Tình hình biến động tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 55 - 57)

PHẦN 2 : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh

2.1.3.1. Tình hình biến động tài sản

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biến động tài sản của Ngân hàng Techcombank

(Nguồn dựa trên số liệu biến động tài sản)

Biến động tài sản

Qua số liệu bảng phân tích ta thấy tổng tài sản tại ngân hàng tăng liên tục qua 3

năm 2016, 2017, 2018 và năm 2018 tổng tài sản có giá trị cao nhất là 4.479 triệu đồng. Năm 2016, tổng tài sản tại ngân hàng là 2.715 triệu đồng đến năm 2017 tổng tài sản tăng lên 3.732 triệu đồng, tức tăng 1.017 triệu đồng về số tuyệt đối tương đương tăng

37,5% so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng tài sản tiếp tục tăng lên 4.479 triệu đồng,

tức tăng 747 triệu đồng tương đương tăng 20% so với năm 2017. Tổng tài sản tăng lên

qua 3 năm do các chỉ tiêu trong tổng tài sản tăng lên được thẻ hiện rõ như sau: - Tiền tại quỹ tiền mặt:

Năm 2016, tiền tại quỹ tiền mặt là 11 triệu đồng, đến năm 2017 tiền tại quỹ tiền mặt tăng lên 13 triệu đồng, tức tăng 2 triệu đồng về mặt tuyệt đối tương đương tăng

17,6% so với năm 2016. Đến năm 2018, tiền mặt tại quỹ tiền mặt tiếp tục tăng lên 21

triệu đồng, tức tăng 8 triệu đồng về mặt tuyệt đối tương đương tăng 63% so với năm

2017.

4.479 3.732

CƠ CẤU TÀI SẢN

100% 50% 0%

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tiền tại quỹ tiền mặt Cho vay khách hàng TSCĐ Tài sản có khác - Cho vay khách hàng

Cho vay khách hàng tăng mạnh qua 3 năm, năm 2016 cho vay khách hàng là 637

triệu đồng, đến năm 2017 cho vay khách hàng tăng lên 875 triệu đồng, tức tăng 238 triệu đồng về mặt tuyệt đối hay về tương đối tăng 37,4% so với năm 2016. Đến năm

2018, cho vay khách hàng là 1000 triệu đồng, tức tăng 125 triệu đồng về mặt tuyệt đối

tương đương tăng 14% so với năm 2017, nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng năm trước.

- Tài sản cố định

Năm 2016, TSCĐ có giá trị là 12 triệu đồng, đến năm 2017 TSCĐ tăng lên 17 triệu đồng, tức tăng 5 triệu đồng về mặt tuyệt đối tương đương tăng 4,07% so với năm

2016. Đến năm 2018 TSCĐ tại ngân hàng tiếp tục tăng lên 26 triệu đồng, tức tăng 9 triệu đồng về mặt tuyệt đối hay về mặt tương đối tăng 54% so với năm 2017. TSCĐ có

giá trị tăng lên qua 3 năm chứng tỏ ngân hàng qua từng năm đã đầu tư nhiều hơn về

máy móc, nâng cấp cơ sở hạ tầng để ngân hàng hoạt động dịch vụ tốt hơn.

- Tài sản có khác

Tài sản có khác tại ngân hàng có giá trị cao nhất. Năm 2016, tài sản có khác có

giá trị là 2.055 triệu đồng, đến năm 2017 tài sản có khác tăng lên 2.828 triệu đồng, tức

tăng 773 triệu đồng về mặt tuyệt đối tương đương tăng 37,6% so với năm 2016. Năm

2018, tài sản có giá trị lớn nhất là 3.432 triệu đồng, tức tăng 604 triệu đồng về mặt tuyệt đối tương đương tăng 21% so với năm 2017.

Cơ cấu tài sản

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu tài sản của Ngân hàng Techcombank.

(Nguồn dựa trên số liệu biến động tài sản)

75,7 75,8 76,6 23,50,40,4 23,40,50,3 22,30,60,5

5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN 4.479

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Trong tổng tài sản qua 3 năm 2016, 2017, 2018 thì tài sản có khác tại ngân hàng

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, đều trên 75% và tỷ trọng tăng qua 3 năm liền. Trong khi đó, tiền mặt tại quỹ lại chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản, chưa tới 1% đồng thời lại có sự biến động về tỷ trọng qua 3 năm: Tiền mặt tại quỹ năm

2016 chiếm 0,4%, giảm còn 0,3% ở năm 2017 và tăng lên chiếm 0,5% trong tổng tài sản vào năm 2018. Điều này chứng tỏ tiền mặt tại quỹ tiền mặt không ổn định. Tỷ trọng cho vay khách hang giảm nhẹ từ năm 2016 – 2018, năm 2016 chiếm 23,5% và giảm liên tục từ 2017 đến 2018 giảm còn 22,3% trong tổng tài sản. Tài sản cố định tại

ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. Năm 2016 TSCĐ chiếm 0,4% và đến

năm 2018 chiếm 0,6%, tức tăng 0,2% so với năm 2016. Nhìn chung, tỷ trọng TSCĐ

trong tổng tài sản là nhỏ nhưng vẫn tăng qua các năm. Tài sản có khác chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng tài sản và tăng qua 3 năm. Năm 2016, tài sản có khác (bao gồm các

tài sản thuộc cơng cụ, dụng cụ, vốn góp tài trợ, tài sản nợ đã xử lí, thanh tốn liên ngân hàng,…) chiếm 75,7% trong tổng tài sản, đến năm 2017 là 75,8% tức tăng 0,1% và năm 2018 chiếm 76,6% tức tăng 0,8% so với năm 2017. Chứng tỏ tài sản có khác qua

các năm đều tăng và tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam – chi nhánh huế (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)