Chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nhà bè (Trang 39 - 42)

1.2. Huy động vốn của NHTM

1.2.4. Chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Hiệu quả huy động vốn của NHTM được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau tùy vào mục tiêu nghiên cứu. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá chính xác và tồn diện hiệu quả huy động vốn bao gồm:

 Quy mô nguồn vốn huy động

 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động  Cơ cấu nguồn vốn huy động

1.2.4.1. Quy mô nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn huy động là tổng khối lượng vốn huy động mà ngân hàng huy động được trong một thời gian nhất định. Nguồn vốn huy động có quy mơ khác nhau theo từng giai đoạn, sự phát triển của ngân hàng cũng như nền kinh tế. Quy mô nguồn vốn lớn cho phép ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư giảm được rủi ro, tăng khả năng thanh toán. Các ngân hàng có quy mơ lớn thường có ưu thế huy động, khả năng sinh lời, vị thế cao hơn các ngân hàng quy mơ nhỏ. Với tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng như hiện nay, lãi suất giữa các ngân hàng thường không chênh lệch quá lớn, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mơ lớn để đảm bảo tính an tồn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.

Quy mơ vốn là một chỉ số tuyệt đối, khi đứng một mình nó sẽ khơng phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của ngân hàng. Do đó NHTM thường dựa vào quy mô vốn để xác định các chỉ số tương đối khác để thể hiện một cách đầy đủ hơn về khả năng huy động vốn.

1.2.4.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Nếu tốc độ tăng trưởng có tỷ lệ xấp xỉ nhau qua các năm thể hiện sự tăng trưởng ổn định. Từ đó sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài trong việc điều hòa vốn, cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.

Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động (VHĐ) thường được đánh giá thông qua:

Tốc độ tăng trưởng VHÐ = Tổng VHÐ kỳ này − Tổng VHÐ kỳ trước

Tổng VHÐ kỳ trước * 100

Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các thời kỳ. Nếu chỉ tiêu này là dương thì quy mơ nguồn vốn huy động của ngân hàng đã được mở rộng, tức vốn huy động kỳ này lớn hơn so với kỳ trước. Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăng trưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đang được cải thiện và nâng cao. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này âm biểu hiện vốn huy động của ngân hàng bị thu hẹp do ngân hàng đang có chính sách giảm nguồn vốn hoặc gặp khó khăn trong huy động vốn và chỉ tiêu này bằng không tức vốn huy động kỳ này không thay đổi so với kỳ trước.

1.2.4.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân, dẫn đến ảnh hưởng tới chi phí đầu ra của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. Tức là khi có lượng vốn huy động lớn nhưng không sử dụng hết chứng tỏ hoạt động không hiệu quả, ngược lại khi nhu cầu sử dụng vốn lớn nhưng ngân hàng lại không đáp ứng được cho thấy ngân hàng chưa tối đa được dư nợ tín dụng và đầu tư.

Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng được đánh giá là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Có vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Có thể đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động (NVHĐ) thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động:

Tỷ trọng từng NVHÐ = Khối lượng từng NVHÐ

Tổng NVHÐ * 100%

(Nguồn: www.daiabank.com.vn)

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, nguồn vốn nào huy động được nhiều nhất, ít nhất từ đó cho thấy tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữ nội tệ và ngoại tệ… Mỗi nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác. Do đó sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và dẫn đến đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng.

a)Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Khối lượng VHÐ theo đối tượng Tỷ trọng VHÐ theo đối tượng =

b)Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Tổng NVHÐ * 100%

Tỷ trọng VHÐ theo kỳ hạn = Khối lượng VHÐ theo kỳ hạn

Tổng NVHÐ * 100%

c)Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Khối lượng VHÐ theo loại tiền Tỷ trọng VHÐ theo loại tiền =

Tổng NVHÐ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nhà bè (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)