2.1. Đường đi, tận cùng và liên quan.
Đường đi và tận cùng: Từ xoang cảnh, động mạch cảnh ngoài chạy lên trên và ra ngoài qua hai vùng, lúc đầu quavùng tam giác cảnhrồi bắt chéo mặt sâu bụng sau cơ nhị thân đi vàovùng mang tai. Khi tới saucổ lồi cầu xương hàm dưới,nó tận cùng bằng hai nhánh làđộng mạch thái dương nông vàđộng mạch hàm trên.
Liên quan: Trong vùng mang tai, lúc đầu động mạch đi ở mặt trong tuyến mang tai rồi chui vào đi trong tuyến. Ở đoạn này, động mạch cảnh ngồi cách động mạch cảnh trong ở phía sau bởi mỏm trâm và các cơ trâm. Ở trong tuyến mang tai, động mạch cảnh ngoài là thành phần nằm sâu nhất, ở nông hơn là tĩnh mạch sau hàm dưới và ở nông nhất là thần kinh mặt và các nhánh của nó.
2.2. Phân nhánh.
Các nhánh bên:
- Động mạch giáp trêntiếp nối với động mạch giáp dưới (nhánh của động mạch dưới đòn).
- Động mạch lưỡicấp máu cho lưỡi và sàn miệng.
- Động mạch mặtbắt chéo xương hàm dưới trước góc hàm để đi lên cấp máu cho mặt và tiếp nối với động mạch mắt.
- Động mạch chẩmcấp máu cho da đầu vùng chẩm và tiếp nối với động mạch cổ sâu (nhánh của động mạch dưới đòn).
- Động mạch mang tai saucấp máu cho vùng da đầu sau tai. - Động mạch hầulên cấp máu cho thành hầu.
Các nhánh tận:
- Động mạch thái dương nơngtiếp tục đi lên, bắt chéo mỏm gị má xương thái dương ở trước loa tai và cấp máu cho da đầu các vùng trán, đỉnh và thái dương. - Động mạch hàm trêntách ra nhiều nhánh cấp máu cho các vùng sâu của mặt như
cơ nhai, xương hàm trên, vịm miệng,...
Các nhánh của động mạch cảnh ngồi ở hai bên tiếp nối nhiều với nhau nên khi thắt động mạch cảnh chung ít nguy hiểm hơn thắt động mạch cảnh trong.