Tác giả Phân loại năng lực của nhà quản lý
Thomas và Sireno (1980) Kiểm soát, lãnh đạo và năng lực giao tiếp
Boyatzis (1982) Lãnh đạo, quản trị nhân sự, quản lý mục tiêu và hành động Jacobs (1989) Năng lực cứng và mềm
Prahlad và Hamel (1990) Năng lực cốt lõi
Spencer và Spencer (1993) Năng lực cơ bản (kiến thức, kỹ năng cơ bản) và năng lực khác biệt
Hunt và Wallace (1997) Lãnh đạo, quản trị chiến lược, quản lý hành chính, giải quyết vấn đề, ra quyết định, kết nối và kỹ năng chính trị
Abraham và cộng sự (2001)
Kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý mục tiêu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng định hướng khách hàng, linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng định hướng chất lượng, đáng tin cậy, kỹ năng giao tiếp và kết nối cá nhân
Raven và Stephenson (2001) Năng lực lý giải, quan hệ, học tập và nâng cao năng lực Rothwell (2002) Năng lực cơ bản và trung gian
Le Deist và Winterton (2005) Năng lực chức năng với việc củng cố năng lực hành vi Kuijpers và cộng sự (2006) Năng lực học tập và nghề nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của Shet và cộng sự, 2017
Căn cứ vào các phân loại về năng lực quản lý bảng 1.5, thấy rằng nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận năng lực lãnh đạo là một năng lực cấu thành của năng lực quản lý trên cả hai khía cạnh là nhóm năng lực và các năng lực riêng lẻ như đã phân tích ở trên. Thông thường nhà quản lý cấp cao với vai trò là thành viên ban điều hành doanh nghiệp sẽ thực hiện các chức năng của hoạt động quản trị doanh nghiệp gồm: xây dựng và triển khai kế hoạch, chiến lược; xây dựng bộ máy tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, chức năng lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp (Gary Dessler, 2002; Lê Quân, 2016).
Chức năng lãnh đạo, hoạt động lãnh đạo và nhà lãnh đạo là những góc độ tiếp cận thường được đề cập khi nghiên cứu về nội dung lãnh đạo (Yukl, 2009). Trong đó, chức năng lãnh đạo doanh nghiệp của Ban Điều hành được thể hiện bằng việc gây ảnh hưởng lên các đối tượng thực thi nhiệm vụ. Với vai trò là những người đứng đầu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp, NQL cấp cao sẽ là những người tham gia xây dựng, thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp, với vai trị dẫn dắt họ sẽ tạo
lập môi trường làm việc, tạo dựng niềm tin trong tập thể quản lý và người lao động, định hướng và dẫn dắt đội ngũ cán bộ quản lý (Lê Quân, 2016).
Một số nghiên cứu cho rằng NQL cấp cao có vai trị định hướng, giáo dục và điều quan trọng hơn là khai phóng trí tuệ và khai sáng tầm nhìn ở nhân viên, kích thích, tạo động lực cho nhân viên. Nghiên cứu của Doh, J.P (2003) cũng chỉ ra năng lực lãnh đạo là khả năng tạo ra động lực, hứng khởi cho bản thân và sau đó là truyền cảm hứng của người khác hoặc là khả năng của cá nhân nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khiến người khác cống hiến vì hiệu quả và thành cơng của tổ chức. Các khái niệm này tập trung vào khía cạnh tạo động lực của người lãnh đạo cho chính mình và cho nhân viên. Thông qua động lực và hứng khởi trong công việc, hiệu quả tổng thể được tăng lên. Năng lực lãnh đạo của nhà quản lý thể hiện thông qua nỗ lực làm việc của bản thân, của nhân viên và kết quả làm việc của nhân viên. Theo mơ hình ASK, năng lực lãnh đạo được định nghĩa là các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đối với các cá nhân ở vị trí lãnh đạo, quản lý trong tổ chức (Bloom, 1956; Lê Quân, 2016). Trong đó, thái độ là cách ứng xử của nhà lãnh đạo đối với cấp dưới, khách hàng, đối tác hay cộng đồng, thể hiện qua hành vi của họ trong q trình lãnh đạo. Vị trí càng cao thì mức độ ảnh hưởng của thái độ càng lớn.
