.5 Thống kê quy mô vốn của doanh nghiệp khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hệ thống thông tin kế toán trong trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (Trang 104 - 109)

STT Quy mô vốn của doanh nghiệp (đồng) Số lượng Tỷ lệ

1 < 10 tỷ 1 0.19% 2 10 – 20 tỷ 109 20.22% 3 20 – 50 tỷ 128 23.75% 4 50 - 100 tỷ 293 54.36% 5 >100 tỷ 8 1.48% Tổng 539 100%

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả thống kê qua bảng 3.5 cho thấy quy mô vốn của các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát nằm trong khoảng từ 10 tỷ đến 100 tỷ. Cụ thể các doanh nghiệp có quy mơ vốn từ 50 – 100 tỷ chiếm đa số với 54,36% là do cách lấy mẫu thuận tiện và có chủ đích, nghiên cứu hướng đến các doanh nghiệp có quy mơ vừa nhiều hơn, vì những doanh nghiệp có quy mơ vốn càng cao thì có thể bộ máy hoạt động của họ có tính quy mơ và logic hơn, do đó việc đánh giá trả lời về nội dung phiếu khảo sát qua các thông tin họ cung cấp có tính chuẩn hóa cao hơn cho nghiên cứu.

3.2.3 Các thơng tin về tình trạng CNTT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ

Tình trạng các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp

Bảng 3.6 Thống kê các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp khảo sát

STT Các công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp

Số lượng DN áp dụng Tỷ lệ Số lượng DN không áp dụng Tỷ lệ

2

Hệ thống mạng nội bộ (LAN) liên lạc kết nối các máy tính trong doanh nghiệp như e-mail

nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu. 539 100% 0 0%

3

Phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất (quản lý hàng tồn kho, mua nguyên liệu, lập kế

hoạch, theo dõi, kiểm soát sản xuất) 521 97.77% 13 2.23%

4

Sử dụng máy vi tính và phần mềm điều

khiển quá trình sản xuất 504 93.51% 35 6.49%

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả thống kê bảng 3.6 cho thấy tình trạng các cơng nghệ hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay là khá cao. Cụ thể, đối với các phần mềm văn phòng (Word, Excel…) và hệ thống mạng nội bộ (LAN) liên lạc kết nối các máy tính trong doanh nghiệp như e-mail nội bộ, ứng dụng và chia sẻ dữ liệu có 100% doanh nghiệp đang sử dụng. Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý sản xuất (quản lý hàng tồn kho, mua nguyên liệu, lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát sản

xuất) cũng khá phổ biến có đến 526 DN sử dụng chiếm 97.77% chỉ có 13 DN

chưa sử dụng các loại phần mềm này. Tương tự sử dụng máy vi tính và phần mềm điều khiển q trình sản xuất có 504 DN hiện đang sử dụng chiếm 93.51%, chỉ có 6.49% cịn lại là chưa sử dụng có thể là do đặc điểm sản xuất hoặc chưa đủ tiềm lực về tài chính và nhân lực vận hành. Từ kết quả thống kê trên cho thấy, tình trạng các cơng nghệ hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất là khá phổ biến, điều này cho thấy các DNVNN hiện nay đã chú trọng hơn trong việc đầu tư sử dụng các công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. • Tình trạng các ứng dụng CNTT hiện được triển khai trong doanh

Bảng 3.7 Thống kê các ứng dụng CNTT hiện đang được triển khai tại doanh

nghiệp khảo sát

STT Các ứng dụng CNTT hiện đang được triển khai tại doanh nghiệp Số lượng DN áp dụng Tỷ lệ Số lượng DN không áp dụng Tỷ lệ

