Nợ quá hạn/Tổng dư nợ cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây sài gòn (Trang 69 - 72)

Ðơn vị: tỷ đồng, %

2009 2010 2011

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 1.260 100,0 1.468 100,0 1.437 100,0

Nợ quá hạn 27,5 2,2 27,8 1,9 14,0 1,0

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh Tây Sài Gòn

Từ bảng 2.7 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp so với quy định tối đa là

5% và liên tục giảm. Trong năm 2009 nợ quá hạn là 27,5 tỷ đồng, chiếm 2,2% so với tổng dư nợ; năm 2010 mặc dù tổng dư nợ tăng nhưng nợ quá hạn tăng không đáng kể là 27,8 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng dư nợ và thấp hơn so với năm 2009. Ðặc biệt trong năm 2011 nợ quá hạn giảm còn 14 tỷ đồng với tỷ lệ 1%. Nợ quá hạn giảm

chính là do doanh số thu nợ tăng. Một nguyên nhân trực tiếp nữa là do tổng dư nợ

của chi nhánh tăng, nhất là tăng nợ ngắn hạn, năm 2011 số dư nợ có giảm hơn năm

2010 nhưng theo đó thì nợ quá hạn cũng giảm mạnh do có món nợ xấu đã được thu

hồi nên tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ năm 2011 chỉ có 1%. Ðiều này cho thấy trong những năm trước đây công tác thẩm định hồ sơ cho vay, khâu giám sát thu lãi và gốc của chi nhánh rất hiệu quả nên tỷ lệ nợ quá hạn đạt được như vậy. Trong hoạt động ngân hàng thì nợ q hạn là khơng thể nào tránh khỏi, nhưng chi nhánh đã nỗ lực để nợ quá hạn giảm đến mức có thể.

2.3.1.2. Tỷ trọng nợ xấu/ Tổng dư nợ cho vay:

Thông qua bảng 2.8 nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh ln thấp hơn tỷ lệ quy định là 3%. Chi nhánh khơng có nợ xấu dài hạn. Tổng dư nợ xấu đến cuối năm 2009 là 23,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,9% tổng dư nợ, sang năm 2010 thì nợ xấu giảm còn 19,2 tỷ đồng, chiếm 1,31% tổng dư nợ, giảm 4,3 tỷ đồng so với đầu năm.

Bảng 2.8. Tỷ trọng nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay

Ðơn vị: tỷ đồng, %

2009 2010 2011

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ 1.260 100,0 1.468 100,0 1.437 100,0

Nợ xấu 23,5 1,9 19,2 1,31 0,0 0,0

Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Tây Sài Gịn

Việc giảm này do một số món dư nợ ngắn hạn đã được thu hồi góp phần làm giảm đến 3,4 tỷ đồng nợ xấu. Ðến cuối năm 2011 thì nợ xấu còn 0% trong khi nợ xấu cùng thời điểm của toàn hệ thống Agribank là 6%. Ðây là một kết quả đang phấn khởi của chi nhánh vì trong khi tổng dư nợ tăng nhất là năm 2009 và 2010 nhưng dư nợ xấu lại giảm (trong năm 2010 nợ xấu giảm 18,3% cịn tổng dư nợ tăng

16,5%; năm 2011 thì nợ xấu giảm đến 100%). ➢ Nợ xấu theo mức độ rủi ro:

Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

Nợ có khả năng mất vốn

2009 2010

Biểu đồ 2.4. Tình hình nợ xấu theo mức độ rủi ro (đơn vị: %)

(Nguồn: Phòng kinh doanh chi nhánh Tây Sài Gòn)

Từ biểu đồ 2.4 ta có thể phân tích chi tiết hơn tình hình nợ xấu của tồn chi nhánh, qua đó có sự khác biệt lớn trong năm 2009 và năm 2010.

