Minh họa hình ảnh giảm liều trên máy đa lát cắt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong chẩn đoán các nốt phổi (FULL TEXT) (Trang 43 - 45)

Ngưỡng liều chiếu xạ tương đương với các hạt nhiễu ảnh; nếu ngưỡng liều thấp thì nhiễu ảnh rất ít, thậm chí khơng thấy nhưng nếu ngưỡng liều cao thì lại gây khó khăn cho việc phân tích hình ảnh. Nếu trên ngưỡng này thì sự tăng liều lại khơng có ý nghĩa cải thiện chất lượng hình ảnh nữa. Với máy CLVT đa dãy, ngưỡng liều dao động trong khoảng 2-6mGy. Liều chiếu xạ tạo nên chất lượng hình

ảnh cịn phụ thuộc vào sự thấp thụ tia X của từng bệnh nhân cụ thể, phụ thuộc vào vóc dáng, kích thước, cân nặng và vùng giải phẫu khảo sát. Nếu giảm đường kính của một vật thể xuống 35%, chúng ta có thể giảm được 70% liều chiếu xạ mà vẫn có được chất lượng hình ảnh tương đương [154].

1.4.2. Các phƣơng pháp giảm liều phổ biến

Có nhiều phương pháp giảm liều như giảm dịng bóng mA, giảm thời gian chụp, giảm thông số kV, hay tăng pitch, …. Các nhà cung cấp đã nghiên cứu và ứng

dụng các phần mềm tối ưu hóa liều chiếu xạ để tư vấn cho người sử dụng trong việc lựa chọn kV (CARE kV) và giảm mAs (CARE Dose 4D) khi chụp CLVT. Phần mềm CARE kV hướng dẫn người sử dụng giảm liều theo hướng giảm kV và tăng nhẹ mAs để giữ chất lượng hình ảnh khơng thay đổi. Ngược lại, trong trường hợp chụp CLVT khơng thuốc thì nên tăng kV và giảm mạnh mAs. Phần mềm Care Dose 4D lại tập trung vào việc giảm mAs để giảm liều chiếu xạ. Trong mỗi lần chụp CLVT, nếu lựa chọn áp dụng cả hai chương trình Care kV và Care dose 4D thì hệ thống sẽ tự động đồng thời giảm kV và mAs tùy theo từng loại mô, từng vùng giải phẫu khác nhau trong cơ thể. Một số phần mềm khác cũng được ứng dụng như điều chỉnh liều tự động (AEC) hay ADMIRE nhờ vào các phần mềm tái tạo [154].

Việc ứng dụng thuật tốn hình chiếu ngược (filtered back projection-FBP) giúp tăng độ phân giải của hình ảnh nhưng khơng giảm được nhiễu ảnh (image noise). Gần đây, việc ứng dụng thuật toán tái tạo lặp lại (IR-Iterative Reconstruction technique) phối hợp cùng các phần mềm điều chỉnh liều tự động đã hỗ trợ rất nhiều trong việc giữ chất lượng hình ảnh tốt và giảm liều chiếu xạ tốt nhất, tối ưu hơn cả thuật tốn hình chiếu ngược. Thuật tốn tái tạo lặp lại có 2 ưu điểm là vừa tăng độ phân giải, vừa giảm được nhiễu ảnh nên chất lượng hình ảnh vẫn tốt sau khi giảm liều (giảm từ 40-60% liều so với FBP) [30], [91].

1.4.3. Ứng dụng giảm liều trong CLVT ngực

Phổi là một vùng giải phẫu mà việc giảm đáng kể liều bức xạ trên CLVT có thể áp dụng được, với tiêu chí là giảm chất lượng hình ảnh nhưng khơng mất đi giá trị chẩn đốn. Khí trong phổi hấp thụ tia X rất ít, ngay cả mỡ trung thất vẫn có thể có được tỷ trọng tự nhiên khi sử dụng liều thấp. Theo hai nghiên cứu lớn là NLST

và NELSON, ngưỡng liều hiệu dụng (Effective dose) bình quân của CLVT ngực liều thấp cho người bình thường là 1,2-1,6 mSv (Effective dose = DLP x k với k = 0.014 mSv) [33]. Theo NCCN 2018, ngưỡng liều thấp được khuyến cáo là 1,5 mSv và tối đa là ≤ 3mSv với người có BMI ≤ 30kg/m2 [145].

Từ đầu những năm 90, liều thấp được áp dụng vào trong kỹ thuật chụp xoắn ốc nhằm giảm tải cho bóng, sau đó được ứng dụng trong tầm soát ung thư phổi. Liều thấp cũng được chứng minh rằng đủ khả năng phát hiện các bẫy ảnh về khơng khí và để thực hiện nội soi ảo hay tái tạo theo thể tích [18], [19], [119], [128], [154].

Một phim CLVT ngực liều thấp chụp bằng máy sản xuất năm 2012 sử dụng liều trong khoảng 0,5-1mSv cho 1 bệnh nhân tiêu chuẩn (cao 1m70, nặng 70kg). Ví dụ minh họa ở hình 1.20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị cắt lớp vi tính ngực liều thấp trong chẩn đoán các nốt phổi (FULL TEXT) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)