Các quan điểm chính của các lý thuyết về lãnh đạo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 56 - 64)

Lý thuyết Các quan điểm chính của lý thuyết về lãnh đạo

Lý thuyết Vĩ nhân Lý thuyết cho rằng lãnh đạo là con người đặc biệt, khi ra đời mang theo các tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Lý thuyết này hàm ý chỉ người lãnh đạo là nam giới, thuộc quân đội và ở phương Tây.

Lý thuyết Tố chất cá nhân Theo lý thuyết này các nhà lãnh đạo sinh ra đã có các tố chất hay đặc tính tự nhiên, có tính bản năng, năng lực sẵn có (có tố chất siêu phàm, có những giá trị vượt trội so với người khác), chứ không phải chỉ do luyện tập hay cố gắng mà đạt được.

Lý thuyết Hành vi Lý thuyết tập trung vào hành động, công việc cụ thể mà một nhà lãnh đạo thực hiện. Hành vi của nhà lãnh đạo lại phụ thuộc vào đặc điểm tính cách và kỹ năng của nhà lãnh đạo đó.

Lý thuyết Tình huống Lý thuyết cho rằng người lãnh đạo cần có những hành vi phù hợp với tình huống và bối cảnh làm việc của mình. Sẽ có những hành động cụ thể phù hợp với các tình huống nhất định.

Lý thuyết Dự phịng Lý thuyết này được dựa trên quan điểm của lý thuyết tình huống, tập trung nhận diện các tình huống và sự đốn tốt nhất các phong cách lãnh đạo hiệu quả và phù hợp với các tình huống.

Lý thuyết Trao đổi Lý thuyết này làm nổi bật vai trò của người lãnh đạo và những người dưới quyền, lý thuyết nói về mối quan hệ giữa những phần thưởng mà nhà lãnh đạo trao cho người dưới quyền và lòng trung thành, cam kết của họ với nhà lãnh đạo.

Lý thuyết Chuyển đổi Lý thuyết nhấn mạnh sự thay đổi và vai trò của nhà lãnh đạo trong xây dựng tầm nhìn và lãnh đạo tổ chức. Nhà lãnh đạo cần tạo ra thay đổi và tiến triển không ngừng trong tổ chức.

Nguồn: NCS tổng hợp

Có thể coi lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở hành vi là một bước phát triển của lý thuyết lãnh đạo dựa trên cơ sở tố chất, lấy lý thuyết này làm nền tảng. Có hai vấn đề quan trọng trong hành vi của nhà lãnh đạo: sự quan tâm tới công việc và con người trong tổ chức, đây cũng chính là hai nhân tố quyết định tới hiệu quả lãnh đạo (House và Aditya, 1997). Đồng quan điểm với Lý thuyết Hành vi nhưng lý thuyết tình huống

có bước phát triển hơn, cho rằng hành vi lãnh đạo cần phù hợp với tình huống, bối cảnh ra quyết định cụ thể. Lý thuyết này đưa ra các mẫu hành vi theo các tình huống, tương ứng với các bối cảnh.

Từ những năm 80, có thêm nhiều lý thuyết khác nhưng những lý thuyết này tập trung vào sự kết hợp giữa tố chất, hành vi và bối cảnh cụ thể mà người lãnh đạo đang tham gia hoạt động. Ban đầu lý thuyết trao đổi là lý thuyết được nhiều nhà lãnh đạo tin tưởng, tuy nhiên, quan điểm về sự trao đổi cũng trở nên thiếu thuyết phục khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần thưởng không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả trong lãnh đạo.

Do đó, đến ngày nay, Lý thuyết Chuyển đổi trở nên có ưu thế hơn. Các hành vi của nhà lãnh đạo chuyển đổi tạo ra tầm nhìn được chia sẻ trong tổ chức, tạo ra hình mẫu và tạo động lực cho người lao động trong tổ chức. Khả năng lãnh đạo mang tính chuyển đổi truyền cảm hứng cho mọi người để đạt được những kết quả bất ngờ hoặc đáng chú ý. Nó mang lại cho người lao động quyền tự chủ đối với các công việc cụ thể, cũng như quyền đưa ra quyết định khi họ đã được đào tạo. Điều này tạo ra sự thay đổi tích cực trong thái độ của những người dưới quyền và toàn bộ tổ chức. Các nhà lãnh đạo chuyển đổi thường thực hiện bốn hành vi riêng biệt là động lực truyền cảm hứng, tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ, khuyến khích sự thay đổi và phát triển cá nhân. Điều đó tạo ra những giá trị lâu dài, tăng tính gắn kết giữa nhà lãnh đạo và nhân viên cao hơn. Lý thuyết này chỉ ra hành động của người lãnh đạo ở nhiều khía cạnh tác động người dưới quyền, không chỉ dựa vào phần thưởng.

