1.1. Các động mạch.
● Nguyên uỷ, đường đi và tận cùng: động mạch nách bắt đầu ở khoảng sau điểm
giữa xương địn liên tiếp với động mạch dưới địn. Nó đi xuống dưới và ra ngoài qua nách theo một đường định hướng là đường kẻ nối điểm giữa xương đòn với điểm giữa nếp gấp khuỷu khi cánh tay giạng vng góc với thân và khi tới ngang bờ dưới cơ ngực lớn thì tiếp tục bởi động mạch cánh tay.
● Các liên quan.
Với các cơ. Động mạch nách là cấu trúc trung tâm của nách. Ở thành nách, nó được vây quanh bởi: trước là các cơ ngực nhỏ và lớn; sau là các cơ dưới vai, tròn lớn, và lưng rộng; trong là thành ngực bên được phủ bằng bó trên cơ răng trước; ngồi là cơ quạ - cánh tay. Động mạch nách chạy xa dần bờ trong nách rồi tiếp sát và đi dọc bờ trong cơ quạ - cánh tay ở thành ngoài (cơ tuỳ hành của động mạch nách).
Với các thành phần khác đi trong nách. Tĩnh mạch nách chạy dọc phía trong động mạch; phần dưới địn của đám rối thần kinh cánh tay cùng với các nhánh của nó vây quanh động mạch. Các mạch máu và thần kinh được bọc chung trong một bao mạc làbao nách.Động mạch nách được cơ ngực bé chia liên quan của nó với đám rối cánh tay thành:
- Trên cơ ngực bé, bó ngồi và sau của đám rối nằm ngồi động mạch, bó trong ở sau.
- Sau cơ ngực bé, ba bó vây quanh ở ngồi, trong và sau động mạch (như tên gọi của chúng).
- Dưới cơ ngực bé, nhánh tận ba bó lúc đầu vây quanh nhưng dần xa động mạch.
● Các nhánh bên và tiếp nối.
Theo thứ tự từ trên xuống, động mạch nách có sáu nhánh: - Động mạch ngực trênchạy vào trong khoang gian sườn I.
- Động mạch ngực – cùngchạy ra trước xuyên qua mạc đòn – ngực rồi chia thành bốn nhánh: đòn (tới khớp ức đòn), ngực (dưới mặt sâu cơ ngực lớn), delta (trong rãnh delta – ngực) và cùng vai (mỏm cùng vai tiếp nối động mạch trên vai và mũ cánh tay sau).
- Động mạch ngực ngoàichạy xuống mặt trước – bên của thành ngực dọc bờ ngoài cơ ngực bé.
- Động mạch dưới vaitách ra từ đoạn dưới cơ ngực bé của động mạch nách. Nó đi ra sau và chia thànhđộng mạch ngực – lưngvà động mạch mũ vai.
- Động mạch mũ cánh tay trướcvàđộng mạch mũ cánh tay saulà nhánh cuối cùng tách riêng rẽ từ động mạch nách hoặc từ cùng một thân chung.
1.1.2. Động mạch cánh tay (brachial artery).
● Nguyên uỷ, đường đi và tận cùng. Động mạch cánh tay chạy tiếp theo động
theo đường định hướng giống như của động mạch nách và khi tới hố khuỷu, ngang mức với cổ xương quay thì chia thành các động mạch quay và trụ. ● Các liên quan.
Với các cơ và mạc. Động mạch cánh tay đi ở phần trong ngăn cơ gấp của cánh tay dọc bờ trong cơ nhị đầu cánh tay; cơ này là cơ tuỳ hành của động mạch cánh tay. Phần trên của động mạch nằm trongống cánh tay(là một ống cơ mạc) với các giới hạn:
- Ngoài là cơ quạ - cánh tay.
- Sau là vách gian cơ trong (trên) và cơ cánh tay (dưới). - Trong là da và mạc cánh tay.
phần dưới, động mạch nằm trong rãnh nhị đầu trong với các giới hạn: - Trước là cân cơ nhị đầu.
- Sau là cơ tam đầu. - Ngoài là gân cơ nhị đầu. - Trong là cơ sấp tròn.
● Với các mạch và thần kinh. Động mạch cánh tay đi cùng hai tĩnh mạch.
- Phần ba trên cánh tay, thần kinh giữa nằm trước – ngoài động mạch, thần kinh trụ và thần kinh bì cẳng tay trong nằm trong động mạch.
- Giữa cánh tay, thần kinh trụ xuyên qua vách gian cơ trong để đi vào ngăn mạc sau cánh tay, thần kinh bì cằng tay trong đi ra nơng trong khi thần kinh giữa bắt chéo trước động mạch.