Góc độ tiếp cận của mơ hình Be –Know – Do (BKD) xác định năng lực lãnh đạo là tổng hợp các tố chất, kiến thức và hành động lãnh đạo mà nhà quản lý cần có để hồn thành nhiệm vụ của mình (Campell và Dardis, 2004, Trần Thị Phương Hiền, 2014, Lê Văn Thuận, 2019).
Căn cứ vào vị trí cơng việc, vai trị của nhà quản lý cấp cao, bản chất của chức năng lãnh đạo mà họ phải triển khai trong khách sạn, trong giới hạn của luận án này, “năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao là tổng
hợp các tố chất, kiến thức và hành động lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao cần có để có thể thực hiện tốt việc xây dựng, thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược của khách sạn, định hướng dẫn dắt và tạo động lực cho nhân viên trong công việc”.
1.2.4 Một số lý thuyết về lãnh đạo
Khoa học về lãnh đạo và quản lý chỉ thực sự bắt đầu được quan tâm ở những năm đầu thế kỷ XX. Từ đó đã có khá nhiều các lý thuyết khác nhau về lãnh đạo, quản
lý được ra đời, khởi nguồn từ các nước cơng nghiệp hóa sớm lan tỏa dẫn sang khối các nước đang phát triển, chậm phát triển sau đó.
F.W.Taylor và Henry Fayol là hai NQL mở màn cho khoa học quản lý vào đầu thế kỷ XX. Lý thuyết “Quản lý theo khoa học” của Taylor được coi là mở đầu của khoa học quản lý hay của tầng lớp các nhà quản trị chuyên nghiệp, trong đó lãnh đạo chỉ là một chức năng của quản lý. quản trị hiện đại ở Mỹ và trên thế giới. Lý thuyết “Quản lý tổng quát” cũng đã chỉ ra rằng, tất cả các NQL đều phải thực hiện năm chức năng là: kế hoạch - tổ chức - chỉ huy - phối hợp - kiểm soát. Hiện nay, trong các sách về khoa học quản lý, năm chức năng đó được rút gọn thành bốn chức năng căn bản là: hoạch định - tổ chức - lãnh đạo - kiểm soát. Hai tác giả mở ra thời kỳ cổ điển của khoa học quản lý hiện đại, đã cố gắng tách phạm trù quản lý ra khỏi phạm trù chính trị, phạm trù sở hữu và khẳng định nó là cơng việc mang tính chun mơn.
Từ khoảng những năm 40 thế kỷ XX đến nay, nhiều lý thuyết quản lý hiện đại xuất hiện ở Châu Âu lại cố gắng tách lãnh đạo ra khỏi quản lý thành một môn khoa học mới - khoa học về lãnh đạo. Theo những lý thuyết này, lãnh đạo là một hình thức hoạt động cao cấp của quản lý, có vai trị quan trọng hơn và có độ phức tạp hơn. Trước đó, lãnh đạo chỉ được coi là một chủ đề được quan tâm, chưa có những phân tích hay lý thuyết để kiểm định lý thuyết. Khi nó trở thành một khoa học thì lý thuyết trên lĩnh vực này mới trở nên phong phú và đa dạng hơn.
Trong khn khổ luận án, NCS tóm tắt một số các lý thuyết liên quan đến lãnh đạo đã được nghiên cứu và thừa nhận từ trước đến nay (bảng 1.6). Theo tổng hợp này, các lý thuyết Vĩ nhân là lý thuyết đầu tiên xuất hiện, nó cho rằng con người ra đời bẩm sinh mang theo những tố chất lãnh đạo. Cùng trường phái với lý thuyết này là lý thuyết dựa trên cơ sở tố chất xuất hiện đầu tiên vào những năm 1930 - 1940. Lý thuyết đã tìm ra những đặc điểm, tính cách của nhà lãnh đạo có liên hệ mật thiết tới thành công của tổ chức. Tuy nhiên, khi các lý thuyết về lãnh đạo khác xuất hiện và các cuộc tranh luận, phản biện về lãnh đạo có sự tham gia rộng rãi của xã hội, nhất là khi phần lớn những nhà lãnh đạo thành đạt cũng không thừa nhận họ thừa hưởng những tố chất đặc biệt, thì quan điểm về tố chất lãnh đạo cũng có sự thay đổi. Đây cũng chính là lý do dẫn tới việc các nhà nghiên cứu chuyển hướng tới học thuyết lãnh
đạo dựa trên cơ sở hành vi ở giai đoạn 1950. Tố chất chỉ là yếu tố nền tảng để biến thành hành vi có hiệu quả trong lãnh đạo.