Những suy ngẫm về đời người lúa chớm thu.

Một phần của tài liệu Giáo án ôn tập ngữ văn lớp 9 thi vào lớp 10 THPT 2022 (Trang 84 - 86)

II. Trọng tâm kiến thức 1 Những tín hiệu giao mùa.

3. Những suy ngẫm về đời người lúa chớm thu.

Những biến chuyển của thiên nhiên:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa”

- Nghệ thuật đối qua hình ảnh “vẫn cịn”>< “vơi dần”; “nắng”>< “mưa” đã tái hiện sự vận động trái chiều của 2 hiện tượng thiên nhiên.

- Hình ảnh ‘nắng” và “mưa” là những hiện tượng của thiên nhiên, vận hành theo quy luật và có thể dự báo.

- Tác giả đã mượn những hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ nắm bắt để cụ thể hóa khoảnh khắc giao mùa.

- Những từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng: “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt” được sắp xếp theo trình tự giảm dần, cho thấy dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần và những dấu hiệu của mùa thu ngày 1 đậm nét hơn.

->Tác giả đã làm hiện hình bước chân của mùa thu giữa đất trời.

Đối diện với mùa thu của đất trời, trong lòng nhà thơ dào dạt bao suuy ngẫm về đời người lúc chớm thu qua những hình ảnh giàu sức gợi:

“Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” - Hình ảnh của “sấm”:

+ Là 1 hiện tượng, dấu hiệu cho những cơn mưa rào mùa hạ.

+ Ẩn dụ cho những biến động, bất thường, thử thách trong cuộc đời của mỗi 1 con người.

- Hình ảnh “sấm” đi liền với lối miêu tả “bớt bất ngờ” và “hàng cây đứng tuổi”: + Tả thực về 1 hiện tượng, đó là sang thu, tiếng sấm như nhỏ dần, khơng cịn đủ sức làm lay động những hàng cây đã qua bao mùa thay lá.

+ Là 1 ẩn dụ về những con người từng trải, giờ đến tuổi xế chiều thì trở nên vững vàng hơn, ung dung hơn trước những đổi thay, biến động của cuộc đời.

=>Khổ thơ đã bộc lộ trọn vẹn những khoảnh khắc thiên nhiên và đời người sang thu, với những cảm nhận tinh tế và suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ.

III. Tổng kết. 1. Nội dung.

Bài thơ “Sang thu” là sự cảm nhận tinh tế của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên với những bước chuyển mình từ hạ sang thu. Đồng thời, qua tác phẩm cịn nói lên

niềm xúc động, những suy ngẫm và triết lí trong khoảnh khắc giao mùa của nhà thơ.

2. Nghệ thuật.

- Ngơn ngữ, hình ảnh giản dị, tự nhiên nhưng giàu sắc gợi, độc đáo và mới lạ. - Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.

NÓI VỚI CON Y Phương Y Phương I. Những nét chính về tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả.

- Y Phương sinh năm 1948. Ông sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thấm nhuần văn hóa, truyền thống của dân tộc Tày, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.

- Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp các nhà thơ dân tộc miền núi.

- Cảm hứng chủ đạo trong thơ Y Phương là gia đình, quê hương, đất nước. - Phong cách sáng tác: Ngôn ngữ thơ giản dị, hồn nhiên, in đậm lối tư duy của người vùng cao; hình ảnh phong phú mang giá trị biểu tượng....

2. Tác phẩm.

a. Hồn cảnh sáng tác.

- Bài thơ “Nói với con” được sáng tác năm 1980, 5 năm sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đó là giai đoạn mà đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và đồng bào miền núi nói riêng cịn rất nhiều khó khăn, vất vả.

- Y Phương tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vơ vàn khó khăn...Bài thơ là lời tâm sự của tơi với đứa con gái đầu lịng. Tâm sự với con, cịn là tâm sự với chính mình. Ngun do thì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tơi dường như khơng biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hồng hư 1 con người, tôi phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tơi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa”. Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ đã viết nên bài thơ này. Bài thơ như 1 lời tâm sự với chính mình để động viên mình, đồng thời để nhắc nhở cho các thế hệ mai sau.

- Bài thơ được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam” (1945-1975).

Một phần của tài liệu Giáo án ôn tập ngữ văn lớp 9 thi vào lớp 10 THPT 2022 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w