Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hệ thống thông tin kế toán trong trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3 Thu thập dữ liệu

Phương pháp chọn mẫu

Trong luận án này sử dụng phương pháp lấy mẫu không xác suất, cách thức lấy mẫu thuận tiện và tập trung vào các DNVVN tại một số tỉnh thành của Việt Nam như: tỉnh Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đăk Nơng và tỉnh Quảng Trị. Thời gian từ tháng 04 đến tháng 08 năm 2020. Lý do luận án chọn cách lấy mẫu thuận tiện là do cách này thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin và dễ lấy thông của các DNVVN nằm trên địa bàn các tỉnh Đơng Nam Bộ, ngồi ra bằng mối quan hệ quen biết nên có thể nhờ những người quen thân để tiếp cận doanh nghiệp, mặt khác cách lấy mẫu thuận tiện cũng làm giảm chi phí cho nghiên cứu và tiết kiệm về mặt thời gian.

Xác định cỡ mẫu

Theo Hair và cộng sự (2009), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát hoặc biến đo lường là 5:1, 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo sát hợp lệ cần thiết; biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Theo Tabachnick và Fidell (2007), kích thước mẫu cho mơ hình hồi quy đa biến được tính theo cơng thức: N  50 + 8p. Trong đó: N là kích thước mẫu, p là số biến độc lập đưa vào mơ hình hồi quy. Do đó, trong mơ hình hồi quy của luận án có 4 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 50 + 8 * 4 = 82.

Dựa trên phương pháp nghiên cứu, cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu được xác định. Với 25 biến quan sát đo lường cho biến phụ thuộc (thành quả hoạt động) thì kích cỡ mẫu tối thiểu phục vụ cho phân tích là 125 mẫu nghiên cứu. Trong luận án này với 65 biến quan sát cho tất cả các câu hỏi do đối mẫu tối thiểu sẽ là 325.

Các bước thực hiện khảo sát

Đối với dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận phân tích tổng

hợp và so sánh: Đầu tiên nghiên cứu đã tiến hành phân tích Báo cáo thương mại điện tử; các luận án, các bài báo. Sau đó tổng hợp lại để xác lập mối liên hệ giữa

các thơng tin phân tích về AIS, vai trị của AIS các yếu tố cấu thành sự phù hợp AIS sau đó so sánh các vấn đề này để phục vụ cho nghiên cứu và phát triển lý luận về các yếu tố phản ánh sự phù hợp của AIS cũng như tác động của sự phù hợp HTTTK đến thành quả trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với dữ liệu sơ cấp:

Mục tiêu của luận án trong việc xây dựng một phiếu khảo sát phải phù hợp với mục đích nghiên cứu, và đảm bảo để cho người trả lời có thể đưa ra các phương án để trả lời một cách chính xác và thuận tiện, thời gian trả lời dưới 10 phút. Phiếu khảo sát sơ bộ (Phụ lục 1) được thiết kế theo quy trình như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Để đảm bảo tất cả các câu hỏi được đưa ra trong bảng hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp trả lời được câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố cấu thành sự phù hợp của AIS cũng như tác động của sự phù hợp AIS đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến

Ở bước này căn cứ vào mục tiêu của nghiên cứu là hướng đến đối tượng là các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, do đó nghiên cứu xác định đối tượng khảo sát là các chủ doanh nghiệp, những người phụ trách tài chính và kế tốn trong các doanh nghiệp này. Mẫu khảo sát dự kiến mong đợi là khoảng 500 phiếu .

Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu

Có 2 cách thức chính để thu thập dữ liệu bằng phiếu khảo sát: trực tiếp và gián tiếp.

Trực tiếp: Gặp những người sẽ trả lời khảo sát và và thực hiện việc khảo sát tại chỗ. Cách làm này tuy có mất thời gian và công sức, tuy nhiên nguồn dữ liệu thu được nhiều hơn và có độ tin cậy cao, hiệu quả.

