STT Khách sạn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch 2020/2018 +/- % 1 Khách sạn 5 sao 15 15 19 4 26,66 2 Khách sạn 4 sao 15 17 18 3 20,00 3 Khách sạn 3 sao 34 37 32 (2) (5,88) 4 Tổng số 64 69 69 Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội, 2020
Các khách sạn chủ yếu tập trung ở các quận nội thành Hà Nội, lớn nhất là quận Hoàn Kiếm – do lượng khách sạn nhỏ trong khu vực phố cổ khá nhiều sau đó là quận
57.20% 42.37% 29.25% 53.79% 70.42% 57.43% 41.99% 46.21% 42.80% 57.63% 70.75% 46.21% 29.58% 42.57% 58.01% 53.79% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Lưu trú Ăn uống Đi lại Thăm quan Thương mại Vui chơi,
giải trí Y tế
Chi khác
Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Ở 18 huyện ngoại thành thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng từ năm 2008, số cơ sở lưu trú được xếp hạng rất ít, chỉ có 13 cơ sở (số liệu đến tháng 12/2020).
Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội năm 2020, cơng suất sử dụng phịng trung bình tồn khối khách sạn tăng dần qua các năm. Năm 2016 đạt 59,02%, năm 2017 đạt 62,28%, năm 2018 đạt 64,86%, năm 2019 đạt 67,9% hoàn thành chỉ tiêu cơng suất sử dụng phịng trung bình 60-65%. Năm 2020, cơng suất sử dụng phịng trung bình tồn khối khách sạn năm 2020 ước đạt 42.54%, giảm 25,36% so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid tác động mạnh đến ngành du lịch trong đó có khối lưu trú trên địa bàn Hà Nội. Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 6-2021, cơng suất sử dụng phịng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 25,7%, giảm 0,7% so với tháng 5-2021 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tính tổng 6 tháng, cơng suất sử dụng phịng trung bình khối khách sạn 1-5 sao ước đạt 24%, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, cơng tác phịng chống dịch tốt và có sự chuyển hướng khai thác khách trong nước, 14 khách sạn 3-5 sao được được cấp phép là cơ sở cách li có thu phí (Sở Y tế Hà Nội, tháng 4/21) nên cơng suất phịng một số khách sạn có xu hướng cải thiện hơn.
Đánh giá chung: Thông qua kết quả thống kê nêu trên, hoạt động kinh doanh
lưu trú trên địa bàn Hà Nội có những đóng góp và tác động lớn đến ngành Du lịch Hà Nội. Xét về cơ cấu, số lượng đơn vị kinh doanh lưu trú đã có những sự phát triển phù hợp với sự phát triển du lịch của thành phố. Các chỉ tiêu về kinh doanh cũng đảm bảo tốt (cơng suất phịng, doanh thu từ du lịch,…). Năm 2020, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid 19, nhiều khách sạn gặp phải khó khăn lớn trong kinh doanh do phải đóng cửa tạm thời hoặc hạn chế một số hoạt động kinh doanh. 6 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên các khách sạn 3-5 sao đã chuyển đổi khá tốt, nhiều khách sạn đăng ký tham gia làm nơi cách ly có trả phí, bổ sung thêm một số các phương thức kinh doanh mới nên vẫn tiếp tục hoạt động, mặc dù công suất và doanh thu khơng cao.
3.1.2 Tình hình nhân lực quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội Hà Nội
Căn cứ vào Báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đến năm 2015 và Sở Du lịch Hà Nội từ năm 2016 – 2020, chất lượng nhân lực du lịch Hà Nội
được đánh giá tương đối tốt so với các địa phương khác trong cả nước. Khoảng 68% số lao động đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch; khoảng 20% số lao động có trình độ đại học và trên đại học. Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chiếm khoảng 80% tổng số lao động ngành Du lịch. Theo tiến trình đào tạo thì đến năm 2020 tỷ lệ lao động trực tiếp ngành Du lịch Hà Nội được đào tạo, bồi dưỡng là khoảng hơn 90 nghìn người. Tuy nhiên, số lượng này sẽ có sự biến động lớn, sự thay đổi về lượng du lịch trong ngành, tình thế chuyển nghề, bỏ nghề xảy ra ở nhiều địa phương trong đó có ngành Du lịch.
