2.3. Đánh giá chung về áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
2.3.1. Kết quả đạt được
Nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, chính sách pháp luật, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền địa phương và các
ngành có liên quan trong sự nghiệp gìn giữ và phát triển văn hóa như: Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại làm băng hoại đạo đức xã hội đã thể hiện được sự quan tâm của cơ quan chính quyền địa phương trong việc quản lý văn hóa, nên những năm gần đây, tình hình vi phạm trong lĩnh vực văn hóa đã có những chuyển biến tích cực. Các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Quận về cơng tác quản lý văn hóa được các cấp, các ngành triển khai chỉ đạo thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
Nhìn chung, các vụ việc vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực văn hóa cơ bản đã được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định, góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn quận Đồ Sơn. Đa số đối tượng vi phạm đều nhận thức được hành vi vi phạm của mình, có ý thức chấp hành nghiêm các quyết định XPVPHC. Tỷ lệ chấp hành các quyết định xử phạt trong các năm tương đối cao. Những con số, vụ việc bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận Đồ Sơn cho thấy, việc tăng cường xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đã tạo ra những chuyển biến tích cực, từng bước đẩy lùi những mảng tối trong hoạt động văn hóa.
Cơng tác XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa từ sau khi có Luật XLVPHC đã được phát huy hiệu quả vượt bậc so với các Pháp lệnh trước đây. Công tác kiểm tra được tổ chức thường xuyên, việc XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận Đồ Sơn cũng đã góp phần hạn chế và giảm thiểu số vụ và mức độ xảy ra hầu như ít nghiêm trọng. Với việc xử phạt đúng người, đúng tội, đảm bảo răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm tránh tình trạng tái phạm
cũng như nâng cao hiệu quả giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân. Ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như cơ quan, người có thẩm quyền từng bước được nâng lên. Trên cơ sở đó, góp phần ngăn ngừa hiệu quả tình hình VPHC trong lĩnh vực quản lý văn hóa góp phần làm giảm đáng kể số vụ vi phạm, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội và xây dựng một nền văn hóa an tồn và lành mạnh hơn.