1.2. Huy động vốn của NHTM
1.2.2. Vai trò huy động vốn của NHTM
1.2.3.1. Đối với NHTM
Huy động vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh: Đối
với các doanh nghiệp khác chỉ cần vốn tự có họ có thể đi vào hoạt động kinh doanh bình thường, riêng đối với NHTM có loại hình kinh doanh đặc biệt là “tiền tệ” với hoạt động chính là đi vay và cho vay, vốn vừa là phương tiện kinh doanh vừa là đối tượng kinh doanh của ngân hàng, trong khi đó vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn. Do đó huy động vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, có ý nghĩa quan trọng đối với NHTM, khơng có vốn ngân hàng không thể thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM, các ngân hàng cần phải thường xuyên quan tâm đến việc tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt động.
Huy động vốn quyết định quy mơ tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng: Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của hệ thống NHTM. Tùy thuộc vào quy mô và cơ cấu của vốn huy động mà các NHTM
quyết định quy mô cơ cấu đầu tư, quyết định việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạt động bảo lãnh hay trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. So với các ngân hàng nhỏ thì các ngân hàng lớn có các khoản mục về đầu tư, cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng tín dụng cũng lớn hơn (cả trong nước và nước ngoài). Ngược lại, các ngân hàng nhỏ bị giới hạn vốn huy động nên phạm vi hoạt động chỉ trong một khu vực nhỏ.
Huy động vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng: Bất cứ ngành nghề kinh doanh nào doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên
thị trường thì uy tín là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết. Đối với NHTM, uy tín thể hiện qua khả năng tập trung vốn và sẵn sàng chi trả cho khách hàng. Khả năng thanh tốn của ngân hàng cao chỉ khi ngân hàng có nguồn vốn khả dụng lớn. Mặt khác, uy tín của ngân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng chỉ có thể cho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu như ngân hàng có nguồn vốn lớn và ổn định. Điều này phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Huy động vốn là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng: Nếu ngân hàng có nguồn vốn khả dụng lớn thì có thể chủ động mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về quy mơ, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian và thời hạn cho vay thậm chí trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Ngồi ra, ngân hàng cịn có thể phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, tham gia vào các hoạt động khác như liên doanh liên kết, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, … nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác. Trong tình hình như hiện nay sự cạnh tranh các ngân hàng càng trở nên gay gắt vì thế vốn huy động lớn sẽ là lợi thế lớn để nâng cao vị thế ngân hàng.
1.2.3.2. Đối với khách hàng
Ngân hàng cung cấp đa dạng dịch vụ, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn chính là một kênh sinh lời giúp khách hàng vừa tiết kiệm vừa có thể đầu tư, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai đồng thời đảm bảo an toàn tài sản, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi của mình. Đối với
khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán bên cạnh nhận được lãi suất từ số dư tài khoản, khách hàng được cung cấp các dịch vụ thanh toán, đảm bảo tính an tồn, chính xác và tiết kiệm thời gian, chi phí trong các hoạt động thanh tốn giao dịch hằng ngày.
1.2.3.3. Đối với nền kinh tế
Hoạt động huy động vốn của NHTM mang lại sự cân đối về vốn cho nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Huy động vốn có vai trị bổ sung nguồn vốn nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì nó đáp ứng được nhu cầu vốn trong dân cư đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện. Bên cạnh đó, ngân hàng là cầu nối luân chuyển được nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội bằng cách tập trung chúng tại một nơi sau đó phân phối lại bằng nhiều hình thức khác nhau.