Thần kinh sinh ba là thần kinh cảm giác chính cho đầu mặt và vận động cho các cơ nhai. Nó là một thần kinh hỗn hợp do mộtrễ cảm giác lớn vàrễ vận độngnhỏ tạo nên; rễ cảm giác nối hạch sinh ba với mặt trước – bên của cầu não.
5.1. Nguyên uỷ.
Của rễ vận động: nhân vận động thần kinh sinh ba ở cầu não.
Của rễ cảm giác: là các neuron một cực củahạch sinh ba,các sợi ngoại biên tạo nên các thần kinh mắt (VI), hàm trên (V2) và hàm dưới (V3), các sợi trung ương chạy chạy vào thân não ở mặt trước bên cầu não và tận cùng ở:
- Nhân tuỷ thần kinh sinh bađi từ nhân cảm giác chính ở cầu não đến tận chất keo của đoạn tuỷ cổ trên.
5.2. Nơi đi ra khỏi não (nguyên uỷ hư): mặt trước cầu não. 5.3. Sự phân nhánh.
5.3.1. Thần kinh mắt (ophthalmic nerve).
Thần kinh mắt cảm giác cho nhãn cầu, phần trước niêm mạc ổ mũi, mí trên, da vùng trán – đỉnh và một số xoang cạnh mũi.
Đường đi và liên quan: từ bờ trước hạch sinh ba, nó đi ra trước qua thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, ở dưới các thần kinh III và IV, tới khe ổ mắt trên và chia ra ở đây thành các nhánh tận.
Nhánh bên:nhánh lều tiểu não(tentorial nerve). Các nhánh tận:
- Thần kinh lệ(lacrimal nerve) đi ra trước dọc bờ trên cơ thẳng ngoài đến tuyến lệ, xuyên qua tuyến lệ và phân nhánh vào kết mạc mí trên và góc mắt trên – ngồi. - Thần kinh trán(frontal nerve) chạy ra trước ở dưới trần ổ mắt và chia thànhthần
kinh trên ròng rọc(supratrochlear nerve) vàthần kinh trên ổ mắt(supra – orbital nerve); cả hai dây thần kinh này đều vòng quanh bờ trên ổ mắt để phân phối vào da của mí trên và vùng trán đỉnh.
- Thần kinh mũi mi(nasociliary nerve) chạy vào trong và bắt chéo thần kinh thị giác. Nó tách ra các nhánh: (1)nhánh nối với hạch mi(communicating branch with ciliary ganglion) vàcác thần kinh mi dài(long ciliary nerve) đi vào nhãn cầu; (2)thần kinh sàng sau(posterior ethmoidal nerve) đi tới xoang bướm và các xoang sàng sau; (3)thần kinh sàng trướcphân phối vào niêm mạc mũi và sống mũi; (4)thần kinh dưới rịng rọcphân phối vào góc mắt trong và phần trên sống mũi. Các thần kinh sàng trước và ròng rọc là những nhánh tận cuối cùng của thần kinh mũi ni.
5.3.2. Thần kinh hàm trên (maxillary nerve).
Thần kinh hàm trên cảm giác cho răng – lợi hàm trên, ổ mũi, vịm miệng, tỵ hầu, mí dưới, mơi trên, cánh mũi và da của gị má và phần trước thái dương.
Đường đi và liên quan:
- Thần kinh hàm trên đi ra trước ở phần dưới cùng của thành ngoài xoang hang rồi đi qua lỗ tròn để đến hố chân bướm – khẩu cái, nói nó nằm ngồi hạch chân bướm – khẩu cái.
- Tiếp đó, nó đi ngang qua trong khe ổ mắt dưới và liên quan với động mạch hàm trên.
- Cuối cùng, nó quặt ra trước, đi trong ống dưới ổ mắt với tên gọi làthần kinh dưới ổ mắt(cùng các mạch dưới ổ mắt) rồi thoát ra ở lỗ dưới ổ mắt.
