Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 31 - 35)

1.2. Áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa

1.2.4.1. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành

Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành cơng vụ có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền không quá 500.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá 500.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC ngày 20/6/2012.

Trưởng Đồn thanh tra chun ngành Văn hóa có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị khơng vượt q 35.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Chánh Thanh tra cấp bộ, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành

chính; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ. Và những người có thẩm quyền xử phạt của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 5 Điều 83 Nghị định 158/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP.

1.2.4.2. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

Chủ tịch UBND cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị đến 5.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật XLVPHC ngày 20/6/2012.

Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị đến 25.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định Điều 2 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi VPHC trong lĩnh vực văn hóa; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ.

1.2.4.3 Thẩm quyền của Cơng an nhân dân

12/11/2013 của Chính phủ thì các chủ thể Cơng an nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa gồm có: Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền; Trạm trưởng, đội trưởng của Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phịng Cơng an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phịng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phịng An ninh thơng tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 2 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; Giám đốc Cơng an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phịng cháy, chữa cháy; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thơng tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

1.2.4.4. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường

Những người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phịng có thẩm quyền xử phạt VPHC, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và

di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp theo thẩm quyền quy định tại Điều 83a Nghị định 158/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt VPHC, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp theo thẩm quyền quy định tại Điều 83b Nghị định 158/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt VPHC, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua, bán, trao đổi, vận chuyển trái phép trên lãnh thổ Việt Nam di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp theo thẩm quyền quy định tại Điều 83c Nghị định 158/2013/NĐ-CP sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Những người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt VPHC, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7 và 9; các điểm a và điểm d khoản 1, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10; các Điều 11 và 12; Điều 18; điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 19; điểm a khoản 1 Điều 22; khoản 7 Điều 23; theo thẩm quyền quy định tại Điều 83d Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày

20/3/2017 của Chính phủ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

1.2.4.5. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 54 Luật XLVPHC ngày 20/6/2012 và Nghị định số

81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC thì người có thẩm quyền xử phạt có thể ủy quyền cho cấp phó. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản theo quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật XLVPHC, tùy vào tình hình thực tế mà người có thẩm quyền có thể ủy quyền thường xuyên, theo vụ việc hoặc lĩnh vực cụ thể. Khi được ủy quyền cấp phó phải chịu trách nhiệm về quyết định XPVPHC của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền lại cho bất kỳ người nào khác. Người được giao nhiệm vụ đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt như cấp trưởng.

Một phần của tài liệu Luận văn áp dụng pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa từ thực tiễn quận đồ sơn, thành phố hải phòng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)