II. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGỮ PHÁP 1 Từ loại tiếng Việt
b) Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
“Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tơi khơng biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang”
( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xơi)
* Gợi ý:
a) – Thành phần tình thái: Cũng may (0.5)
-Thể hiện thái độ phấn khởi trước những cảm nhận của ông họa sỹ về nhân vật anh thanh niên (0,5)
b) Các phép liên kết câu đã được sử dụng: - Phép lặp : Mưa
- Phép nối: Nhưng
BÀI TẬP:
a, Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Hai câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai?
- Xác định và nêu rõ tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ trên. b, Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp sau: Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, khơng riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
* Gợi ý:
a, - Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh - Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ.
+ Phép tu từ: ẩn dụ “Sấm”. Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi”: con người đã từng trải.
+ Tác dụng: Với hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời .
b, - Phép liên kết câu: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ .
- Phép liên kết đoạn văn: phép lặp từ vựng: văn nghệ - văn nghệ; sự sống - sự sống .
BÀI TẬP:
Cho đoạn văn:
“ Nó vừa ơm chặt lấy ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Khơng cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Ba nó bế nó lên. Nó hơn ba nó cùng khắp,. nó hơn tóc, hơn cổ, hơn vai và hơn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”
a. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp ở đoạn văn trên.
b. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
* Gợi ý:
a. Lời dẫn trực tiếp: “ Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”
b. Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Nó …. Khóc rằng khơng cho ơng Sáu ( ba nó) đi nữa, ơng Sáu ( ba nó) phải ở nhà với nó
BÀI TẬP: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi đọc xong một tác
phẩm văn học, trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.
Gợi ý:
- HS viết được đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán (tùy sự sáng tạo của học sinh)
- Trình bày cấu trúc đúng theo kết cấu của đoạn văn, có nội dung theo một tác phẩm cụ thể.
- Hình thức: trình bày sạch sẽ, khoa học.
BÀI TẬP: Xác định phép liên kết câu trong các đoạn văn sau:
a. Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đài ạch về chuồng rồi. Chỉ duy nhất có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. -> Tương phản và liên tưởng. b. Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cúng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường bị mắc mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, vì chẳng có tài trí gì, nên nó ln đói meo, và vì đói nên nó hóa rồ. Ơng đẻ cho Buy - phơng dựng một vở bi kịch về sự độc acsc, cịn ơng dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc. -> Phép lặp, thế.
c. Nó cười rúc rích rồi trở mình một cái, ngáy khị khị ln. Ơng Sần không ngủ được, nằm cân nhắc một lúc nữa. -> Phép tương phản.
d. Keng phải may ngay một bộ cách. Việc này không thể để bố biết được. -> Phép thế.
BÀI TẬP: Đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
Chỉ ra từ ngữ liên kết đó?
“Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với
sự lặng lẽ, cơ đơn của chúng. Tóm lại, bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hơi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu.” (Phép nối)
Hằng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân
tộc khơng chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Và người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài. -> Phép tương đồng.
BÀI TẬP: Xác định từ ngữ liên kết và các phép liên kết trong các đoạn văn sau:
a. Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hịnh làm thối hố dân tộc ta.
b. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người.
BÀI TẬP: Viết đoạn văn ngắn( 8-10 câu) nội dung tự chọn trong đó sử dụng ít nhất hai phép liên kết câu và gạch chân.
BÀI TẬP: Xác định hàm ý của câu in đậm sau:
Người nhà một bệnh nhân nặng hỏi bác sĩ :
- Tình trạng sức khoẻ của nhà tơi như thế nào, thưa bác sĩ ? - Anh cứ yên tâm. Còn nước còn tát. (-> Sức khỏe rất yếu.)
BÀI TẬP: Xác định hàm ý của câu sau:
Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
-> Điều đó khơng bao giờ xảy ra.
BÀI TẬP: Hãy hoàn thành đoạn đối thoại sau đây bằng câu nói có chứa hàm ý.
- Mai đi xem phim với mình nhé!
BÀI TẬP: Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng hàm ý. Gạch chân và giải
thích hàm ý vừa dùng.
BÀI TẬP: Đọc các trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi: Đối đáp
Vợ: - Tôi mà biết anh như thế này thì thà tơi lấy quỷ sa tăng cịn sướng hơn. Chồng: - Ủa, lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?
(Tiếu lâm Việt Nam hiện đại) Nhầm
Một anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười vội vàng hất nó xuống đất nói:
- Tưởng là con rận, hóa ra khơng phải.
Có người cúi xuống đất cố tình tìm được con rận nhặt lên: - Tưởng là khơng phải, hóa ra con rận.
(Trương Chính – Phong Châu, truyện cười dân gian Việt Nam)
? Những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngồi nghĩa tường minh cịn có thêm hàm ý?