1 Ứng dụng CNTT trong toàn bộ hoạt động kế toán 539 100% 0 0%

2 Ứng dụng CNTT trong quản lý nhân sự 539 100% 0 0%

3

Ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch và phân tích tài

chính 466 86.46% 73 13.54%

4 Ứng dụng CNTT trong hoạt động marketing 106 19.67% 433 80.33%

5 Ứng dụng CNTT trong lập chiến lược kinh doanh 106 19.67% 433 80.33%

Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả thống kê bảng 3.7 cho thấy tình trạng các ứng dụng CNTT hiện đang triển khai tại các doanh nghiệp cụ thể như sau: Đối với ứng dụng CNTT trong toàn bộ hoạt động kế tốn và trong quản lý nhân sự có 100% doanh nghiệp hiện đang triển khai ứng dụng, điều này cho thầy rằng các DNVVN hiện tại đã chú trọng đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động kế toán và quản lý và kiểm soát nhân sự của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì việc ứng dụng CNTT trong lập kế hoạch và phân tích tài chính có đến 466 DN hiện đang triển khai áp dụng chiếm 86.46% chỉ có 73 DN chưa tiến hành triển khai áp dụng, điều này cho thấy các DNVVN hiện cũng đã đang trong quá trình chú trọng đến việc ứng dụng CNTT vào việc phân tích các chỉ số tài chính, kế hoạch tài chính để tăng cường khả năng cung cấp thông tin. Riêng về triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động marketing và chiến lược kinh doanh có đến 433 DN chưa triển khai chiếm đến 80.33%, điều này cho thấy có thể hiện tại đa số các DN giao phó cho việc hoạt động truyền thơng marketing cho một đơn vị khác bên ngồi, do đó phần lớn các DN chưa chú trọng trong việc thiết lập CNTT cho hoạt động này. Từ kết quả thống kê trên cho thấy, mức độ thiết lập ứng dụng CNTT hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất trong mẫu nghiên cứu là khá tốt, điều

này cho thấy các DNVNN hiện nay đã chú trọng hơn trong việc đầu tư sử dụng các công nghệ và ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng

Bảng 3.8 Thống kê đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp khảo sát

STT Đặc điểm phần mềm kế toán doanh nghiệp hiện đang sử dụng Số lượng DN áp dụng Tỷ lệ

1 Phần mềm kế tốn đóng gói bán sẵn và không thể thay đổi, nâng

cấp 507 94.06%

2 Phần mềm dành riêng cho kế toán của doanh nghiệp đặt hàng từ

nhà cung cấp bên ngoài 16 2.97%

3 Phần mềm kế toán do doanh nghiệp tự thiết kế và ứng dụng 16 2.97%

4 Phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP) 0 0.%

Tổng cộng 539 100%

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Từ kết quả thống kê Bảng 3.8 cho thấy đối với phần mềm kế tốn đóng gói bán sẵn và khơng thể thay đổi, nâng cấp có 507 doanh nghiệp hiện đang sử dụng chiếm 94.06%, điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay các phần mềm đóng gói bán sẵn rất phổ biến và cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các DNVVN, bên cạnh đó giá thành khá rẻ. Do đó, việc đa số các doanh nghiệp đang áp dụng là hoàn toàn phù hợp; Đối với phần mềm dành riêng cho kế toán của doanh nghiệp đặt hàng từ nhà cung cấp bên ngoài chỉ có 16 DN hiện áp dụng, chiếm 2.97%. Đối với loại phần mềm này thường rơi vào các doanh nghiệp sản xuất mang tính đặc thù, do đó họ yêu cầu mức phù hợp cao hơn phần mềm đóng gói. Đối với phần mềm kế tốn do doanh nghiệp tự thiết kế và ứng dụng có 16 DN đang áp dụng chiếm 2.97%. Riêng đối với phần mềm tích hợp quản lý nguồn lực tổng hợp (ERP), kết quả trong mẫu khảo sát cho thấy chưa có DN nào hiện đang sử dụng, điều này cho thấy loại phần mềm này chưa được các DNVVN chú trọng và đang phổ biến ở các DN có quy mơ lớn. Từ kết quả thống kê trên cho thấy, mức độ thiết lập ứng

dụng CNTT hiện đang sử dụng tại các DNVVN hoạt động trong lĩnh lực sản xuất trong mẫu nghiên cứu là khá tốt, điều này cho thấy các DNVNN hiện nay đã chú trọng hơn trong việc đầu tư sử dụng các công nghệ và ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3. Phân tích và kiểm định mơ hình

3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Nghiên cứu đã thực hiện kiểm định chất lượng thang đo dựa trên việc đánh giá độ tin cậy của thang đo và sử dụng hệ số Cronbach Alpha. Dựa trên các hệ số

Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến – tổng (Item-To-Total Correlation) giúp

loại ra những biến quan sát không phù hợp nhằm nâng cao hệ số tin cậy. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng < 0,3. Theo Nunnal & Burnstein (1994) cho rằng các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3 được coi là biến rác và sẽ loại ra khỏi mơ hình, tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao). Như vậy, luận án sử dụng hệ số đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,6 và hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì thang đo mới đủ độ tin cậy để thực hiện các bước phân tích tiếp theo. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo chi tiết được trình bày tại (Phụ

lục 5) và kết quả cụ thể các yêu tố được trình bày tại Bảng 3.9 dưới đây. Với kết

quả chạy kiểm định độ tin cậy tính hệ số Cronbach’s Alpha từ phần mềm SPSS 26.0, các nhân tố đo lường biến phụ thuộc và biến độc lập của mơ hình nghiên cứu sau khi đã loại biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6, và hệ số tương quan tổng biến ≥ 0,3. Do đó, các thang đo đo lường các biến nghiên cứu đều đảm bảo độ tin cậy.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hệ thống thông tin kế toán trong trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)