STT Nội dung phỏng vấn
1 Đánh giá chung về tình hình nhân sự cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội
2 Đánh giá chung về thực trạng năng lực lãnh đạo của khách sạn
3 Quan điểm về hai hành động: phát triển nhân viên và truyền nhiệt huyết cho nhân viên
4 Giải pháp để nâng cao năng lực của NQL cấp cao hiện nay
5 Giải pháp nào với việc thiếu hụt nhân sự quản lý, đặc biệt NQL cấp cao hiện nay tại khách sạn
Nguồn: Đề xuất của NCS
- Phân tích và diễn giải dữ liệu phỏng vấn: Kết quả của phỏng vấn sâu được phân tích, so sánh và đưa vào nội dung thực trạng chương 3 và gợi ý để năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội tại chương 4.
2.2.2 Nghiên cứu định lượng
Mục tiêu của phương pháp này nhằm kiểm định độ tin cậy của biến quan sát dùng trong nghiên cứu, phân nhóm và khẳng định yếu tố cấu thành đưa vào khung nghiên cứu, kiểm định giả thuyết nghiên cứu và đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã thực hiện khảo sát xã hội học với các bước thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát như sau:
2.2.2.1 Các bước thu thập dữ liệu khảo sát
(1) Thiết kế phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát được hình thành trên cơ sở tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn chuyên gia lần 1, nội dung của phiếu khảo sát gồm 2 nội dung chính:
Phần 1: Khảo sát về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Trong đó, tố chất lãnh đạo: 16 biến quan sát; kiến thức lãnh đạo: 06 biến quan sát; hành động lãnh đạo: 16 biến quan sát.
Phần 2: Phần thông tin gồm các câu hỏi liên quan đến đặc điểm của khách sạn, đặc điểm người trả lời khảo sát.
Với tiêu chí liên quan đến tố chất lãnh đạo và kiến thức lãnh đạo, thang quan sát tương tứng là 1: rất không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: trung lập; 4: đồng ý và 5: rất đồng ý. Với nhóm biến liên quan đến hành động lãnh đạo: 1: rất không thường xuyên; 2: không thường xuyên; 3: trung lập; 4: thường xuyên và 5: rất thường xuyên. Với các biến phân loại khác trong mơ hình, NCS sử dụng thang định danh hoặc thứ bậc tùy vào loại dữ liệu được phản ánh.
Như đã trình bày trong nội dung 1.3, NCS đã kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu định tính thơng qua phỏng vấn chun gia lần 1 của để xây dựng bộ thang quan sát các yếu tố cấu thành về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn tại bảng 2.3. Trong đó:
- Tố chất lãnh đạo: kế thừa một số thang quan sát tố chất của Trần Thị Vân Hoa (2011), Schutte và cộng sự (1998) đã được Trần Thị Phương Hiền (2014) kiểm định. So với biến quan sát trong mơ hình BKD – Trần Thị Phương Hiền (2014) đã sử dụng đánh giá tố chất lãnh đạo của NQL, NCS bổ sung một số thang quan sát: BE 11, BE12, BE13 (từ tổng quan nghiên cứu và kết quả phỏng vấn chuyên gia), BE16 (từ kết quả phỏng vấn chuyên gia) .
- Kiến thức lãnh đạo: Kế thừa một phần thang quan sát kiến thức về hoạt động lãnh đạo của Trần Thị Phương Hiền (2014) và NCS bổ sung một số thang quan sát: K1, K2, K3 (căn cứ vào tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn chuyên gia).
- Hành động lãnh đạo: Kế thừa chọn lọc một phần thang quan sát về 04 hành động lãnh đạo của Kouzes và Posner (1993) và Trần Thị Phương Hiền (2014) và bổ sung một số thang quan sát: DO1, DO2, DO3 (từ tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn chuyên gia), DO9 (từ kết quả phỏng vấn chuyên gia) .
Như vậy, so với các mơ hình BKD đã được sử dụng đánh giá năng lực lãnh đạo của CEO hay NQL trong kinh doanh nói chung, trong nghiên cứu của mình NCS đã bổ sung thêm biến độc lập và thang quan sát cho những biến độc lập đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây.