DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU:

Một phần của tài liệu Giáo án ôn tập ngữ văn lớp 9 thi vào lớp 10 THPT 2022 (Trang 115 - 117)

ĐỀ BÀI. Ý nghĩa nhan đề Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và thể loại tùy bút.

GỢI Ý:

– Ý nghĩa nhan đề Vũ trung tùy bút: tùy bút viết trong những ngày mưa. Những ngày mưa không nên chỉ hiểu theo nghĩa đen (mưa gió nhàn rỗi), mà tác giả muốn hàm ẩn một ý nghĩa sâu xa: thời kì nhân dân phải chịu cảnh loạn lạc, vất vả nghèo đói, đất nước liên miên, ngập chìm trong các cuộc nội chiến của các tập đồn phong kiến. Đây là thời kì mưa gió, đen tối của lịch sử nước ta, và cũng đã đến lúc tan rã.

– Tùy bút: Thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với phản ảnh khách quan. Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ là một tác phẩm đặc sắc được viết vào đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm giàu giá trị văn chương gồm 88 mẩu chuyện nhỏ, ghi chép tùy hứng, tản mạn, bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán,… ghi chép những sự việc xảy ra trong xã hội đương thời và một số nhân vật, di tích lịch sử, khảo cứu về địa dư, chủ yếu là vùng Hải Dương, quê hương ơng. Tất cả những nội dung ấy được trình bày giản dị, sinh động và hấp dẫn. Đây cịn là một tài liệu q có giá trị về mặt sử học và xã hội học.

ĐỀ BÀI : Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

GỢI Ý:

+ Tác giả ghi chép sự việc diễn ra rất cụ thể, khách quan, khơng lời bình, không bộc lộ thái độ, cảm xúc trực tiếp. Nhưng mạch ngầm chủ đạo văn bản là thái độ phê phán đối với thói ăn chơi xa xỉ, vơ độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ chúa. Nhà văn kể lại sự việc khách quan nhưng tự nó đã phơi bày tất cả bản chất của giai cấp thống trị và dự cảm một tương lại gần đầy nguy cơ. Chi tiết: “Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết, bày vẽ ra hình núi non bộ trơng như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là điều triệu bất tường”, tác giả kín đáo cảnh báo thói ăn chơi hưởng lạc, xa hoa trên mồ hôi nước mắt của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh đất nước suy tàn, tan rã tang thương.

toàn cảnh đất nước đẹp tươi, phồn thịnh, mà đó là cảnh đẹp giả tạo, phù phiếm chỉ có trong phủ chúa. Đêm thanh cảnh vắng, chim kêu vượn hót rộn bề khơng phải là cảnh bình n, phồn thực mà đó là “điều triệu bất tường”, một dấu hiệu chẳng lành, điểm gỡ sẽ xảy ra ồn ào như trận mưa sa bão táp, vỡ tổ tan đàn. Đây là hình ảnh ẩn dụ cho sự suy vong tất yếu của một triều đại. Thật đúng như dự cảm, không bao lâu, nạn kiêu binh nổi dậy, lật đổ phe cánh Trịnh Sâm, Hồng Đình Bảo, gia đình chúa cốt nhục tương tàn, tan đàn xẻ nghé, cuối cùng bị nhà Tây Sơn xóa vết.

ĐỀ BÀI. Nhận xét nghệ thuật của đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.

GỢI Ý:

– Tác giả rất thành công ở thể tùy bút, ghi chép chân thực hiện thực khách quan, qua đó bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc đời.

– Ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, khơng gị bó theo hệ thống, kết cấu nhưng vẫn theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo nên đoạn trích rất giàu chất trữ tình.

– Các chi tiết miêu tả chọn lọc, đắt giá, giàu sức thuyết phục. Tả cảnh đẹp, tỉ mỉ nhưng lại nhuốm màu sắc u ám, mang tính dự báo.

– Giọng kể, tả khách quan nhưng khéo léo, kín đáo thể hiện thái độ lên án, phơi bày bản chất bọn vua chúa qua thủ pháp liệt kê và hàm ẩn. Câu 6. Theo em, thể văn tùy bút (qua đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh) có gì giống và khác với thể loại truyện đã được học ở tiết trước (Chuyện người con gái Nam Xương)? – Giống: cùng thuộc thể loại văn xi trung đại và được viết bằng kí tự Hán. – Khác:

+ Truyện: Hiện thực cuộc sống được thơng qua số phận con người cụ thể nên thường có cốt truyện và nhân vật. Cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc, nhân vật được khắc họa từ ngoại hình đến nội tâm, tính cách, diễn biến tâm lí,… Truyện phản ánh hiện thực khách quan qua bức tranh mở rộng đời sống, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.

+ Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép người thật, việc thật, qua đó người viết bộc lộ cảm xúc, thái độ, suy nghĩ, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Ghi chép tùy theo cảm hứng chủ quan của nhà văn nên phong cách cái tơi cá nhân phóng khống, khơng bị gị bó, nhưng vẫn thống nhất tư tưởng, cảm xúc chủ đạo, giàu chất trữ tình.

ĐỀ BÀI. Trình bày nhận thức của em về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

GỢI Ý:

– Hiện thực đen tối của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh được cảm nhận qua Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Hồng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái, đó là một thực trạng phồn vinh giả tạo. Cuộc sống trong phủ chúa xa hoa, phồn thực tuyệt đỉnh: “Cả trời Nam sang nhất là đây” (Lê Hữu Trác), lầu gác, rèm châu, hiên ngọc, hoa cung ngạt ngào, vườn ngự chim kêu vượn hót, núi non bộ, vào đây như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh, thơ mộng nhất trời Nam. Cuộc sống quyền uy, vương giả nhưng những thức giả đều nhận thấy đó là điều triệu bất tường, báo trước sự suy vong, sụp đổ tất yếu của một triều đại chỉ ham tranh quyền đoạt vị, ham ăn chơi xa đọa, không lo nghĩ phát triển dân giàu nước mạnh.

– Con người trong phủ chúa: kẻ cầm quyền thì ăn chơi, hoang dâm vơ độ, vơ trách nhiệm. Kẻ dưới quyền (quan lại, hầu cận) thì đục nước béo cò, ỷ thế thỏa sức vơ vét, cướp bóc dân lành, làm cho cuộc sống nhân dân ngày càng khốn khó. Một thời đại khơng “vơ vi cư điện các” (nơi triều chính khơng n ổn) ắt đại loạn sẽ xảy ra. Đoạn trích đã phơi bày một tình trạng đen tối, thối nát, mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh: xa hoa, quyền uy nhưng giả tạo đã đến thời mạt vận.

Một phần của tài liệu Giáo án ôn tập ngữ văn lớp 9 thi vào lớp 10 THPT 2022 (Trang 115 - 117)