1.3 Khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn khách sạn

1.3.1. Khung nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

1.3.1.1 Khung nghiên cứu

Trong luận án của mình, NCS xác định khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn gồm ba yếu tố cấu thành là tố chất lãnh đạo, kiến thức lãnh đạo và hành động lãnh đạo được trình bày trong hình 1.3.

Linh hoạt Dám chịu trách nhiệm

Sự nhạy cảm Sáng tạo

Năng lực lãnh đạo của nhà

Thích ứng

Hình 1.3. Khung mơ hình nghiên cứu kiểm định về năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao nhà quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao

Từ tổng quan nghiên cứu, NCS thấy rằng khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao nói chung và trong khách sạn nói riêng có một số cách tiếp cận phổ biến như: mơ hình ASK, mơ hình BKD, mơ hình năng lực lãnh đạo gồm: năng lực chung và năng lực chun mơn, các mơ hình theo từng khía cạnh của nhà lãnh đạo (tố chất, kiến thức và hành vi lãnh đạo). Mỗi một mơ hình có những điểm mạnh và hạn chế nhất định. Trong nghiên cứu này, NCS lựa chọn mơ hình gốc của Campbell và Dardis (2004) với các yếu tố đã được Trần Thị Phương Hiền (2014) điều chỉnh và kiểm định để đánh giá năng lực lãnh đạo tại môi trường Việt Nam

trong xây dựng khung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn.

Mơ hình Be – Know – Do (BKD) của Campell và Dardis (2004) được áp dụng thành công trong quân đội Mỹ, một môi trường khá nguyên tắc và đặc thù. Tuy nhiên, bản chất của mơ hình được xây dựng trên nền tảng của mơ hình phát triển năng lực lãnh đạo. Nếu thay đổi các yếu tố cấu thành hợp lý thì hồn tồn phù hợp để sử dụng đánh giá năng lực lãnh đạo trong các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực khách sạn (Campell và Dardis, 2004). Các yếu tố cấu thành khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo gồm: tố chất lãnh đạo (BE), kiến thức lãnh đạo (KNOW) và hành động lãnh đạo (DO). Tố chất lãnh đạo là những tố chất cần thiết để hình thành khả năng lãnh đạo của NQL. Kiến thức lãnh đạo liên quan đến kiến thức và kỹ năng cần có để có thể lãnh đạo được tổ chức. Các kiến thức tập trung vào trình độ học vấn, kiến thức về hoạt động lãnh đạo và các trải nghiệm lãnh đạo. Hành động lãnh đạo là những hành động mà NQL cần làm để lãnh đạo tốt tổ chức. Phần hành động lãnh đạo có được thơng qua việc sử dụng những gì họ có - tố chất lãnh đạo và biết – kiến thức của họ để có thể tác động, gây ảnh hưởng đến người dưới quyền nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Các giá trị, thuộc tính, kỹ năng và hành động hình thành mơ hình BKD nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau, dưới sự tích hợp của các yếu tố này thì sẽ tạo ra khả năng lãnh đạo hiệu quả (Campbell và Dardis, 2004).

Mơ hình của BKD của Campbell và Dardis (2004) dựa trên nền tảng của lý thuyết phát triển lãnh đạo nên có hai điểm mạnh cơ bản. Thứ nhất, mơ hình BKD tạo cơ sở cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo cho cá nhân trong tổ chức, kiểm chứng tiềm năng lãnh đạo của NQL tất cả các cấp, trong đó có NQL cấp cao. BKD đề cập đến các yếu tố cá nhân, những thứ được cho là tiềm năng để một cá nhân có thể trở thành một nhà lãnh đạo (Bass, 1990). Mơ hình này cũng nhấn mạnh đến việc phát triển năng lực liên quan đến cá nhân như giá trị, tính cách, hành vi và hành động (Day, 2001). Thứ hai, BKD nhấn mạnh vai trị giá trị, đặc tính và tố chất cá nhân của người lãnh đạo trong nỗ lực nâng cao cao hiệu quả chung của tổ chức (Day, 2001). Bên cạnh đó, một trong những mặt tích cực của mơ hình này đó là chia sẻ những định hướng giúp cá nhân tự ra quyết định trên cơ sở các nguyên tắc nhất định (Bennis,

1999; Bass và Steidlmeier, 1999). Tuy nhiên, do gắn với môi trường đặc thù nên các yếu tố liên quan đến tố chất, kiến thức và hành động được xác lập cho phù hợp.

Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL trong môi trường doanh nghiệp (Trần Thị Phương Hiền, 2014). Trong nghiên cứu này, các yếu tố trong tam giác BKD được định nghĩa và kiểm định phù hợp trong đánh giá năng lực lãnh đạo của một đối tượng NQL là CEO của doanh nghiệp. Trong đó: Tố chất lãnh đạo được xác định được cho rằng phù hợp NQL cấp cao khách sạn gồm: Linh hoạt, sáng tạo, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, dám chịu trách nhiệm; Kiến thức lãnh đạo chính là kiến thức chung về lãnh đạo; Hành động lãnh đạo gồm: chấp nhận thử thách, tạo dựng tầm nhìn được chia sẻ, phát triển nhân viên, làm gương cho cấp dưới và truyền nhiệt huyết cho nhân viên (dựa trên khung lý thuyết của Kouzes và Posner, 1993). Mơ hình khảo cứu này được dựa trên nền tảng tiếp cận lý thuyết Chuyển đổi. Như vậy, áp dụng mơ hình BKD trong đánh giá năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn là có thể chấp nhận được.

Thêm vào đó, với các mục tiêu và đặc điểm cơ bản của ngành khách sạn hiện nay liên quan đến đặc điểm cung ứng dịch vụ gồm: Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên cung cấp cấp dịch vụ, con người là yếu tố tạo ra cạnh tranh không thể sao chép được, mối quan hệ thuận chiều về sự hài lòng của người lao động trong công việc với năng lực lãnh đạo NQL cấp cao, doanh thu của khách sạn (Nguyễn Lê Vinh, 2021). Điều đó càng tạo thêm căn cứ để lựa chọn mơ hình BKD trong xác định yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn xuất phát từ những điểm mạnh của mơ hình.

Tuy nhiên, để lựa chọn các thành phần của yếu tố cấu thành nên năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn, NCS đã dựa trên tổng quan các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao được thực hiện trong những năm gần đây. Các biến độc lập được lựa chọn trên quan điểm là đại diện nhất, có tần suất lặp lại nhất định ở các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo hoặc năng lực của NQL cấp cao tại khách sạn. Từ những căn cứ trên, NCS đã xác định khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trình bày tại hình 1.3.

Căn cứ vào các nghiên cứu trước đây và mơ hình nghiên cứu được xác định, các biến kiểm soát được đưa vào khung nghiên cứu năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao gồm: hạng khách sạn (3, 4, 5 sao); hình thức quản lý khách sạn (độc lập, theo chuỗi); người đánh giá năng lực NQL cấp cao tại khách sạn (NQL cấp cao, các đối tượng khác gồm: NQL cấp trung, cơ sở và nhân viên). Từ đó, hình thành nên các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định như sau:

H1: Có sự khác biệt về các yếu cấu thành năng lực lãnh đạo (BE, K, DO) của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao trên địa bàn Hà Nội

H2: Có sự khác biệt về các yếu cấu thành năng lực lãnh đạo (BE, K, DO) của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn quản lý theo chuỗi và các khách sạn vận hành độc lập xếp hạng 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội

H3: Có sự khác biệt về các yếu cấu thành năng lực lãnh đạo (BE, K, DO) của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3,4,5 sao trên địa bàn Hà Nội do NQL cấp cao tự đánh giá và qua đánh giá của các đối tượng khác

1.3.2 Tố chất lãnh đạo

Tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao là những tính cách cá nhân đặc thù cần thiết để tạo điều kiện cho cá nhân NQL cấp cao để có thể lơi cuốn, gây ảnh hưởng,… khiến cho người lao động nghe và làm theo. Lý thuyết tố chất cá nhân cũng như các nhà nghiên cứu tố chất lãnh đạo đã chỉ ra rằng có những tố chất cá nhân nhất định có ảnh hưởng tới năng lực lãnh đạo – gọi là các tố chất lãnh đạo, tố chất lãnh đạo là yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo. NCS cho rằng rất khó để xác định tồn bộ các tố chất cần thiết cho NQL cấp cao tại khách sạn, vì vậy căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, trong phạm vi này NCS lựa chọn linh hoạt, dám chịu trách nhiệm, nhạy cảm, sáng tạo và thích ứng có thể là những biểu hiện của tố chất lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn (bảng 1.7).