Trong bối cảnh đó, mặc dù được đánh giá tốt hơn, có đến gần 80 % các NQL của khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội (trong đó có NQL cấp cao) đều có trình độ đại học trở lên, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, các thiết bị hiện đại (Trần Đức Hải, 2020). Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng NQL cấp cao của các khách sạn Việt Nam nói chung chưa đảm bảo về chất lượng và thiếu về số lượng trong bối cảnh hiện nay (Nguyễn Thị Thu Hường, 2020). Sự thiếu hụt nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao và được đào tạo chun ngành du lịch, có khả năng điều hành và giữ các chức vụ trưởng các bộ phận, giám đốc bộ phận,… Không những thiếu nhân sự quản lý, nhân sự giám đốc điều hành khách sạn lại càng thiếu trầm trọng hơn, đặc biệt với nhóm khách sạn 4-5 sao. Các khách sạn mới thành lập rất khó để tìm kiếm nhân sự quản lý cấp cao, điều này gây ra tình trạng chuyển việc, lơi kéo nhân sự trong lĩnh vực khách sạn (Trần Đức Hải, 2020).
Bảng 3.3. Trình độ của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội
Số người Trình độ TB số năm kinh nghiệm ĐH, Sau ĐH Trung cấp, Cao đẳng Sơ cấp Khách sạn 5 sao 256 227 29 22,5 Khách sạn 4 sao 114 98 16 20 Khách sạn 3 sao 102 81 21 14 Tổng số 472 406 66 Tỷ trọng (%) 100 86,01 13,98 0
Căn cứ vào quan niệm về NQL cấp cao tại khách sạn theo tiếp cận của luận án, mơ hình nhân sự phổ biến của các khách sạn và các dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các khách sạn 3-5 sao tại Hà Nội, NCS đã tiến hành tổng hợp số lượng và cơ cấu trình độ của NQL cấp cao tại khách sạn trong bảng 3.3. Nhận thấy rằng số lượng các khách sạn 4 sao và 5 sao không chênh lệch, tuy nhiên số lượng giữ vai trò NQL cấp cao chênh lệch khá nhiều. Điều này xuất phát từ đặc điểm của Ban Điều hành của các khách sạn này.
Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia, hiện nay xu hướng sử dụng cơ cấu tổ chức kiểu hiện đại trong khách sạn khá phổ biến, đặc biệt với các khách sạn quy mô lớn hoặc được xếp hạng 5 sao. Mơ hình quản lý gồm Tổng Giám đốc/Giám đốc Điều hành và các Giám đốc chức năng. Các vị trí Giám đốc chức năng có thể khác nhau về số lượng giữa các khách sạn. Các khách sạn quy mơ lớn, từ trên 150 phịng, quản lý cấp cao từ 8-9 vị trí hoặc nhiều hơn theo các bộ phận chức năng, thường bao gồm: Tổng Giám đốc, Quản lý chung khách sạn (nếu có), Phó tổng Giám đốc (EAM), Giám đốc Vận hành, Giám đốc bộ phận Phòng – Room Division (Quản lý bộ phần Phòng và Lễ tân), Giám đốc bộ phận Ăn uống, Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị, Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Kỹ thuật. Một số ít khách sạn có thêm chức danh Giám đốc Dịch vụ (chuyên phụ trách quản lý phàn nàn của khách, giám sát chất lượng và chấn chỉnh chất lượng dịch vụ khách sạn). Nhiều khách sạn 3-4 sao có quy mơ trung bình 100 phịng vận hành theo mơ hình tổ chức truyền thống, ban điều hành có từ 3-5 người gồm: Tổng Giám đốc/Giám đốc và các Phó tổng Giám đốc/Phó Giám đốc. Vì vậy, số lượng các NQL cấp cao giữa nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao trên địa bàn Hà Nội có sự chênh lệch đáng kể.
Số liệu này cho thấy có sự tương đồng nhất định về trình độ của NQL cấp cao của các khách sạn trên địa bàn Hà Nội với tình hình chung về nhân lực cấp cao của cả nước, có khoảng 86% NQL cấp cao tốt nghiệp Đại học, sau ĐH. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn chuyên gia và dữ liệu từ các báo cáo của ngành khách sạn từ 2015-2020, các Báo cáo Nhân sự của các khách sạn trên địa bàn Hà Nội và Chi hội nhân sự khách sạn (VHRO, 2020) thuộc Hiệp hội Khách sạn Việt Nam mà NCS thu thập được, những đặc điểm NQL cấp cao theo từng nhóm khách sạn là:
- NQL cấp cao tại khách sạn 5 sao có số lượng lớn nhất do đặc điểm về cơ cấu tổ chức để đảm bảo vận hành các khách sạn có quy mơ lớn. Các NQL cấp cao đều có khoảng 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khách sạn, đã có kinh nghiệm làm
việc tại nhiều chuỗi khách sạn quốc tế trên thế giới. Đội ngũ tổng giám đốc khách sạn có đến 95% là người nước ngồi, duy nhất có khách sạn Grand Vista Hanoi có tổng giám đốc là người Việt Nam. Trong đó, có khoảng 40% NQL tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn tại các nước đào tạo về quản trị khách sạn tiên tiến trên thế giới. Các NQL còn lại tốt nghiệp đại học các chuyên ngành về marketing và các ngành khác. Ngoài đội ngũ NQL cấp cao người nước ngoài, những NQL là người Việt Nam cũng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khách sạn và có một tỷ lệ lớn tốt nghiệp đại học chuyên ngành về ngôn ngữ. Bệnh cạnh đó, có khoảng hơn 11% NQL cấp cao là người Việt Nam, giữ chức vụ giám đốc các bộ phận như ẩm thực, phịng, an ninh,... có trình độ tốt nghiệp cao đẳng.