- Từ đây, chỉ còn thần kinh giữa đi sát động mạch. ● Các nhánh bên và tiếp nối.
Động mạch cánh tay sâucùng thần kinh quay chui qua tam giác cánh tay tam đầu vào ngăn mạc sau của cánh tay và chạy theo đường xoắn ốc quanh xương cánh tay. Động mạch cánh tay sâu tách ra: nhánh cho cơ tam đầu, động mạch nuôi xương cánh tay và nhánh delta chạy lên tiếp nối động mạch mũ cánh tay sau. Động mạch cánh tay tận cùng bằng hai nhánh tham gia mạng mạch khớp khuỷu:động mạch bên giữavàđộng mạch bên quay.
Động mạch bên trụtách ra ở khoảng giữa cánh tay đi xuống ngăn mạc cánh tay sau tới sau mỏm trên lồi cầu trong và tiếp nối tại đây với nhánh sau của động mạch quặt ngược trụ.
Động mạch bên trụ dướitách ra ngay trên khuỷu. 1.1.3. Động mạch trụ (ulnar artery).
● Nguyên uỷ, đường đi và tận cùng. Động mạch trụ là tách ra ở hố khuỷu ngang
- Phần ba trên cẳng tay, nó đi xuống dưới và vào trong, lúc đầu đi sau cơ sấp trịn, sau đó đi giữa cơ gấp các ngón tay nơng và cơ gấp các ngón sâu.
- Hai phần ba dưới, động mạch đi thẳng xuống dưới sự che phủ của cơ gấp cổ tay trụ (cơ tuỳ hành).
- Ngay trên cổ tay, động mạch trụ nằm nông ở giữa gân cơ gấp cơ tay trụ và gâp gấp các ngón nơng.
- Cổ tay, bắt chéo trước gân hãm gân gấp, ngoài xương đậu.
Thần kinh trụ chạy sát ở phía trong động mạch trụ ở hai phần ba dưới cẳng tay và cổ tay.
● Các nhánh bên và tiếp nối.
- Động mạch quặt ngược trụchạy lên và sớm chia thành nhánh trước và nhánh sau. - Động mạch gian cốt chungchạy xuống dưới và ra ngồi một đoạn ngắn thì chia
thành các động mạch gian cốt trước và gian cốt sau.
- Các nhánh cổ tay.Ngay trước khi bắt chéo hãm gân gấp, động mạch trụ tách ra
nhánh gan cổ taychạy sau các gân gấp dài tới sàn ống cổ tay vànhánh mu cổ tay
chạy vòng quanh mặt trong khớp cổ tay để gia nhập vào mạng mạch mu cổ tay. - Nhánh gan tay sâu.Ngay sau khi bắt chéo trước hãm gân gấp, động mạch trụ tách
ra nhánh gan tay sâu. Nhánh này lách vào giữa các cơ mơ út; nó có thể tham gia vào cung gan tay sâu hoặc nông.
1.1.4. Động mạch quay (radial artery).
● Nguyên uỷ. Động mạch quay và một trong hai nhánh tận của động mạch cánh tay
ở hố khuỷu, ngang mức cổ xương quay.
● Đường đi và tận cùng. Động mạch quay đi xuống dưới và ra ngoài qua ngăn mạc
trước của cẳng tay, dọc theo đường kẻ nối điểm giữa nếp gấp khuỷu và rãnh mạch. Tới dưới mỏm trâm quay, nó vịng quanh mặt ngồi cổ tay tới mu tay. Cuối cùng, nó lách qua khe giữa nền các xương đốt bàn tay thứ nhất và thứ hai vào gan tay và chia thành động mạch chính ngón cái và cung gan tay nông.
● Các liên quan.
Cẳng tay, động mạch quay chạy qua cẳng tay dưới sự che phủ của cơ cánh tay – quay (cơ tuỳ hành).
- Phần ba giữa cẳng tay, nhánh nơng thần kinh quay nằm ngay bên ngồi động mạch.
- Phía trong, động mạch liên quan với cơ sấp trịn ở phần ba trên và cơ gấp cố tay quay ở hai phần ba dưới.
- Ngay trên cổ tay, động mạch nằm giữa bờ trong gân cơ cánh tay – quay và bờ ngoài gân cơ gấp cổ tay quay, mặt trước chỉ có da và mạc che phủ.
Cổ tay và bàn tay. Lúc chạy vịng ra ngồi tới mu tay, động mạch quay đi dưới gân của các cơ giạng ngón cái dài và cơ duỗi ngón cái ngắn, tiếp đó đi qau hõm lào giải phẫu rồi đi dưới gân cơ duỗi ngón cái dài để tới khe giữa nền các xương đốt bàn tay nhất và nhì. Tại khe này, động mạch nằm giữa hai đầu cơ gian cốt mu tay thứ nhất.
