3.1. Bối cảnh nghiên cứu
3.1.1. Cơ hội thị trường spa tại Việt Nam
Kinh tế và xã hội phát triển, đời sống của con người ngày càng được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó, họ đang có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tác động tiêu cực từ sự phát triển đó như: sự ơ nhiễm mơi trường, áp lực công việc, các vấn đề về sức khỏe, tinh thần và tình cảm… khiến họ trở nên căng thẳng và mệt mỏi. Nhằm lấy lại được sự cân bằng, việc tìm đến và sử dụng các dịch vụ spa để được chăm sóc, nghỉ ngơi thư giãn là một giải được nhiều người ngày càng ưa chuộng. Nhu cầu này được đánh giá sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cùng với sự phát triển đó, ngành Spa và chăm sóc sức khỏe cũng đã dần khẳng định được sự trỗi dậy và đang tiếp tục được đánh giá là sẽ trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mang lại nhiều giá trị với các hình thức dịch vụ ngày càng độc đáo, đa dạng và chất lượng không ngừng được nâng cao. Theo thống kê gần đây, quy mô và tốc độ phát triển của ngành spa trên toàn thế giới được đánh giá có tốc độ tăng trưởng rất cao với doanh thu tồn ngành ước tính đạt 94 tỷ USD, tăng 7.7% mỗi năm. Số lượng các spa cũng được gia tăng nhanh chóng tại hầu hết các châu lục và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Việc sử dụng các dịch vụ spa theo quan niệm của nhiều người trước đây là một hành vi tiêu dùng xa xỉ và chỉ dành cho giới giàu có, nhưng bây giờ điều này đã thay đổi. Thị trường của ngành spa đã được mở rộng sang tầng lớp có thu nhập trung bình hoặc trung bình khá và nhiều đối tượng khác. Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội, ngày càng nhiều người ý thức được hiệu quả của các phương pháp Spa, trị liệu, chăm sóc và tin tưởng chọn nó như là một cách thức, một giải pháp hiệu quả không thể thiếu để thư giãn, nghỉ dưỡng và chiều chuộng bản thân. Hiện nay, hoạt động kinh doanh spa tại Việt Nam đang dần trở thành một ngành hấp dẫn với sự ra đời ngày càng nhiều các loại hình spa ở các thành phố lớn trên cả nước. Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh spa tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của khách hàng. Điều này là do nhận thức người Việt Nam, nhất là giới nữ về spa và chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại spa đã dần dần thay đổi. Họ ngày càng có ý thức hơn về việc chăm sóc và chiều chuộng bản thân. Do đó, việc sử dụng các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da và sức khỏe tại
spa, giúp khách hàng tự tin hơn, phục hồi năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu của con người.
Hơn thế nữa, Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là một trong những khu vực có tốc độ phát triển ngành spa đúng hàng đầu trên thế giới (Global Wellness Institute,2017). Cũng theo báo cáo của Global Wellness Institute, Việt Nam cũng chưa có mặt tại vị trí top 10 trong khu vực, nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như: các cơ sở kinh doanh spa cịn mang nhiều tính tự phát nên thiếu sự kiểm soát, chất lượng các dịch vụ tại các cơ sở còn chưa đồng đều, chưa thực sự thu hút người tiêu dùng
Bảng 3.1: Top 10 thị trường spa khu vực Châu Á - TBD STT Quốc gia Số lượng STT Quốc gia Số lượng
spa Lợi nhuận (triệu USD) Số lượng nhân viên 1 Trung Quốc 12.595 7.094,3 288.368 2 Nhật Bản 7.069 5.079,8 115.515 3 Ấn Độ 4.734 1.461,8 55.862 4 Hàn Quốc 2.966 1.482,7 38.971 5 Thái Lan 2.304 1.007 70.897 6 Indonesia 2.070 922.9 60.682 7 Úc 1.162 791,5 12.208 8 Hồng Kong 739 677 12.431 9 Đài Loan 886 499,7 11.789 10 Singapore 740 452,4 8.287
Nguồn: Global Wellness Institute, 2017
Một spa để đạt tiêu chuẩn hiện nay cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản về không gian như độ rộng, thoáng, cách décor; âm nhạc, ánh sáng, kỹ thuật, các loại tinh dầu và mỹ phẩm sử dụng khi cung ứng các dịch vụ, cung cách phục vụ của nhân viên… Thời gian cung cấp các dịch vụ spa ít nhất là từ 60 phút trở lên.
Hiện nay, thị trường dịch vụ spa được chia làm hai dòng cơ bản: cao cấp và bình dân. Sự khác biệt cơ bản của hai dịng này đó chính là các sản phẩm chuyên dụng được sử dụng trong quá trình phục vụ khách hàng.
Theo kết quả điểu tra dân số và nhà ở năm 2019 do Tổng cục thống kê thực hiện cho thấy tổng dân số Việt Nam ước tính khoảng 96.208.984 người trong đó dân số là phụ nữ là 48.327.294 người chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam hiện nay là 99,1 nam trên 100 nữ, trong đó giới tính tại khu vực thành thị là 96,5nam/100 nữ. Đối với tỷ số giới tính theo sự khác biệt của các nhóm tuổi thì tuổi càng cao tỷ số giới tính càng thấp. Hiện nay cao nhất đang là nhóm từ 0 -4 tuổi (110,3 năm/100 nữ) nhóm 80 trở lên đang có tỉ lệ thấp nhất là 48,6 năm/100 nữ, ở các nhóm 45 - 49 thì khá cân bằng. Do đó, có thể nhận thấy được trong độ tuổi sử dụng các dịch vụ spa hiện nay, khách hàng phụ nữ tại các khu đô thị vẫn đang chiếm một tỷ trọng lớn. Khách hàng phụ nữ tại các khu đơ thị thường có đặc điểm độ tuổi khá trẻ từ 15 - 50 tuổi, có thu nhập tương đối ổn định, tự chủ về tài chính. Trong q trình mua sắm, khách hàng nữ giới thường mua sắm dựa nhiều theo cảm xúc, họ thường tìm hiểu về thương hiệu, phong cách, sản phẩm của các cơ sở kinh doanh. Họ có xu hướng đánh giá dựa trên cảm nhân chủ quan của bản thân, tuy nhiên họ cũng vẫn tham khảo các nguồn thông tin liên quan khác đến thương hiệu mà họ tìm hiểu đồng thời kết hợp với đánh giá của người mua trước đó rồi mới đưa ra quyết định. Một đặc điểm nữa khá nổi bật ở khách hàng nữ, trẻ của Việt Nam đó là thích mua sắm, thích làm đẹp và quan tâm đến bản thân của mình nhiều hơn, tuy nhiên quyết định mua cũng thường phụ thuộc vào bạn bè, đồng nghiệp.