Bảng 1.7. Các biểu hiện thuộc tố chất lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại khách sạn

STT Biểu hiện Nội hàm Nguồn

1 Linh hoạt

Thể hiện mềm dẻo của NQL trong các hồn cảnh khác nhau. Nó cho phép NQL có những ứng xử phù hợp trong mối tương quan giữa

Chung Herrera (2003), Brownell (2004) Bass (2008), Trần Thị Phương Hiền (2014)

mơi trường – hồn cảnh của tổ chức và kỳ vọng của cấp dưới.

2 Dám chịu trách nhiệm

Thể hiện khả năng chịu trách nhiệm trước hành vi hay kết quả hành động của cá nhân, có ý thức trách nhiệm trong từng cơng việc được giao, có ý thức nhận lỗi và không đổ lỗi cho người khác.

Chung Herrera (2003), Bass (2008), Jeou-shyan và cộng sự (2011), Trần Thị Phương Hiền (2014)

3 Nhạy cảm

Thể hiện NQL có khả năng thấu hiểu các tác động của môi trường, bối cảnh đến nhân viên cấp dưới. Có các quyết định quản lý và điều hành nhằm là giảm thiểu những lo lắng để họ có thể tập trung và tăng năng suất lao động, hiệu quả cơng việc. Đặc biệt là có thể cải thiện cảm xúc cá nhân của nhân viên cấp dưới.

Bass (2008), Zaccaro (2013)

4 Sáng tạo

Thể hiện sự chủ động khởi sướng và thực hiện đổi mới của người lãnh đạo. Nhà quản lý luôn suy nghĩ sáng tạo đồng hành với phòng ngừa rủi ro, ln có khuynh hướng khuyến khích cấp dưới phát huy sáng kiến sáng tạo vì mục tiêu chung của tổ chức. Kay và Russette (2000), Chung Herrera (2003), Zaccaro (2013), Trần Thị Vân Hoa (2011), Trần Thị Phương Hiền (2014) 5 Thích ứng

Thể hiện sự thích nghi của NQL với bối cảnh mà họ hoạt động. NQL có khả năng hịa nhập với mơi trường làm việc khác nhau về không gian, nhân sự; thích ứng với bối cảnh kinh doanh luôn thay đổi.

Bass (2008)

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu

- Tố chất linh hoạt liên quan đến tính mềm dẻo của NQL cấp cao trong các hoàn cảnh khác nhau. Ngành khách sạn là ngành có nhiều biến động, địi hỏi NQL cấp cao cần ln linh hoạt để có khả năng xử lý tình huống tốt, mềm dẻo trong việc ra quyết định để cân bằng mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh thay đổi, hoàn cảnh tổ chức và kỳ vọng của người dưới quyền. Các khía cạnh về tính linh hoạt của NQL gồm: ra quyết định và hành động nhanh, linh hoạt trong làm việc với đối tác và nhân viên, có khả năng điều chỉnh hành vi và phản ứng nhanh trong nhiều tình huống, ln xem xét và cân nhắc tính đúng đắn của quyết định khi nó đã được ban hành (Trần Thị Vân Hoa, 2011; Trần Thị Phương Hiền, 2014).

- Dám chịu trách nhiệm là tố chất liên đến việc dám chấp nhận và đương đầu chịu trách nhiệm về hành vi, kết quả hành động của cá nhân. NQL dám chịu trách nhiệm thể hiện là người không đổ lỗi cho người khác, tự nhận lỗi và có trách nhiệm sửa sai và có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao (Chung Herrera, 2003; Bass, 2008; Jeou-shyan và cộng sự, 2011; Trần Thị Vân Hoa, 2011). Đây là một tố chất cần có của những người

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3 5 sao trên địa bàn Hà Nội (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)