Các hình thức xử phạt hành chính vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 27 - 30)

1.2. Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

1.2.2. Các hình thức xử phạt hành chính vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

lĩnh vực văn hóa và các biện pháp khắc phục hậu quả

Cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Theo nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì trong lĩnh vực văn hóa, hình thức này được xác định rất cụ thể là chỉ áp dụng cho các trường hợp đó là: “hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến khơng khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh mơi trường trong khu vực lễ hội, di tích” và “hành vi làm hư hại tài liệu thư viện”. Có thể nói việc áp dụng cảnh cáo đối với hành vi này là tương đối hợp lí. Trên thực tế, với hình thức này dù có văn bản xử phạt cảnh cáo cũng không mấy để lại ấn tượng (khó có tính răn đe) đối với người vi phạm. Vì vậy theo người viết thì việc áp dụng hình thức xử phạt này khơng có nhiều tác dụng trong việc ngăn chặn các hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên có thể nói đây là một biện pháp mang tính chất nhân đạo do đó phải chăng đây là lí do mà Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ vẫn ghi nhận xử lý bằng biện pháp này.

Phạt tiền: Trong lĩnh vực văn hóa phạt tiền với mức thấp nhất là 200.000 đồng và mức cao nhất cho phép áp dụng đối với cá nhân là 50.000.000 đồng. Một số hành vi mà đối tượng vi phạm là tổ chức thì mức phạt áp dụng cao gấp hai lần của cá nhân theo đúng quy định của luật xử lý VPHC. Bên cạnh đó việc quy định khung phạt tiền áp dụng cho từng hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa sẽ giúp các chủ thể linh động hơn khi lựa chọn biện pháp xử phạt, tuy nhiên việc áp dụng sẽ không đảm bảo được tính thống nhất vì sẽ phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan và chủ quan trong quá trình áp dụng các biện pháp xử phạt. Theo quan điểm cá nhân của người viết thì thực sự mức phạt này đối với

nhiều hành vi là chưa đủ tính răn đe.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn tương ứng với từng hành vi cụ thể được quy định trong Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định mà trước đây Nghị định 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ chưa đề cập đến.

Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Trong lĩnh vực văn hóa đối với hành vi làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh doanh mà khơng có giấy phép và hành vi mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp áp dụng biện pháp tịch thu tang vật VPHC là biện pháp xử phạt chính.

1.2.2.2. Các hình thức xử phạt bổ sung.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

Biện pháp Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa được quy định cụ thể trong Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Ngồi ra trong lĩnh vực văn hóa cịn áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để kinh doanh mà khơng có giấy phép.

1.2.2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả

Pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực văn hóa có quy định các biện pháp khắc phục hậu quả tại điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ như sau: Ngồi các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm điểm a, b, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa cịn

có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại tài liệu thư viện đã đánh tráo hoặc chiếm dụng; Buộc trả lại đất đã lấn chiếm hoặc chấm dứt việc sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơng trình văn hóa, nghệ thuật; Buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân; Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim; Buộc dỡ bỏ tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên mơi trường mạng và kỹ thuật số; Buộc thu hồi danh hiệu, giải thưởng trao cho cá nhân đạt giải cuộc thi người đẹp, người mẫu; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích; chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích; Buộc ngừng kinh doanh trò chơi điện tử, karaoke, vũ trường không bảo đảm khoảng cách theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)