Các nhánh bên:
- Trong hố sọ:nhánh màng não(meningeal branch) cảm giác vùng hố sọ giữa. - Trong hố chân bướm – khẩu cái:
✔ Thần kinh gò má(zygomatic nerve) chia thành nhánh gò má thái dương và nhánh gò má mặt, tk đi qua các lỗ trên xương gò má để đi tới da phần trước vùng thái dương và vùng gò má.
✔ Các nhánh hạch tới hạch chân bướm khẩu cái(ganglionic branches to
pterygopalatine ganglion) đi tới hạch chân bướm khẩu cái; từ hạch trở đi, các sợi cảm giác cùng với các sợi tự chủ sau hạch đi trong các nhánh: (1)các nhánh ổ mắt
đi tới xoang bướm và xoang sàng sau; (2)các nhánh mũi sau trên ngoài vàtrên trong; (3)thần kinh mũi – khẩu cái; (4)thần kinh khẩu cái lớn;(5)các thần kinh khẩu cái nhỏ(lesser palatine nerves) và (6)thần kinh hầu.
✔ Các nhánh huyệt răng trên – sau. - Trong ống dưới ổ mắt.
✔ Các nhánh huyệt răng trên giữa. ✔ Các nhánh huyệt răng trên – trước.
Các nhánh tận: các nhánh tận của thần kinh hàm trên là thần kinh dưới ổ mắt. Nó chia ra ở lỗ dưới ổ mắt thành các nhánh mí dưới, các nhánh mũi ngồi. các mũi trong.Và các nhánh môi trên.
Hạch chân bướm khẩu cải (pterygopalatine ganglion).
Hạch chân bướm khẩu cái nằm ở hố chân bướm khẩu cái, cạnh đường đi của thần kinh hàm trên.
Các nhánh đến hạch bao gồmthần kinh ống chân bướm(rễ đối giao cảm),rễ giao cảmvà nhánh hạch tới hạch chân bướm khẩu cáicủa thần kinh hàm trên (rễ cảm giác); thần kinh ống chân bướm là một thần kinh dothần kinh đá lớncủa thần kinh mặt và thần kinh đá sâu của thần kinh lưỡi hầu hợp nên. Các thần kinh từ hạch đi chứa các sợi cảm giác, giao cảm và đối giao cảm sau hạch.
5.3.3. Thần kinh hàm dưới (mandibular nerve).
Thần kinh hàm dưới do hai phần tạo nên: rễ vận động và một nhánh của hạch sinh ba.
Đường đi và liên quan: hai phần của thần kinh hàm dưới chui qua lỗ bầu dục ra ngoài sọ, rồi nối với nhau thành một thân chung trước khi phân nhánh.
- Nhánh màng nãođi trở lại hố sọ giữa qua lỗ gai.
- Thần kinh tới cơ chân bướm trongvận động cho cả cơ căng màn khẩu cái và cơ căng màng nhĩ.
- Các nhánh tới hạch tai.
- Thần kinh cơ cắn.
- Các thần kinh cơ cắn sâu trướcvàsauvận động cơ thái dương. Thần kinh thái dương sâu sau thường tách từ cùng một thân chung với thần kinh cơ cắn; thần kinh thái dương sâu trước thường cùng thân chung với thần kinh má.
- Thần kinh máphân phối vào da và niêm mạc má. - Thần kinh tới cơ chân bướm ngoài.
- Thần kinh tai – thái dương.
Nhánh tận:
- Thần kinh lưỡi(lingual nerve) chạy ra trước và xuống dưới ở giữa ngành hàm dưới và cơ chân bướm trong. Tới niêm mạc miệng, nó vịng quanh ống tuyến dưới hàm từ ngoài vào trong và tận cùng ở hai phần ba trước của lưỡi.
- Thần kinh huyệt răng dưới(inferior alveolar nerve) đi vào lỗ hàm dưới, chạy qua ống hàm dưới rồi tận cùng ở lỗ cằm. Nó tách ra thần kinh cơ hàm móng, các nhánh cho răng – lợi hàm dưới vàthần kinh cằm.