2.3. Đánh giá chung về áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất: Văn hóa và cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng đủ từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền, yếu tố con người và văn hóa vẫn chưa được thường xuyên, chưa chú trọng cũng như đầy đủ trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực tới môi trường văn hố. Cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hoá, lịch sử địa phương trong các cơ quan, đoàn thể cịn mang tính hình thức, chưa thực sự sát với đời sống thực tế và chưa mang lại nhiều hiệu quả.
Thứ hai: Sự phối hợp của các cơ quan có liên quan vẫn còn lỏng lẻo, chưa thường xuyên, thiếu sự đồng bộ, 1 số trách nhiệm vẫn chồng chéo thiếu rõ ràng. Một số trường hợp thẩm quyền XPVPHC chưa đảm bảo quy định pháp luật, chưa quy trách nhiệm cụ thể nên không thể thống kê, quản lý, phối hợp xử kịp thời và nhất là có hiện tượng tiêu cực trong XPVPHC của một số cán bộ, cơng chức có thẩm quyền.
Thứ ba: Việc nắm bắt các quy định pháp luật trong lĩnh vực văn hóa của một số cán bộ, công chức tham mưu và người có thẩm quyền cịn hạn chế dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật để XPVPHC đôi lúc khơng tn theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, bỏ sót hành vi hoặc chưa làm hết trách nhiệm để thực thi có hiệu quả các Quyết định xử phạt của cấp có thẩm quyền ban hành.
chưa mang lại tính hiệu quả trong q trình áp dụng, làm cho một số đối tượng vi phạm pháp luật lợi dụng sơ hở của pháp luật để không chấp hành, nhờn luật, không thực thi các Quyết định xử phạt do cấp có thẩm quyền ban hành, tiếp tục vi phạm, hơn thế nữa hành vi vi phạm càng tinh vi hơn trước.
Nguyên nhân chính là do:
Thứ nhất: Cơng tác quản lý Nhà nước về văn hóa chưa được quan tâm chú trọng cũng như đổi mới kịp thời, việc thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng và ban hành các cơ chế, chính sách để quản lý các hoạt động văn hố cịn chậm, thiếu đồng bộ, chưa nhận được sự quan tâm sát sao từ các cấp chính quyền và các cơ quan ban, ngành chức năng, nhất là UBND cấp phường chỉ xem đó là nhiệm vụ của Phịng Du lịch, Văn hóa và thơng tin quận, của Thanh tra chuyên ngành trong khi lực lượng Thanh tra chuyên ngành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố và các Đồn kiểm tra liên ngành Văn hóa – thơng tin của Quận chưa thể thường xuyên đảm bảo được.
UBND phường có 07 loại cơng chức chun mơn nhưng khơng có cơng chức phụ trách riêng về XLVPHC, trong khi có rất nhiều lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, nhiều lĩnh vực phức tạp, do đó khối lượng cơng việc quản lý hành chính nhà nước và xử lý vi phạm hành chính rất là lớn so với lực lượng cơng chức (khó khăn về nhân lực tổ chức thi hành nhiệm vụ).
Thứ hai: Các văn bản quy phạm pháp luật quy định lĩnh vực văn hóa cịn bcịn tồn tại nhiều điểm chưa rõ ràng, thẩm quyền xử phạt không chỉ quy định cho Thanh tra chuyên ngành - là những người được đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn về văn hóa, có kiến thức trong việc xác định VPHC, XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa mà cịn quy định cho nhiều cơ quan khác như Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường cho đến Chủ tịch UBND các cấp. Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực văn hóa như vậy là khá rộng, quy đinh nhiều khoản vẫn còn chung chung điều
này dẫn đến sự chồng chéo hoặc bỏ sót do khơng quy định cụ thể rõ ràng trong khi tiến hành XPVPHC.
Thứ ba: Kỹ năng, nghiệp vụ của một số cán bộ, công chức, viên chức về XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa cịn chưa cao nên đơi lúc việc xác định hành vi vi phạm chưa sát với tình hình thực tế hoặc bỏ sót, bỏ lọt đối với những hành vi tinh vi, trá hình; quản lý hồ sơ không đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, chưa phát huy được hết vai trị của mình trong cơng tác văn hóa. Một số cán bộ phụ trách văn hóa được đào tạo khơng đúng chun ngành gây khó khăn trong q trình cơng tác.
Thứ tư: Ý thức chấp hành pháp luật nhất là pháp luật về văn hóa của người dân chưa cao chưa có những hiểu biết đúng và đủ về việc phải tuân thủ theo pháp luật trong những hoạt động văn hóa, hiệu lực, hiệu quả các Quyết định XPVPHC không cao, chế tài áp dụng chưa đủ răn đe, ngăn ngừa còn nhiều bất cập, tạo ra tâm lý coi thường pháp luật.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua nghiên cứu, phân tích số liệu và tình hình thực tế về các hoạt động văn hóa cũng như việc xử phạt hành chính trên địa bàn quận Đồ Sơn từ năm 2015 đến năm nay, có thể thấy được việc XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa ở quận Đồ Sơn đã có được những kết quả nhất định như tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa đã được hạn chế và có chiều hướng giảm trong những năm trở lại đây về số vụ, tính chất và mức độ, và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Việc XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa được tiến hành đúng theo quy định pháp luật, đảm bảo tính nghiêm túc, cơng khai, minh bạch, phạt đúng người, đúng tội, đảm bảo tính răn đe, giáo dục, ngăn ngừa hiệu quả VPHC trong lĩnh vực văn hóa góp phần làm giảm đáng kể số vụ vi phạm đồng thời nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong các hoạt động về văn hóa nói riêng cũng như pháp luật luật nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa sát sao với trách nhiệm XPVPHC, việc đảm bảo và hiệu quả thực thi các quyết định XPVPHC còn chưa thực sự triệt để thêm vào đó là cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi chưa được thương xuyên nên dẫn đến tình trạng chây ỳ, ỷ lại ở một số cơ quan, chính quyền địa phương, nhiều vụ vi phạm chưa được thực thi, chấp hành xong quyết định XPVPHC, với nhiều nguyên nhân dẫn đến VPHC từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm để trong thời gian đến, việc quản lý và XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn quận Đồ Sơn ngày càng hiệu quả hơn.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT XỬ