Hình ảnh Cộng hưởng từ nốt phổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong chẩn đoán các nốt phổi (FULL TEXT) (Trang 33 - 35)

Bệnh nhân nam 83 tuổi có nốt phổi 13mm ở thùy trên trái [36] (A) Tổn thương trên CLVT (B) Hình ảnh CHT trên T1 có TE rất ngắn , (C) Hình ảnh trên chuỗi xung GE 3D, và (D) Hình ảnh trên chuỗi xung STIR.

Kết quả GPB là UTBMT xâm nhập.

1.2.2. Các phƣơng pháp chẩn đoán khác

1.2.2.1. Các phương pháp chẩn đoán nốt phổi không xâm nhập

Các phương pháp chẩn đốn nốt phổi khơng xâm nhập thường sử dụng bao gồm xét nghiệm tế bào lạ trong đàm, tìm chất chỉ điểm ung thư trong máu và ghi hình phóng xạ PET và PET/CT.

Xét nghiệm tế bào trong đàm

Tìm tế bào lạ trong đàm là một xét nghiệm tế bào học đơn giản, khơng xâm nhập, có độ nhạy trong chẩn đoán sớm ung thư phổi trong khoảng 28-80%. Vì có một số hạn chế nhất định nên tỷ lệ chẩn đốn dương tính các nốt phổi khơng cao. Một vài năm trở lại đây, đã có áp dụng thêm kỹ thuật mới là xét nghiệm tế bào học trên lớp dịch mỏng (thin liquid based cytology) nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của lâm sàng [154].

Các chất chỉ điểm ung thƣ

Có một vài chất chỉ điểm ung thư chính được áp dụng tìm kiếm, bao gồm kháng nguyên CEA (carcinoembryonic antigen), neuron-specific enolase (NSE), đột biến cytokeratin 19 (Cyfra21-1), kháng nguyên carbohydrate (CA125), kháng nguyên kết hợp với ung thư phổi (lung cancer-associated antigens), yếu tố phát triển nội mô mạch máu, kháng nguyên nhân tế bào sinh sản (proliferating cell nuclear antigens) và thụ thể của yếu tố phát triển ngoại bì (epidermal growth factor receptors) là những chất thường được áp dụng. Tìm kiếm một chất chỉ điểm ung thư đơn độc làm hạn chế giá trị của test chẩn đoán nên thường được phối hợp cùng lúc một vài test tìm chất chỉ điểm ung thư. Trong trường hợp nốt phổi ung thư phổi, CEA huyết thanh và Cyfra 21-1 có độ nhạy cao hơn các chất chỉ điểm ung thư khác về giá trị dự báo dương tính nên khi kết hợp 2 chất chỉ điểm này thì sẽ dễ phân biệt nốt lành tính – ác tính hơn [53], [154].

Hình ảnh trên ghi hình phóng xạ PET (Positron emission tomography) và PET/CT (Positron emission tomography/computed tomography)

PET là kỹ thuật có giá trị trong chẩn đốn nốt ở phổi. Theo một phân tích tổng hợp gần đây, PET có độ nhạy là 96,8% và độ đặc hiệu là 77,8% trong chẩn đoán nốt phổi ác tính [53], [154].

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp phát xạ positron PET/CT: Sự kết hợp giữa PET và CT trong cùng một hệ thống PET/CT cho phép khai thác tối ưu các lợi thế của PET là xác định hoạt tính chuyển hóa của tổ chức kết hợp với các thơng tin hình thái của tổn thương trên hình ảnh CLVT. Kỹ thuật này có độ nhạy 97% và độ đặc hiệu 85% nên đã trở thành phương tiện chẩn đốn khơng xâm nhập lựa chọn trong việc phân biệt nốt lành tính với nốt ác tính. Theo hầu hết các nghiên cứu, giá trị tối đa sự hấp thu tiêu chuẩn (maximum Standardized Uptake Value - SUV max) là 2,5 được sử dụng như một ngưỡng chẩn đốn, trong đó một SUVmax của tổn thương ≥2.5 là gợi ý của bệnh ác tính; Các nốt ác tính với một SUVmax ≤2.5 thường là ung thư tiểu phế quản phế bào và các và di căn.

PET/CT có hai nhược điểm lớn trong chẩn đoán nốt phổi đó là chẩn đốn khơng chính xác khi các nốt phổi ≤10mm và dương tính giả khi có tổn thương viêm.

Đối với nốt ≤10mm, giá trị SUVmax ≥2.5 khơng có giá trị gợi ý tính chất ác tính cịn trường hợp các nốt viêm thì gặp dương tính giả do tổn thương viêm đang hoạt động cũng có tăng chuyển hóa [154].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong chẩn đoán các nốt phổi (FULL TEXT) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)