Tình hình vi phạm về kinh doanh dịch vụ văn hoá, văn hoá phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 51 - 58)

2.2. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong

2.2.1. Tình hình vi phạm về kinh doanh dịch vụ văn hoá, văn hoá phẩm

Đây là hành vi của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực văn hóa khơng được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng thực hiện không đúng quy định cho phép và các hành vi khác gây thiệt hại đến quản lý văn hóa với bất kỳ mục đích gì khơng được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng không thực hiện đúng quy định cho phép. Với các hành vi đa dạng, cụ thể như: Băng đĩa khơng dán tem nhãn; Karaoke hoạt động khơng có giấy phép; Cho người say rượu vào phòng hát karaoke; Phòng hát karaoke không đảm bảo đủ ánh sáng; Khơng bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, phịng karaoke theo quy định; Khơng bảo đảm quy định về thiết kế cửa vũ trường, phịng karaoke; Khơng đủ giấy tờ để kinh doanh dịch vụ…

Dịch vụ văn hóa phổ biến nhất là karaoke hiện đã “phủ sóng” cả nước với hàng vạn cơ sở kinh doanh. Theo quy định, cơ sở kinh doanh karaoke chỉ được hoạt động khi có sự cho phép của các cơ quan chức năng; các phòng hát phải bảo đảm diện tích theo quy định, có đầy đủ trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, phòng chống cháy nổ, lối thoát hiểm…. Các cơ quan chức năng muốn xử phạt nặng nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh nhưng khơng có chế tài đủ mạnh. Hành vi kinh doanh karaoke không phép trước đây, ngồi phạt VPHC cịn phải chịu hình thức phạt bổ

sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Cơ sở kinh doanh nào để xảy ra tình trạng sử dụng ma túy, đánh bạc,cá độ… sẽ bị phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh không thời hạn. Từ khi thực hiện Nghị định 158, mức xử phạt VPHC tuy tăng lên nhưng lại khơng có hình thức phạt bổ sung, khơng tước giấy phép kinh doanh là một trong những nguyên nhân khiến các cơ sở “nhờn luật”. Các toà nhà thường được xây làm nhà ở, chuyển đổi công năng sử dụng sang kinh doanh nên không đảm bảo an tồn phịng cháy, chữa cháy như khơng có lối thốt nạn, khơng được trang bị phương tiện, thiết bị báo cháy và chữa cháy, đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn... Phần lớn các quán karaoke thường xây kín để tránh tiếng ồn, mặt trước của toà nhà hầu như bị che chắn bởi các biển quảng cáo rất lớn, che kín ban cơng và các lối thốt nạn, điều kiện thơng gió gần như là khơng có. Các qn karaoke thường được sử dụng các vật liệu trang trí nội thất cách âm dễ cháy như: mút, xốp, cao su, phông rèm…khi bốc cháy, lửa bốc lớn, cháy lan rất nhanh, toà nhà rất nhiều khói khí độc. Hệ thống đèn Led trang trí rất nhiều, do tiết kiệm chi phí thường sử dụng các loại vật liệu kém chất lượng, tự nó cũng rất dễ gây chập, cháy, nổ. Do vậy, khi xảy ra cháy nổ sẽ xảy ra hiện tượng tụ khói, gây khó khăn cho việc cứu hộ cứu nạn và chữa cháy. Việc lắp đặt các thiết bị điện do trình độ của thợ hạn chế, nguyên liệu dày, mối nối khơng đảm bảo nên việc an tồn khi sử dụng thấp. Một điểm nguy hiểm nữa là chủ cơ sở kinh doanh karaoke thiếu kiến thức về phịng cháy, chữa cháy hoặc khơng quan tâm đến việc đảm bảo an tồn cho chính cơ sở của họ và khách hàng.

Trên địa bàn Quận Đồ Sơn có 60 cơ sở được Sở Văn hóa và Thể thao cấp giấy phép kinh doanh karaoke. Tuy nhiên hiện nay tồn Quận cịn 22 cơ sở Karaoke đang hoạt động: Vạn Hương (01), Hải Sơn (03), Minh Đức (05), Hợp Đức (12 ), Bàng La (01). 100% các cơ sở đều có đầy đủ giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh: Biên bản kiểm tra công tác PCCC, Giấy đăng ký

kinh doanh, Giấy phép hoạt động karaoke, giấy chứng nhận đủ điều kiện về An ninh trât tự và đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, đã được Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định và cấp giấy phép hoạt động kinh doanh karaoke.

