Tác giả Khái niệm
Boyatzis (1982) Là một đặc điểm thiết yếu của một người, có thể là một động lực, đặc điểm, kỹ năng, khía cạnh của hình ảnh bản thân hoặc vai trị xã hội, hoặc kiến thức mà người đó sử dụng
Tas (1988) Là việc thực hiện nhiệm vụ dựa trên khả năng của một người để hồn thành các cơng việc cụ thể và đảm nhận vai trị kết nối với vị trí này
Spencer và Spencer (1993)
Một đặc điểm cơ bản của một cá nhân quyết định tính hiệu quả hoặc hiệu suất vượt trội trong cơng việc hoặc tình huống của người đó
Dubois (1993) Là khả năng áp dụng hoặc sử dụng kiến thức, kỹ năng, khả năng, hành vi và đặc điểm cá nhân để thực hiện thành công các nhiệm vụ quan trọng, chức năng cụ thể hoặc hoạt động trong một vai trị hoặc vị trí nhất định
Quinn và cộng sự (1996)
Năng lực được hình thành dựa trên các kỹ năng, kiến thức và đặc điểm cá nhân và mối liên kết giữa việc sở hữu những năng lực này và thực hiện một số nhiệm vụ hoặc vai trò nhất định
Mansfield (1996) Một mô tả cụ thể các kỹ năng và phẩm chất dưới dạng hành vi mà nhân viên cần để trở nên hiệu quả hơn trong một công việc.
Tác giả Khái niệm
Parry (1996) Một cụm các kiến thức, thái độ và kỹ năng có ảnh hưởng đến phần lớn cơng việc của một người; có tương quan với hiệu quả thực hiện cơng việc; có thể được đo lường dựa trên các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi; và có thể được cải thiện qua đào tạo và phát triển.
Wynne và Stringer (1997)
Như những điều mọi người phải, biết và làm, để đạt được kết quả đầu ra cần thiết trong công việc của họ
Lucia và Lepsinger (1999)
Là yếu tố dự báo quan trọng về hiệu suất và thành cơng của nhân viên, có mức độ quan trọng tương tự với kết quả học tập và kiến thức họ đã được đánh giá bằng điểm số trong nhà trường
Hoffmann (1999) Được xác định dựa trên ba khía cạnh: (a) phẩm chất và thuộc tính cơ bản của một người, (b) hành vi có thể quan sát được và (c) tiêu chuẩn về kết quả thực hiện cá nhân
Van der Klink và Boon (2002)
Được xác định theo ba khía cạnh khác biệt: năng lực như đặc điểm cá nhân; năng lực như đặc điểm của tổ chức; và khái niệm năng lực như một công cụ để cấu trúc và tạo điều kiện giao tiếp giữa cơ sở đào tạo và thị trường lao động
Bartram (2004) Năng lực cũng là tập hợp các khả năng, hoạt động, quy trình và sự đáp ứng có thể có cho phép thỏa mãn các nhu cầu công việc khác nhau một cách hiệu quả bởi một vài người này thay vì những người khác.
Chen và Naquin (2006)
Các đặc điểm cá nhân quan trọng liên quan đến công việc (như kỹ năng, kiến thức, thái độ, niềm tin, động cơ và phẩm chất) giúp đạt được kết quả cơng việc thành cơng, trong đó thành cơng được hiểu là phù hợp với các chức năng chiến lược của một tổ chức.
Campion và cộng sự
(2011)
Tập hợp các kiến thức, kỹ năng và năng lực và các đặc điểm cần phải có để đạt được kết quả cao trong một công việc cụ thể.
Nguồn: Tổng hợp của Gregory W. Stevens (2012), Shet và cộng sự (2017)
Đa số nghiên cứu cho rằng năng lực là một đặc điểm, phẩm chất hoặc thuộc tính của cá nhân (Boyatzis, 1982; Spencer và Spencer, 1993; Quinn và cộng sự, 1996; Mansfield, 1996; Hoffmann, 1999; Chen và Naquin, 2006; Campion và cộng sự, 2011). Một số khái niệm khác tiếp cận năng lực dưới góc độ là khả năng của một cá nhân (Dubois, 1993; Bartram, 2004). Tuy nhiên, dù xác định là đặc điểm, phẩm chất cá nhân hay là khả năng của của nhân thì đều thống nhất năng lực của cá nhân là những
yếu tố nền tảng giúp cá nhân đạt được những kết quả nhất định trong các công việc mà họ được giao.
Tại Việt Nam, theo Viện Ngôn ngữ học (2010), năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hồn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Theo khía cạnh tâm lý học, năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao (Thái Trí Dũng, 2012; Hồng Văn Thành, 2016). Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên đóng vai trị quan trọng, năng lực con người khơng phải hồn tồn tự nhiên mà có, phần lớn do cơng tác và tập luyện mà có. Có thể nói năng lực là phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng của cá nhân trong việc đạt được một kết quả nào đó trong cơng việc. Đặc biệt năng lực là yếu tố gắn liền với hoạt động, chỉ được bộc lộ thông qua hành động và đảm bảo kết quả của hành động đó. Trong phạm vi nghiên cứu này, NCS tiếp cận “năng lực là tổng hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý cá nhân
phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao.”
1.2.3.2 Khái niệm năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn
Boyatzis (1982), Le Deist và Winterton (2005) cho rằng một số năng lực quan trọng và cần thiết hơn những năng lực khác căn cứ vào vị trí cơng việc mà người đó đảm nhận. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các cách phân loại khác nhau về năng lực của nhà quản lý (bảng 1.5). Một số nhà nghiên cứu thì chia nhóm năng lực quản lý thành các nhóm như năng lực cứng và mềm (Jacobs, 1989), năng lực cơ bản (kiến thức, kỹ năng cơ bản) và năng lực khác biệt (Spencer và Spencer, 1993), Năng lực cơ bản và trung gian (Rothwell, 2002). Nhưng đa số thì thống nhất chia năng lực quản lý thành ba nhóm: năng lực cốt lõi, năng lực lãnh đạo/quản lý và năng lực chuyên môn/chức năng (Maddy và cộng sự, 2009). Một số nghiên cứu khác của Thomas và Sireno (1980); Boyatzis (1982); Hunt và Wallace (1997); Abraham và cộng sự (2001) chia năng lực nhà quản lý thành các năng lực riêng lẻ như lãnh đạo; năng lực giao tiếp; năng lực kiểm soát; năng lực giải quyết vấn đề ra quyết định; năng lực quản lý mục tiêu và hành động,… Như vậy, các quan điểm này đều dựa trên yêu cầu công việc và nhiệm vụ của nhà quản lý để xác định các năng lực họ cần có trong quá trình vận hành doanh nghiệp của mình. Năng lực của nhà quản lý là tổng thể những năng lực cần có để có thể quản lý, điều hành doanh nghiệp.