Trong năm 2009 nợ dưới tiêu chuẩn là 4,0 tỷ đồng, nợ nghi ngờ là 19,2 tỷ đồng

1,3 17,0

81,7

1,0

2,6

tỷ đồng 20 19,8 18,9 15 Ngắn hạn 10 3,7 Trung hạn 5 0,3 0 2009 2010

năm 2009, nợ có khả năng mất vốn chỉ có 0,5 tỷ đồng với 1,3 %. Năm 2010 nợ dưới

tiêu chuẩn là 0,19 tỷ đồng, nợ nghi ngờ giảm còn 0,5 tỷ đồng, riêng đối với nợ có khả năng mất vốn lên tới 18,5 tỷ đồng, chiếm 96,4% tổng nợ xấu, tăng rất cao so với năm 2009 (tăng 18 tỷ đồng). Trong tổng dư nợ xấu thì có một khách hàng là

doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, do yếu tố khách quan từ phía cơng ty nên đã phát sinh nợ nhóm 4 tại chi nhánh từ năm 2009 nhưng đến năm 2010 vẫn chưa thu

hồi được nên đã chuyển sang nợ nhóm 5. Món nợ quá hạn của khách hàng này chiếm gần 80% nợ xấu của toàn chi nhánh. Tuy nhiên các món nợ xấu của chi

nhánh đều có khả năng thu hồi do có tài sản đảm bảo và tài sản này có khả năng

phát mãi để thu hồi nợ.

Nợ xấu theo thời hạn dư nợ:

Biểu đồ 2.5 Nợ xấu theo thời hạn dư nợ

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh Tây Sài Gịn

Nhìn vào biểu đồ 2.5 ta thấy nợ xấu của chi nhánh chỉ nằm trong hai khoảng

thời gian là ngắn hạn và trung hạn trong đó nợ xấu trung hạn là chủ yếu, khơng có nợ xấu dài hạn. Nợ xấu ngắn hạn năm 2009 là 3,7 tỷ đồng chiếm 15,7% tổng nợ xấu, nhưng đến năm 2010 thì giảm xuống còn 0,3 tỷ đồng với tốc độ giảm 92%. Nợ xấu trung hạn của chi nhánh thì giảm nhẹ, năm 2009 là 19,8 tỷ đồng chiếm 84,3% tổng nợ xấu; năm 2010 là 18,9 tỷ đồng chiếm 98,4% tổng nợ xấu.

Ðối với các món nợ xấu ngắn hạn nhỏ lẻ, tình hình kinh tế dần ổn định nên

đã đến tận cở sở của khách hàng để yêu cầu tự nguyện trả nợ nếu không chi nhánh sẽ tiến hành khởi kiện. Ðối với những khách hàng đã có lịch sử về nợ xấu sau khi

thu hồi thì chi nhánh khơng tiếp tục tạo điều kiện cho vay nữa. Riêng đối với món nợ xấu trung hạn thì chi nhánh cũng đã tiến hành phát mãi tài sản để thu hồi nợ.

Qua đó ta thấy việc cho vay cần có tài sản đảm bảo rất quan trọng và việc thẩm định giá trị cũng như tính thanh khoản của tài sản càng quan trọng hơn. Việc có tài sản đảm bảo giúp ngân hàng xử lý được rủi ro khi không thu hồi được nợ. Với những diễn biến trên, ta thấy chi nhánh luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng, lựa chọn đối tượng cho vay phù hợp và có tài sản đảm bảo an toàn, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ đến hạn.

Tình hình nợ xấu có nhiều nguyên nhân từ nền kinh tế thị trường, cung cầu và nhiều nguyên nhân từ phía khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, thiếu thiện chí mặc dù tình hình thu nợ có nhiều khả quan nhưng nợ quá hạn đối với chi nhánh

NHNo & PTNT Tây Sài Gịn là khơng thể tránh khỏi. Do đó, chi nhánh cần nâng

cao hơn nữa công tác quản lý chất lượng tín dụng, tích cực đơn đốc cơng tác thu nợ

gốc, lãi quá hạn, nợ khó địi để từ đó đảm bảo hoạt động tài chính cho chi nhánh.

2.3.1.3. Dư nợ/ Vốn huy động:

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây sài gòn (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)