Từ năm 2015 đến nay, đoàn Kiểm tra liên ngành Văn hóa – Thơng tin Quận đã tổ chức tiến hành 22 đợt rà soát, kiểm tra 321 lượt các cơ sở karaoke trên địa bàn; nhắc nhở, hướng dẫn các cơ sở khắc phục các sai sót trong hoạt động kinh doanh: chưa hoàn thiện các thủ tục giấy tờ và cơ sở vật chất, hoạt động quá giờ quy định (các cơ sở kinh doanh karaoke không được hoạt động sau 12h đêm đến 8h sáng). Phòng Du lịch, Văn hóa và Thơng tin - Cơ quan thường trực của Đồn kiểm tra liên ngành Văn hóa - Thơng tin đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với 12 cơ sở với tổng số tiền là 58.200.000 đồng. Cụ thể:

Giai đoạn 2015-2018: XPVPHC với các cơ sở:

Karaoke Ngọc Anh (phường Hợp Đức) sử dụng nhân viên phục vụ 1 phòng hát quá số người quy định, xử phạt 3.000.000 đồng theo điểm d, khoản 1 điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Karaoke Maxxim (phường Hải Sơn) sử dụng nhân viên phục vụ 1 phòng hát quá số người quy định, xử phạt 3.500.000 đồng theo điểm a, khoản 1, điều 19 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Karaoke Lộc Huế (phường Ngọc Xuyên) không đảm bảo thiết kế cửa phòng hát, xử phạt 10.000.000 đồng theo điểm b, khoản 3 điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Karaoke Ngọc Lình (phường Vạn Sơn) sử dụng thiết bị báo động không đúng quy định, xử phạt 15.000.000 đồng theo điểm 4 điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Karaoke Ngọc Anh (phường Hợp Đức) không đảm bảo đủ ánh sáng phòng hát theo quy định, xử phạt 4.500.000 đồng theo điểm d, khoản 1 điều

16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Karaoke Hồng Gia (phường Hợp Đức) không đảm bảo đủ ánh sáng phòng hát theo quy định, xử phạt 5.000.000 đồng theo điểm d, khoản 1 điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Karaoke Ngọc Huế (phường Minh Đức) không đảm bảo đủ ánh sáng phòng hát theo quy định, xử phạt 3.700.000 đồng theo điểm d, khoản 1 điều 16 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Về phản ánh các cơ sở hoạt động quá giờ. Theo khoản 7 Điều 32 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính Phủ ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng quy định các chủ cơ sở kinh doanh hoạt động karaoke: Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn một số cơ sở hoạt động quá giờ cho phép; phịng cũng đã phối hợp với lực lượng cơng an Quận kiểm tra và xử lý 03 trường hợp hoạt động quá giờ: Lộc Huế, Ngôi Sao và Quang Nam tại tổ dân phố Trung Nghĩa, Phường Hợp Đức với tổng số tiền phạt là 18.500.000đ. Đối với các cơ sở kinh doanh karaoke tại phường Minh Đức tập trung tại khu vực ngã ba Đồng nẻo, gần trụ sở Công an phường Minh Đức nên công an phường cũng đã thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh.

Từ 2019 đến nay không ghi nhận cơ sở karaoke nào bị XPVPHC trên địa bàn quận Đồ Sơn.

Tuy nhiên, hiện nay có thêm hình thức karaoke khác nở rộ đó là karaoke tại nhà, trong các khu dân cư. Hình thức karaoke này khơng có nhiều diễn biến phức tạp nhưng lại hoạt động bột phát gây phiền nhiễu khá nhiều nhất là trình trạng ô nhiễm tiếng ồn do nhà dân không được thiết kế cách âm như các

phòng kinh doanh karaoke. Hiện trạng này đang gây ra khá nhiều bức xúc cho nhân dân nhưng vẫn chưa có chế tài áp dụng xử phạt phù hợp.

Tổ chức kiểm tra 6 đợt với 02 cơ sở kinh doanh băng đĩa hình trên địa bàn (hiện các cơ sở này đã dừng hoạt động). Kết quả Đoàn kiểm tra đã thu giữ và tiêu hủy trên nghìn băng đĩa lậu các loại và tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Quận ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính với 02 cơ sở với tổng số tiền là 5.000.000đ (Cơ sở Đường San 2.000.000đ, cơ sở Sinh Thu 3.000.000đ).

2.2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực di sản văn hố

Là các hành vi vi phạm như: viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ơ uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơng trình văn hóa, nghệ thuật; hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến khơng khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh mơi trường trong khu vực lễ hội, di tích; Tuyên truyền, giới thiệu sai lệch nội dung, giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Lợi dụng việcbảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi; làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh mà khơng có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xây dựng, tu sửa tơn tạo di tích, tiếp nhận cơng đức bằng hiện vật vào di tích khi chưa được phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền; các biểu hiện tiêu cực, mê tín dị đoan, hành khất, sư giả, trộm cắp, lưu hành văn hóa phẩm trái phép….

