nhiều điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Công khai, minh bạch là một trong các điều kiện, giải pháp cần thiết để xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả, là đòi hỏi thiết yếu cho nền hành chính cơng chun nghiệp, hiện đại, rút ngắn khoảng cách giữa công dân và công quyền, và là nền tảng để bảo vệ quyền con người. Nghĩa vụ phát hiện kịp thời, xử lý vụ việc một cách nhanh chóng, kiên quyết, cơng minh, triệt để, đúng quy trình, thủ tục do pháp luật qui định thuộc về chủ thể có thẩm quyền xử lý.
Việc công khai, minh bạch được thực hiện nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả đúng người, đúng hành vi thì người dân mới có niềm tin vào bộ máy nhà nước và sẵn sàng chấp hành tốt các quy định của pháp luật và Nhà nước trong đó chấp hành tốt các quyết định XPVPHC do mình gây ra, tránh các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện.
3.1.3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp các bên liên quan trong xử phạt hành chính
Mọi chính sách, giải pháp văn hóa cũng như q trình XPVPHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân cũng như trật tự an toàn, an ninh cho toàn xã hội trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa người dân với cơ quan nhà nước. Bảo đảm quyền và lợi ích các bên nhằm phịng ngừa những trường hợp lạm dụng để hạn chế quyền được thông tin và quyền giám sát của dân, nhất là các quy định của pháp luật buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện.
Ở một góc độ nhất định thì pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa cịn là cơng cụ để các cá nhân, tổ chức thơng qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thơng qua các quy phạm về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa, các cá nhân tổ chức tham gia vào hoạt động này sẽ nhận
thức được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình cũng như quyền và nghĩa vụ pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền trong mối quan hệ pháp luật này để từ đó bên cạnh việc lựa chọn hành vi xử sự phù hợp còn nhận thức được quyền và lợi ích pháp lý của mình nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại từ cá nhân tổ chức khác hoặc ngay chính từ phía chủ thể mang quyền lực nhà nước. Tạo điều kiện cho người dân được quyền tiếp cận thơng tin, được trình bày các quan điểm, lập luận của họ trước khi cơ quan nhà nước ban hành các quyết định liên quan hoặc xâm hại đến quyền và lợi ích của người dân. Nếu vi phạm pháp luật, người vi phạm phải có quyền và nghĩa vụ cung cấp các thông tin, cung cấp các chứng từ, tài liệu có liên quan để chứng minh mình vơ tội hoặc theo u cầu của người có thẩm quyền, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Luật XLVPHC, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân mà nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong q trình xử phạt hành chính.
3.2. Giải pháp đảm bảo áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
3.2.1. Giải pháp chung
a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa
Hồn thiện hệ thống thể chế pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, toàn diện cho hoạt động XPVPHC trên thực tế, phòng ngừa VPHC về văn hóa, bảo đảm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện nhịp nhàng. Nhận thức được vấn đề này, Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030. Đồng thời, quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng 2020”, đó là phát huy nội lực, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chủ động hội nhập quốc tế”. Văn hóa có vai trị quan trọng trong đời sống chúng ta, vì vậy cơng tác văn hóa rất được chú trọng. Hiến pháp năm 2013, Luật Di sản văn hóa năm 2004 và Luật Điện ảnh 2006 sửa đổi bổ sung 2009, Luật Xuất bản 2012, Luật An ninh mạng 2018... là những đạo luật có quy định trực tiếp về văn hóa, quy định quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ trong quản lý nhà nước về văn hóa. Tuy nhiên, vẫn có một số bất cập, chưa rõ ràng cụ thể trong các quy định pháp luật về quản lý nhà nước về văn hóa, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, tạo kẽ hở cho các đối tượng có các hành vi vi phạm, gây khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Vì vậy, việc tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa là rất cần thiết. Các văn bản pháp luật như Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 158/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác hướng dẫn thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã từng bước được hồn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa được tiến hành hiệu quả. Tuy nhiên, thực tiễn xử phạt VPHC đã chỉ ra những bất cập cụ thể về quy định pháp luật liên quan đến xử phạt VPHC nói chung, VPHC trong lĩnh vực văn hóa nói riêng cần phải tiếp tục được hoàn thiện, cụ thể là:
điều, khoản, phát hiện những nội dung không thống nhất giữa các văn bản quy định chi tiết, kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Trước đó, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP được ban hành đã giúp cho công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo được tăng cường và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mang lại, 2 Nghị định trên vẫn còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch và Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là hai lĩnh vực được tách ra từ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP. Như vậy, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP chỉ còn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, hơn nữa Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung một lần bằng Nghị định số 28/2017/NĐ-CP. Do vậy, việc thực thi Nghị định trên thực tế cũng gặp khơng ít khó khăn do các quy định về xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cịn nằm rải rác tại 2 Nghị định và trong quá trình lập biên bản và ra quyết định xử phạt của lực lượng có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt cũng gặp khơng ít khó khăn do việc dẫn chiếu hành vi quy định tại 2 Nghị định. Mặt khác, tổ chức bị xử phạt chưa được quy định cụ thể theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ hai, một số văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần có sự bổ sung, điều chỉnh các hành vi mới để có chế tài áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo như Luật Phịng, chống tác hại của rượu, bia, Luật Dược, Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt, Luật Thú y, Luật Thư viện, Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật và Nghị định số 72/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ về hoạt động nhiếp ảnh, Nghị định số
110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định quản lý và tổ chức lễ hội, Nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20/9/2018 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngồi tại Việt Nam, Nghị định số 23/2019/NĐ-CP ngày 26/02/2019 của Chính phủ về hoạt động triển lãm, Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và một số văn bản mới ban hành trong lĩnh vực y tế có liên quan đến hoạt động quảng cáo. Đồng thời, bãi bỏ những hành vi khơng cịn phù hợp với quy định nội dung đã thay đổi như sản xuất phim khơng cịn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư, số người được phép phục vụ trong phòng karaoke...
Thứ ba, một số hành vi vi phạm quy định chưa rõ ràng, khó áp dụng trong thực tế hoặc còn bỏ lọt hành vi vi phạm hành chính chưa có chế tài để áp dụng.
Thứ tư, một số hành vi vi phạm có mức phạt tiền cịn chưa tương xứng dẫn đến tình trạng chủ thể hành vi sẵn sàng thực hiện hành vi vi phạm vì lợi nhuận mang lại nhiều hơn số tiền bị xử phạt như hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi chỉ có khung phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; hành vi quảng cáo những mặt hàng mà
pháp luật cấm không được quảng cáo, hành vi vi phạm quy định cấm trong lĩnh vực di sản văn hóa, quảng cáo...
Thứ năm, một số hành vi đã được quy định tại các nghị định xử phạt trong lĩnh vực khác, tuy nhiên, thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch khơng có thẩm quyền xử phạt dẫn đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa bị xâm hại, cần phải được quy định tại dự thảo Nghị định này nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước của ngành văn hóa, thể thao và du lịch như các hành vi quy định về độ ồn, hành vi quy định về đổi tiền lẻ, các hành vi về điều kiện kinh doanh…
Thứ sáu, bãi bỏ một số văn bản đã hết hiệu lực về mặt thực tế song trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn được liệt kê đang cịn hiệu lực do chưa có văn bản của cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ. Cụ thể Nghị định số