● Các nhánh bên và tiếp nối.
Động mạch quặt ngược quaytách ra dưới nguyên uỷ động mạch quay một đoạn ngắn.
Động mạch nuôi xương cánh tayvà nhánh không tên.
Nhánh gan tay nơngtách ra ngay trước khi động mạch vịng ra mu tay.
Nhánh mu cổ tay.Lúc đi ở mu cổ tay, động mạch quay tách ra một hoặc hai nhánh mu cổ tay và các nhánh đi đến cả hai bờ của mu ngón cái và bờ ngồi mu ngón trỏ.
Động mạch chính ngón cái.Khi động mạch quay đi vào gan tay ở giữa hai đầu cơ gian cốt mu tay thứ nhất, nó chia thành động mạch chính ngón cái và cung gan tay sâu.
1.1.5. Các cung gan tay.
Cung gan tay nông(superficial palmar arch) là sự tiếp tục của động mạch trụ sau khi động mạch này tách ra gan tay sâu. Cung này thường được hoàn thiện bằng cách nối với các nhánh của động mạch quay: nhánh gan tay nông, động mạch chính ngón cái và động mạch quay ngón trỏ. Các nhánh: cung gan tay nơng tách ra động mạch ngón tay cho bờ trong ngón út và ba động mạchgan ngón tay chung. Các động mạch gan ngón tay
chung chạy ra xa và về phía những khoảng kẽ ngón tay giữa các ngón trỏ và giữa, giữa và nhẫn, nhẫn và út.
Cung gan tay sâu(deep palmar arch) là sự tiếp tục của động mạch quay sau khi động mạch này tách ra động mạch chính ngón cái. Nó đi vào trong và bên dưới các gân gấp và bắt chéo trước các cơ gian cốt và các xương đốt bàn tay. Cung được hoàn thiện ở phía trong bằng cách nối với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ. Nhánh sâu của thần kinh trụ gần như chạy song song với cung gan tay sâu.
1.2. Các tĩnh mạch. 1.2.1. Các tĩnh mạch sâu.
Các tĩnh mạch sâu của chi trên chạy kèm theo các động mạch và có tên như các động mạch; động mạch nách có một tĩnh mạch đi kèm, các động mạch cịn lại có hai tĩnh mạch đi kèm. Tĩnh mạch nách nằm trong động mạch, nó thu nhận tất cả máu của động mạch chi trên và đổ về tĩnh mạch dưới đòn.
Tĩnh mạch đầu(cephalic vein) xuất phát từ phần ngoài mạng lưới tĩnh mạch mu tay. Nó chạy lên uốn quanh bờ ngồi cẳng tay tới mặt trước cẳng tay và tiếp tục đi lên dọc theo bờ trước – ngoài của cẳng tay, khuỷu và cánh tay. Cuối cùng, tĩnh mạch này chạy qua rãnh delta – ngực rồi đổ vào tĩnh mạch nách ở ngay dưới xương đòn.
Tĩnh mạch nền(basilic vein) bắt đầu từ phần trong mạng lưới tĩnh mạch mu tay. Nó đi lên, lúc đầu ở mặt trong cẳng tay, sau đó ở mặt trước – trong của khuỷu và cánh tay; tới giữa cánh tay, nó xuyên qua mạc cánh tay vào sâu và tiếp tục đi lên tới nách. Nó cùng với các tĩnh mạch cánh tay hợp nên tĩnh mạch nách. Ở trước khuỷu, tĩnh mạch đầu tách ra một nhánh lớn –tĩnh mạch giữa khuỷu(median cubital vein) đi chếch lên trên và vào trong nối với tĩnh mạch nền.
Tĩnh mạch giữa cẳng tay(median antebrachial vein) bắt đầu từ cung tĩnh mạch gan tay nơng ở gan tay. Nó đi lên qua mặt trước cẳng tay và tận cùng ở tĩnh mạch nền hoặc tĩnh mạch giữa khuỷu.
1.3. Các liên hệ chức năng và lâm sàng.
Ứng dụng lâm sàng. Huyết áp động mạch thường được đo bằng mạch đập của động mạch cánh tay ngay trên khuỷu tay. Đếm tần số mạch đập/phút thường dựa vào mạch đập của động mạch quay ngay trên cổ tay. Các tĩnh mạch nơng ở khuỷu là vị trí tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Thắt các động mạch của chi trên. Để tránh cho cơ gấp cẳng tay trước bị xơ hoá và ngắn lại, cần phải thắt động mạch cánh tay ở xa hơn nguyên uỷ của động mạch bên trụ dưới. Khi đó, các vịng nối tiếp quanh mỏm tren lồi cầu trong được phát huy tác dụng đầy đủ.