Khoảng trống nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hệ thống thông tin kế toán trong trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (Trang 28 - 30)

2. Tổng quan nghiên cứu

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Dựa trên phần tổng quan các nghiên cứu về AIS ở trong nước cho thấy các nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào hướng Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế tốn tại các doanh nghiệp, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên cứu đề cập và giải quyết đến mối quan hệ giữa AIS với thành quả hoạt động cua các DNVVN trong bối cảnh ứng dụng CNTT. Đây có thể là những khoảng trống để cho tác giả tiếp tục thực hiện các nghiên cứu.

Các nghiên cứu nước ngoài liên quan đến cứu xem xét về sự phù hợp AIS và tác động của nó đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh áp dụng CNTT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tác giả nhận thấy có một số hạn chế đặt ra qua các nghiên cứu trước đó. Đây có thể là những khoảng trống để cho các nghiên cứu sau tiếp cận và tiếp tục thực hiện các nghiên cứu. Để thực hiện mục tiêu của luận án xác định các yếu tố tác động đến tính phù hợp của AIS trong bối cảnh ứng dụng CNTT, từ đó ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, nghiên cứu đã xem xét các khoảng trống sau đây:

Trong nghiên cứu của P. B. Cragg (1990); biến độc lập mức độ thiết lập

CNTT chỉ mới được đo lường bằng các loại công nghệ, phần mềm, các ứng dụng dùng bảo mật IS; chưa đi vào cụ thể mức độ ứng dụng. Biến trung gian sự phù hợp AIS được đo lường bằng việc sự đáp ứng được các thơng tin kế tốn và tài chính, do đó chưa phản ánh rõ nét mức độ phù hợp của AIS trong bối áp dụng CNTT. Biến phụ thuộc được đo lường bằng các chỉ tiêu tăng trưởng doanh số, doanh thu và lợi nhuận, chưa xem xét đến các chỉ tiêu thành quả khác. Nghiên cứu của Raymond và cộng sự (1995) biến độc lập mức độ thiết lập CNTT và biến trung gian sự phù hợp AIS được đo lường tương đồng với P. B. Cragg (1990).

Biến phụ thuộc chỉ mới được đo lường bằng các chỉ tiêu tăng trưởng doanh số, doanh thu và lợi nhuận và ROA, ROI. Chưa xem xét các chỉ tiêu khác. Trong nghiên cứu của Ismail và King (2005); Ismail và King (2006) thành quả hoạt động chỉ mới được đo lường bằng lợi nhuận dài hạn, sự sẵn có của các nguồn tài chính, tăng trưởng doanh số, và sự trung thành của khách hàng và hình ảnh doanh nghiệp, chưa xem xét các các chỉ tiêu khác như ROA, ROI. Nghiên cứu của Kharuddin và cộng sự (2010) thì đo lường yếu tố sự phù hợp AIS (biến độc lập) dựa vào các ứng dụng như phần mềm kế tốn trong có đáp ứng được yêu cầu của hệ thống thông tin kế tốn hay khơng? Do đó, cách đo lường này có thể chưa phản ánh hết được mức độ phù hợp của AIS trong bối cảnh ứng dụng CNTT. Ngoài ra biến phụ thuộc được đo lường chỉ thông qua chỉ số duy nhất là ROA, nó chưa nói lên hết thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Esmeray (2016) thì đo lường yếu tố sự phù hợp AIS (biến độc lập) dựa vào hiểu biết của các nhà quản lý về kế toán và CNTT và số lượng nhân viên sử dụng AIS. Vì thế, cách đo lường này có thể chưa phản ánh hết được mức độ phù hợp của AIS. Bên cạnh đó, thành quả hoạt động (biến phụ thuộc) chỉ đo lường bằng các chỉ tiêu như: sự tăng trưởng về bán hàng, khách hàng và doanh thu chưa xem xét các chỉ tiêu khác. Esparza- Aguilar và cộng sự (2016) thì đo lường yếu tố sự phù hợp AIS (biến độc lập) dựa vào tính kịp thời, tổng hợp và tích hợp thơng tin, thơng tin các sự kiện trong tương

lai. Vì thế, nó có thể chưa phản ánh hết được mức độ phù hợp của AIS. Tương

tự, thành quả doanh nghiệp (biến phụ thuộc) được đo bằng hiệu quả của việc cung cấp các báo cáo kế tốn và báo cáo tài chính. R. Trabulsi (2018) thì đo lường thành quả qua các chỉ tiêu như giảm chi phí, nâng cao chất lượng và ra quyết định hiệu quả.

Qua đó cho thấy mắc dù các nghiên cứu có cách đo lường khác nhau về biến độc lập và biến trung gian và biến phụ thuộc. Tuy nhiên, đối với yếu tố mức độ thiết lập lập CNTT vẫn chưa phản ánh rõ nét về thực trạng ứng dụng CNTT của các DNVVN trong bối cảnh ứng dụng CNTT trong các DN sản xuất. Đây là khoảng trống để luận án xem xét đo lường ở các gốc độ như: Các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp (Các phần mềm văn phòng; Hệ thống mạng

nội bộ (LAN) liên lạc kết nối các máy tính trong doanh nghiệp; Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất;Sử dụng máy vi tính và phần mềm điều khiển q trình sản xuất);

Các ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tồn bộ hoạt động kế tốn, quản lý nhân sự, lập kế hoạch và phân tích tài chính…Đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng. Với yếu tố sự phù hợp AIS các nghiên cứu các nghiên cứu chưa có sự thống nhất trong cách đo lường, chưa phản ánh rõ nét sự phù hợp AIS trong bối cảnh ứng dụng CNTT trong các DN sản xuất. Đây là khoảng trống cần được các nghiên cứu thể hiện rõ nét hơn về đo lường sự phù hợp AIS. Yếu tố thành quả hoạt động chỉ mới đo lương thông qua các chỉ tiêu về tăng trưởng và hoạt động bán hàng, chưa xem xét đến các yêu tố khác, do đó đây là khoảng trống nghiên cứu của luận án khi xem xét thành quả hoạt động ở các gốc độ rộng hơn như các chỉ tiêu về: Hoạt động sản xuất; chi phí hoạt động; hoạt động bán hàng; tăng trưởng và khả năng sinh lợi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hệ thống thông tin kế toán trong trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)