Là một địa phương có bề dày lịch sử nên Đồ Sơn có hệ thống các di tích và di sản văn hóa tương đối phong phú. Tồn Quận có 5 di tích lịch sử cấp Quốc gia, 11 di tích lịch sử cấp Thành phố; 01 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảng 2.1: Danh sách các di tích, di sản văn hóa quốc gia trên địa bàn quận Đồ Sơn TT TÊN DI TÍCH ĐỊA CHỈ NĂM XẾP HẠNG LOẠI DI TÍCH 1 Phế tích Tháp Tường Long P. Ngọc Xun 2005 Di tích khảo cổ học

2 Đình Ngọc Xuyên P. Ngọc Xuyên 2007 Di tích kiến trúc nghệ thuật 3 Bến K15 P. Vạn Hương 2008 Di tích lịch sử

4 Bến Nghiêng P. Vạn Hương 2009 Di tích lịch sử

5 Đảo Hòn Dấu P. Vạn Hương 2009 Danh lam thắng cảnh 6 Lễ hội chọi trâu 2012 Di sản văn hóa phi vật thể

Bảng 2.2: Danh sách các di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố trên địa bàn quận Đồ Sơn STT TÊN DI TÍCH ĐỊA CHỈ NĂM XẾP HẠNG LOẠI DI TÍCH

1 Đền Nghè P. Vạn Hương 2003 Di tích lịch sử văn hóa 2 Đình Qúy Kim P. Hợp Đức 2003 Di tích lịch sử văn hóa

3 Kho xăng Đồ Sơn P. Vạn Sơn 2003 Di tích lịch sử kháng

chiến

4 Chùa Bàng La P. Bàng La 2005 Di tích lịch sử văn hóa

5 Chùa Hang P. Vạn Sơn 2010 Di tích lịch sử văn hóa

6 Từ đường dịng họ

Nguyễn Văn P. Bàng La 2011 Di tích lịch sử văn hóa 7 Đền Trần P. Vạn Sơn 2012 Di tích lịch sử văn hóa 8 Đền Vạn Chài P. Vạn Hương 2013 Di tích lịch sử văn hóa 9 Đền Thượng Đức P. Minh Đức 2013 Di tích lịch sử văn hóa 10 Đình Đức Hậu P. Hợp Đức 2013 Di tích lịch sử văn hóa 11 Từ đường dịng họ

Nguyễn Khắc P. Bàng La 2016 Di tích lịch sử văn hóa

(Nguồn: Phịng Du lịch, Văn hóa và Thơng tin quận Đồ Sơn)

Quận Đồ Sơn là một địa bàn có nhiều cơ sở tín ngưỡng. Tồn Quận hiện có gần 50 cơ sở tín ngưỡng lớn gồm: 7 chùa, 7 đình, trên 30 đền lớn nhỏ, một số miếu thờ.

Từ 2015 đến nay, Đoàn kiểm tra liên ngành Văn hóa – Thơng tin Qn Đồ Sơ đã tổ chức 5 đợt kiểm tra công tác quản lý di sản văn hóa, các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội đối với UBND các phường. Kiểm tra thực tế việc

ngưỡng trên địa bàn. Tuy nhiên những sai phạm đều là những lỗi nhỏ và không phải tái phạm nhiều lần như: một số các điểm thờ tự nhỏ, còn để xảy ra hiện tượng xây dựng, sửa chữa nâng cấp trái phép khơng theo trình tự thủ tục và qui định của nhà nước, địa phương; một số điểm thờ tự trên địa bàn còn chưa thực hiện triệt để nội dung cam kết với Uỷ ban nhân dân phường; còn tổ chức các hoạt động lễ ngồi khn viên của cơ sở; tổ chức các hoạt động ngoài chương trình đã đăng ký khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; cơng tác vệ sinh mơi trường, phịng chống cháy nổ chưa được trú trọng ... nên không phạt tiền mà chỉ cảnh cáo nhắc nhở đối với những vi phạm trên.

Ngồi ra hàng năm Đồ Sơn có Lễ hội chọi trâu là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cũng chính là Lễ hội lớn nhất trong năm của địa phương do Ủy ban nhân dân Quận chủ trì tổ chức thì quy chế xử phạt là theo quy chế của Ban tổ chức Lễ hội tiến hành phạt trực tiếp với các hành vi vi phạm chứ khơng tiến hành xử phạt hành chính.

Cá nhân tác giả thấy mặc dù trên địa bàn quận Đồ Sơn có nhiều di tích lịch sử và cơ sở tín ngưỡng nhưng xảy ra rất ít các hành vi vi phạm nên hầu như khơng có vụ việc bị xử phạt vi phạm hành chính là do cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa ở mảng này của quận Đồ Sơn được thực hiện khá tốt bên cạnh đó là ý thức cũng như tín ngưỡng của nhân dân Đồ Sơn khá cao và đồng bộ nên rất ít khi có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 51 - 58)