- Đặc điểm của NQL cấp cao tại khách sạn 4 sao có nhiều điểm tương đồng so với khách sạn 5 sao. Điểm khác biệt là tổng giám đốc khách sạn 4 sao tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị khách sạn chiếm tỷ trọng ít hơn (khoảng hơn 20%). Với nhóm khách sạn 4 sao, các tổng giám đốc và NQL cấp cao là người Việt chiếm tỷ trọng nhiều hơn, một số khách sạn có tổng giám đốc người Việt như: La Casa, Grand Vista, Mường Thanh. Đặc biệt các tập đoàn khách sạn thuộc quản lý của Việt Nam như Tập đồn Mường Thanh thì tồn bộ NQL cấp cao đều là người Việt Nam. NQL cấp cao có trình độ đại học, sau đại học chiếm gần 86 %. Theo phỏng vấn chuyên gia, đặc điểm chung tại khách sạn 4-5 sao tại Hà Nội, NQL cấp cao người nước ngồi thì được đào tạo bài bản. tỷ lệ lớn tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành Quản trị khách sạn, có kinh nghiệm thực tiễn tốt hơn so với NQL cấp cao người Việt Nam.
- Với các khách sạn 3 sao, NQL cấp cao chủ yếu là người Việt Nam, hơn 80 % các NQL không tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến Quản trị khách sạn. Có một số ít các khách sạn có NQL cấp cao tốt nghiệp tại nước ngoài chuyên ngành về quản trị kinh doanh hoặc quản trị khách sạn như: Giám đốc khách sạn Hanoi Allure Hotel, một số NQL của chuỗi A25 Chả Cá, khách sạn Golden Silk Boutique, chuỗi La Siesta, chuỗi Rendezvous. Các NQL cấp cao tại khách sạn 3 sao thì có tuổi nghề trung bình thấp hơn các NQL khách sạn 4-5 sao.
Căn cứ vào những đặc điểm cụ thể nêu trên, có thể kết luận chung về tình hình nhân sự quản lý cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội là: Thứ nhất, nhân sự người nước ngồi giữ vai trị tổng giám đốc chiếm tỷ trọng lớn tại các khách sạn 4-5 sao Hà Nội; thứ hai, tình hình NQL cấp cao tốt nghiệp đại học, sau đại học chiếm
một tỷ trọng rất lớn; thứ ba, tình trạng khan hiếm nhân sự trong nước đủ trình độ quản lý tại khách sạn có quy mơ lớn vẫn đang tồn tại; thứ tư, trình độ chuyên môn của NQL cấp cao tại khách sạn 3 sao chưa đồng đều; thứ năm, NQL cấp cao người nước ngồi tỏ ra có ưu thế hơn về kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý và điều hành khách sạn, được đào tạo bài bản hơn so với NQL cấp cao người Việt Nam; thứ sáu, nhân sự tốt nghiệp đúng chuyên ngành trong nhân sự quản lý cấp cao chưa nhiều, chủ yếu tập trung tại khối khách sạn 4-5 sao.
3.2 Kết quả phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội
3.2.1 Kiểm tra độ tin cậy và các yếu tố được đưa vào khung nghiên cứu về năng
lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại các khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội
Nội dung của bước này là nhằm kiểm tra độ tin cậy của các biến quan sát được đưa vào khung nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn trên địa bàn Hà Nội và việc phân nhóm các yếu tố cấu thành có thực sự phù hợp trong khung nghiên cứu. Với mục đích nên trên, NCS đã tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của thang quan sát
Để đánh giá độ tin cậy của các thang quan sát, NCS phân tích độ tin cậy của từng thang quan sát được xây dựng trong các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của NQL cấp cao tại khách sạn 3-5 sao trên địa bàn Hà Nội. Kết quả phân tích cụ thể như sau:
Độ tin cậy của thang quan sát tố chất lãnh đạo – BE: Thang quan sát này
gồm 16 biến quan sát (BE1-BE16), sau khi đưa vào phân tích kết quả thu được ở bảng 3.4 và bảng 3.5. Kết quả phân tích thang quan sát cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tố chất lãnh đạo là 0,853 (lớn hơn 0,6), và tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) từ 0,349 trở lên (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang quan sát đảm bảo độ tin cậy.