2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Nhà Bè
2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Nhà Bè giai đoạn từ năm 2015 đến 2017
Luôn xác định là hoạt động cơ sở, ngay từ khi thành lập, NHNo&PTNT CN Nhà Bè đã tập trung vào hoạt động huy động vốn. Thêm vào đó nhờ sự phấn đấu không ngừng để đạt những mụ tiêu đề ra và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn huyện Nhà Bè, NHNo&PTNT đã đạt được những kết quả:
Bảng 2.1: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh từ năm 2015 – 2017 (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Thu nhập 892.556 953.198 1.057.893
Chi phí 795.237 836.254 918.206
Chênh lệch thu - chi 97.319 116.944 139.687
(Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)
Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Nhà Bè trong giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện phía trên phần nào phản ánh được những nỗ lực và kết quả đạt được của ngân hàng. Qua bảng thống kê 2.1, nguồn thu có xu hướng tăng dần theo các năm: Năm 2015 thu được 892.556 triệu đồng; năm 2016 là 953.198 triệu đồng tức
là tăng 60.642 triệu đồng so với năm 2015; đến năm 2017 thu nhập đạt 1.057.893 triệu đồng, tăng 104.695 triệu đồng so với năm 2016 và tăng 165.337 triệu đồng so với năm 2015.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu. Đây là hoạt động kinh doanh cơ bản và chủ đạo nhất của ngân hàng. Điều này thể hiện rất rõ bởi những năm vừa qua NHNo&PTNT CN Nhà Bè đã rất chú trọng đến vấn đề cho vay, các hoạt động liên quan đến cho vay để thu được lợi nhuận.
Bên cạnh những khoản thu của ngân hàng, nguồn chi của NHNo&PTNT CN Nhà Bè cũng khá lớn, khi huy động vốn trên thị trường, ngân hàng phải trả lãi cho các nguồn vốn đó, cùng với đó nghiệp vụ chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn để đem cho vay, chi phí cho hoạt dộng dịch vụ cũng khá lớn. Doanh số chi qua các năm cũng tăng dần, năm 2015 là 795.237 triệu đồng, đến năm 2016 đã tăng lên 836.254 triệu đồng và năm 2017 con số này là 918.206 triệu đồng.
Nguồn chi tăng và nguồn thu cũng tăng qua các năm, đảm bảo cho lợi nhuận của ngân hàng luôn được vững vàng: năm 2015 là 97.319 triệu đồng, năm 2016 là 116.944 triệu đồng, năm 2017 là 139.687 triệu đồng.
Lợi nhuận năm 2016 tăng 19.625 triệu đồng tức là đã tăng 20,2%. Đến hết năm 2017 lợi nhuận tăng 22743 triệu đồng so với năm 2016, tốc độ tăng là 19,4% thấp hơn năm 2016 nhưng con số không đáng kể. Năm 2015 Việt Nam ký kết ba hợp đồng thương mại bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước Lào; cùng với cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN. Những điều này làm cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có những chuyển biến mạnh mẽ. Ngân hàng cũng theo đó mà có những tích cực điều chỉnh phương hướng làm việc để phù hợp, đẩy mạnh và phát triển thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
NHNo&PTNT luôn xác định chức năng của NHTM là đi vay để cho vay vì thế NHNo&PTNT CN Nhà Bè luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng các hình thức huy động phong phú, phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động như: thành lập các phòng giao dịch quanh khu vực, đổi mới phong cách làm việc tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng. Đối với huyện Nhà Bè là một huyện có dân số ít, kinh tế không sôi động như các quận trong thành phố, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân chưa khá giả. Mặt khác nước ta trong những năm gần đây nền kinh tế khởi sắc, hợp tác thương mại với các nước diễn ra mạnh mẽ, cùng với chiến lược kinh doanh phù hợp góp phần vào sự thành công của kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT CN Nhà Bè, năm sau cao hơn năm trước, tạo lập được nguồn vốn ổn định phục vụ cho quá trình tái đầu tư nền kinh tế địa phương. Kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau:
Bảng 2.2: Thống kê nguồn vốn thời kỳ 2015 – 2017
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Số vốn huy động 2.565 2.957,9 3.333
So sánh với năm trước - 392,9 375,1
Tổng nguồn vốn 2.582 2986 3371
Tỷ trọng 99,34% 99,06% 98,87%
Hình 2.2: Lượng vốn huy động qua các năm
(Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)
Nhìn vào bảng 2.2, nguồn vồn của ngân hàng biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2015 lượng vốn huy động được là 2.565 tỷ đồng và chiếm 99,34%, như vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ. Các năm 2016, 2017 số lượng vốn huy động tăng không đều qua các năm, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn thấp hơn so với năm 2015. Năm 2016 lượng vốn huy động là 2957,9 tỷ đồng, tăng 392,9 tỷ đồng, chiếm 99,06% tổng nguồn vốn. Đến năm 2017, số lượng vốn huy động là 3.333 tỷ đồng, tăng 375,1 tỷ đồng và mức tăng này thấp hơn so với năm 2016, chiếm 98,87% tổng nguồn vốn.