Gián tiếp: Gửi bảng hỏi bản giấy, bản điện tử tới những người sẽ trả lời khảo sát bằng thư hoặc qua email, Zalo. Với cách này, không phải mất thời gian để đi khảo sát trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ trả lời thường khơng cao và có thể thiếu độ tin cậy do các yếu tố chủ quan hoặc khách quan.

Bước 4: Xác định các câu hỏi trong bảng hỏi

Căn cứ vào mục tiêu của nghiên cứu để nghiên cứu xác định các câu hỏi cần thiết và phù hợp trong bảng hỏi. Những câu hỏi cần thiết để xác định các yếu tố cấu thành sự phù hợp của AIS cũng như tác động của sự phù hợp AIS đến thành quả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong phiếu khảo sát

Sau khi đã xác định được các câu hỏi ở bước 4, nghiên cứu tiến hành sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự phù hợp. Về cấu trúc của phiếu khảo sát nghiên cứu này tuân theo các nguyên tắc cơ bản do Dillman (1978) đề xuất trong việc sắp xếp thứ tự của bảng câu hỏi. Câu trúc phiếu gồm có 3 phần: Phần 1/3 đánh giá sự phù hợp của hệ thống thơng tin kế tốn bao gồm có: Cơng nghệ thơng tin được sử dụng thang đo định danh để đánh giá. Việc sử dụng thang đo định danh để đánh giá mức độ thiết lập CNTT trong các DNVVN hiện nay như thế nào như việc xác định các công nghệ hiện đang được sử dụng, các ứng dụng công nghệ thông tin đang được triển khai và đặc điểm phần mềm kế toán hiện tại của các doanh nghiệp (Hussin, 1998; Ismail và King, 2005; Louadi, 1998; Raymond, 1990; Raymond và cộng sự, 2011; Raymond và Paré, 1992; Raymond và cộng sự, 1995). Hệ thống thơng tin kế tốn sử dụng thang đo likert 5 điểm để đánh giá tầm quan trọng của các yêu cầu về thông tin đánh giá về mức độ hiện tại các đặc điểm này của doanh nghiệp (Ashif và cộng sự, 2013; Chenhall và Morris, 1986; Gul, 1991; Ismail và King, 2005, 2007). Phần 2/3 đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp sử dụng thang đo likert 7 điểm để đánh giá (Campbell, 1977; Dess và Robinson Jr, 1984; Gruber và cộng sự, 2010; Khandwalla, 1977; March và Sutton, 1997; Medori và Steeple, 2000; Richard và cộng sự, 2009; Song và cộng sự, 2005; Venkatraman và Ramanujam, 1986; Vij và Bedi, 2012, 2016). Phần 3/3 thông tin cá nhân và doanh nghiệp sử dụng thang đo định danh cho các item về chức vụ,

kinh nghiệm, trình độ, tính cách, loại hình doanh nghiệp, quy mơ (Dang và cộng sự, 2018; Frank và Goyal, 2003; Ismail và King, 2005; Papadogonas, 2007; Takata, 2016; Vijayakumar và Tamizhselvan, 2010). Thang đo likert 5 điểm dùng để đánh giá hiểu biết chủ sở hữu/quản lý (Budiarto và cộng sự, 2018; P. Cragg và cộng sự, 2002; DeLone, 1988; Ismail và King, 2005, 2007; Thong, 1999; C. Yap và cộng sự, 1992). Sau khi xây dựng xong phiếu khảo sát sơ bộ, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cách chuyên gia để được góp ý.

Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo ý kiến chuyên gia

Nhằm hoàn thiện phiếu khảo sát để đi đến khảo sát chính thức. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn thử nhằm phát hiện ra các vấn đề sai sót cần điều chỉnh cho phiếu khảo sát. Cách tiếp cận bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và cách tiếp cận dữ liệu bằng phiếu khảo sát. Đối với cách tiếp cận bằng phỏng vấn nghiên cứu đã lựa chọn các chuyên gia để tiến hành phỏng vấn dựa trên các tiêu chí như: Có trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong lĩnh vực kế tốn, và vận hành CNTT đang là giám đốc, phó giám đốc điều hành, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp sản xuất. Cách thức tiến hành phỏng vấn được thực hiện như sau: Trước khi phỏng vấn, gọi điện xin lịch hẹn để phỏng vấn, xin thời gian và địa điểm để gặp và phỏng vấn, trao đổi sơ sộ cách phỏng vấn, gửi nội dung phiếu khảo sát bằng email trước. Trong khi phỏng vấn, xin ghi âm cuộc phỏng vấn, ghi lại nội dung cuộc phỏng vấn, đưa ra các gợi ý để hỏi người trả lời phỏng vấn về quan điểm của họ, góp ý của họ cho phiếu khảo sát. Mỗi cuộc phỏng vấn góp ý kéo dài khoảng từ 45-90 phút. Sau khi phỏng vấn, tiến hành tổng hợp lại các góp ý của các chuyên gia để chỉnh sửa phiếu khảo sát. Cụ thể trong luận án này thực hiện lấy ý kiến góp ý lần 1 của chuyên gia bao gồm 4 người là các giám đốc điều hành và kế toán trưởng của các doanh nghiệp về nội dung của bảng hỏi. Danh sách thông tin các chuyên gia phỏng vấn lần 1 được trình bày tại (Phụ lục 2). Sau khi hiệu chỉnh các góp ý lần 1. Nghiên cứu tiếp tục thực hiện phỏng vấn góp ý bảng hỏi lần 2 với 5 chuyên gia khác gồm có giám đốc điều hành và tài chính, các kế tốn trưởng của các doanh nghiệp. Danh sách thơng tin các chuyên gia phỏng vấn lần 2 (Phụ lục 3).

Bước 7: Chỉnh sửa và hoàn thiện bảng hỏi

Sau khi phỏng vấn xong ở bước 6, nghiên cứu đã tiến hành điều chỉnh những thông tin cần thiết nhằm khắc phục các lỗi, thuật ngữ qua các góp ý của các chuyên gia. Sau đó hồn thiện phiếu khảo sát chính thức (Phụ lục 4) để tiến hành khảo sát thử nghiệm và khảo sát chính thức.

Khảo sát thử nghiệm

Tiến hành khảo sát thử nghiệm với mẫu là 40 DNVVN, cách tiếp cận để khảo sát, gọi điện trước và gửi phiếu khảo sát bằng file trước bằng mail hoặc zalo cho người được lời để xem trước nội dung sau đó xin lịch hẹn đến nhận lại có những doanh nghiệp họ tự in phiếu ra và trả lại, một số doanh nghiệp phiếu khảo sát được gửi lại bằng bản giấy để họ trả lời. Kết quả khảo sát thử nghiệm cho kết quả đồng thuận, khơng có trường hợp vướng mắc. Sau đó nghiên cứu tiếp tục khảo sát chính thức trên diện rộng.

Khảo sát chính thức

Cách tiếp cận để khảo sát chính thức cũng giống khảo sát thử nghiệm, một số mẫu được khảo sát trực tiếp và thu hồi thông qua các hội thảo, tập huấn chuyên môn về kế toán và thuế, một số mẫu đã người trả lời đã gửi bằng đường bưu điện. Với 634 phiếu khảo sát được gửi đi để khảo sát diện rộng. Kết quả khảo sát thu hồi được 578 phiếu, trong đó có 39 phiếu khơng trả lời đầy đủ nội dung do đó nên bị loại, cịn lại 539 phiếu. Về thông tin của những người tham gia trả lời phiếu khảo sát gồm có chức vụ trong doanh nghiệp, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của họ.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hệ thống thông tin kế toán trong trong bối cảnh áp dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)