Điều này có thể lý giải là do tình hình kinh tế nước ta trong thời kỳ này đang gặp một số khó khăn như Hiệp định TTP khơng được thơng qua; ngành nơng nghiệp khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai; người dân có thói quen cất trữ tiền tại nhà hoặc cất trữ bằng vàng bạc, đá quý khác.
2.1.3.3. Hoạt động sử dụng vốn
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, NHNo&PTNT CN Nhà Bè rất coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt cơng tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. 3333 4000 2565 2957.9 3000 Số huy vốn động 2000 1000 0 2015 2016 2017 Lư ợ ng vốn (T ỷ V N Đ )
Là một huyện nông nghiệp cho nên cơng tác tín dụng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất, trồng cây lương thực, nuôi thủy hải sản, ... Thời gian những năm trở lại đây đã có những khách hàng hoạt động lĩnh vực kinh doanh thực hiện vay vốn tại ngân hàng. Sau đây là bảng số liệu về tình hình sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng, một trong những hoạt động chính của ngân hàng:
Bảng 2.3: Bảng thống kê dư nợ giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Dư nợ thực tế 3.592,97 3.803 3.341
Dư nợ theo kế hoạch 3.648 4.398 4.009
Tỷ lệ đạt kế hoạch (%) 98,5 86,5 83,3
So sánh dư nợ thực tế của năm
nay so với năm trước 210,03 -462
(Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)
Qua bảng 2.3, tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm tăng trưởng không đều. Năm 2015, tổng dư nợ là 3.592,97 tỷ đồng đạt 98,5% so với kế hoạch. Năm 2016, tổng dư nợ là 3.803 tỷ đồng, tăng 210,03 tỷ đồng so với năm 2015 và đạt 86,5% so với kế hoạch. Năm 2017, tổng dư nợ là 3.341 tỷ, giảm 462 tỷ đồng so với năm 2016 và đạt 83,3% so với kế hoạch.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng (chủ yếu là cho vay) Đơn vị: tỷ đồng Chênh lệch (2016/2015) Chênh lệch (2017/2016) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I.Phân theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 3.065,6 3.225,9 2.906,7 160,4 5,2 -319,3 -9,9 Dư nợ trung hạn 195,9 216,7 200,5 20,8 10,6 -16,3 -7,5 Dư nợ dài hạn 340,4 360,4 233,9 19,9 5,9 -126,5 -35,1
II.Phân theo loại tiền
Dư nợ nội tệ 3.535,3 3.768,6 3298,5 233,3 6,60 -470,1 -12,5 Dư nợ ngoại tệ 57,6 34,6 42,5 -23 -39,9 7,9 22,8 Tổng 3.593 3.803 3.341 210,0 5,9 -462 -12,2 (Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)
Như bảng 2.4 cho thấy tổng dư nợ qua các năm của NHNo&PTNT CN Nhà Bè khơng đồng đều và có xu hướng giảm ở năm 2017 và giảm 462 tỷ đồng so với năm 2016. Nợ xấu cuối năm 2017 là 1.002,5 tỷ đồng tăng đáng kể so với năm ngoái. Điều này có thể giải thích rằng hoạt động kinh doanh, sản xuất của các hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn lúc bấy giờ đang gặp khó khăn hoặc họ chủ động cắt giảm vốn vay để tận dụng vốn tự có nên dư nợ của ngân hàng bị giảm mạnh.
Phân loại dư nợ theo kỳ hạn: Dư nợ mỗi loại kỳ hạn của năm 2017 đều giảm. Đặc biệt là dư nợ dài hạn giảm 126,5 tỷ đồng, ứng với giảm 35,1% so với năm 2016. Còn dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn có giảm nhưng khá thấp.
Phân loại dư nợ theo loại tiền: Dư nợ ngoại tệ năm 2016 giảm khá nhiều chỉ đạt 34,6 tỷ đồng, giảm 39,9% so với năm 20175. Mặc dù dư nợ dài hạn nội tệ năm 2017 giảm nhiều nhưng dư nợ ngoại tệ lại tăng lên, đạt 42,5 tỷ đồng, ứng với tăng 22,8%.
Trong thời gian qua, Ban lãnh đạo đã chủ động tổ chức, kịp thời chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện chỉ tiêu đề ra, đưa ra giải pháp kịp thời, đảm bảo hoạt động của chi nhánh. Tuy nhiên các chỉ tiêu tín dụng chưa đạt như kết quả mong muốn, do đó trong thời gian tới cần Ban lãnh đạo có những giải pháp phù hợp để chi nhánh vượt qua giai đoạn khó khăn, hoàn thành các chỉ tiêu trong năm 2018.