Phân tích tổng quan tình hình dư nợ tại chi nhánh:

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây sài gòn (Trang 61)

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.2.2.1. Phân tích tổng quan tình hình dư nợ tại chi nhánh:

Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ tại chi nhánh 2009 - 2011

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm của Chi nhánh)

Từ biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ tại chi nhánh có những biến động như sau: năm 2009 tổng dư nợ là 1.260 tỷ đồng; năm 2010 tổng dư nợ là 1.468 tỷ đồng tăng

210 tỷ đồng với tốc độ tăng là 16,5%; trong khi đó năm 2011 là 1.437 tỷ đồng giảm 31 tỷ đồng so với năm 2010 với tốc độ giảm là 2,1%. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn

tăng mạnh trong năm 2010 nhưng dư nợ trung và dài hạn lại giảm liên tục trong 3 năm, có sự chuyển dịch tỷ trọng từ dư nợ trung và dài hạn sang ngắn hạn và do chi

nhánh có chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và thanh tốn.

Chi nhánh chỉ đặt quan hệ với những khách hàng mới có phương án sản xuất

kinh doanh hiệu quả, có tài sản đảm bảo tin cậy,... tránh tình trạng doanh nghiệp

thế chấp nhằm thu hồi khoản cho vay. Thêm vào đó là Nhà nước tăng cường thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt đẩy lãi suất lên cao nên mọi người cũng hạn chế đi

vay. NHNN tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới 20%, vì vậy nên dư nợ

năm 2011 của chi nhánh cũng hạn chế tăng trưởng.

2.2.2.2. Phân tích dư nợ theo thời hạn vay:

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Đơn vị: tỷ đồng, % 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TỔNG DƯ NỢ 1.260,0 1.468,0 1.437,0 208,0 16,5 (31,0) (2,1) Ngắn hạn 571,0 811,0 801,0 240,0 42,0 (10,0) (1,2) Trung hạn 680,0 651,0 631,0 (29,0) (4,3) (20,0) (3,1) Dài hạn 9,0 6,0 5,0 (3,0) (33,3) (1,0) (16,7) Tỷ trọng (%) TỔNG DƯ NỢ 100,0 100,0 100,0 Ngắn hạn 45,3 55,2 55,7 Trung hạn 54,0 44,3 43,9 Dài hạn 0,7 0,5 0,4

Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm

Qua Bảng 2.3 ta có thể thấy tình hình dư nợ của Chi Nhánh trong 3 năm qua như

sau:

- Dư nợ ngắn hạn:

Năm 2009: dư nợ ngắn hạn là 571 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 45,3% tổng dư nợ;

Năm 2010: dư nợ ngắn hạn là 811 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,2% tổng dư nợ, tăng 240 tỷ đồng với tốc độ tăng 42,0% so với năm 2009;

Năm 2011: dư nợ ngắn hạn là 801 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 55,7% tổng dư nợ, giảm 10 tỷ đồng với tốc độ giảm nhẹ 1,2% so với năm 2010.

- Dư nợ trung và dài hạn: liên tục giảm trong 3 năm qua:

Năm 2009: dư nợ trung hạn là 680 tỷ đồng và dài hạn là 09 tỷ đồng lần lượt chiếm 54,0 %; 0,7% tổng dư nợ;

Năm 2010: dư nợ trung hạn và dài hạn lần lượt giảm 4,3% và 33,3% so với năm 2009;

Năm 2011: dư nợ trung và dài hạn tiếp tục giảm xuống cịn 531 tỷ đồng và

05 tỷ đồng.

Ta có thể thấy dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn năm 2009 chiếm tỷ trọng

cao nhất trong tổng dư nợ trong ba năm nghiên cứu. Vì trong giai đoạn này, sau những biến động kinh tế năm 2008, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm

khơi phục tình hình kinh tế xã hội, trong đó nhấn mạnh việc hỗ trợ lãi suất đối với việc cho vay trung và dài hạn. Bước sang năm 2010 thì có sự thay đổi, dư nợ ngắn hạn tăng và có giảm đôi chút trong năm 2011. Dư trung và dài hạn giảm liên tục

trong ba năm qua do chi nhánh chuyển từ cho vay trung và dài hạn sang ngắn hạn nhằm phân tán rủi ro, đảm bảo khả năng thanh tốn. Bởi vì dư nợ cho vay trung và

dài của chi nhánh tập trung vào ngành bất động sản, thép xây dựng như đã thấy hoạt

động của thị trường này rất ảm đạm, kèm theo đó là quyết định 1595/QÐ-HÐTV-

TDDN của NHNo & PTNT Việt Nam về một số giải pháp trong hoạt động tín dụng.

Hơn nữa, lãi suất cho vay trong giai đoạn này rất cao do đó các tổ chức kinh tế cũng hạn chế vay dài hạn nhằm giảm chi phí sử dụng vốn. Mặt khác tỷ trọng vốn ngắn hạn tăng chứng tỏ chi nhánh đã chuyển dần sang cho vay tín dụng tài trợ vốn lưu động cho khách hàng vừa thu lãi và vốn nhanh vừa có thể thu phí dịch vụ thanh

tốn, xuất nhập khẩu.

2.2.2.3. Phân tích dư nợ theo loại tiền

Từ bảng 2.4 ta thấy:

- Nội tệ: dư nợ nội tệ liên tục tăng trong 3 năm qua. Cụ thể: năm 2009 dư nợ là

1.214 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 96,3 % tổng dư nợ; năm 2010 là 1.423 chiếm tỷ trọng 96,9% tổng dư nợ, tăng 209 tỷ đồng (tốc độ tăng 17,2%) so với năm 2009, năm

2011 là 1.434 tỷ đồng chiếm 99,8% tổng dư nợ, tăng 11 tỷ đồng với tốc độ tăng

0,8% so với năm 2009.

- Ngoại tệ: tình hình dư nợ ngoại tệ là đơ la Mỹ thì ngược lại. Trong năm 2010

3 tỷ đồng với tốc độ giảm là 93,3% so với đầu năm. Lý do của tình trạng trên là do trong năm 2011 Nhà nước có chính sách quản lý ngoại hội khắc khe hơn và thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc NHNo & PTNT về giảm dư nợ ngoại tệ trong năm

nên hạn chế khách hàng vay ngoại tệ. Chi nhánh chỉ được duy trì một lượng ngoại

tệ nhất định, trong hoạt động cho vay, thanh toán, mua bán đều bị giới hạn nghiêm

ngặt.

Bảng 2.4. Dư nợ theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng,% 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TỔNG DƯ NỢ 1.260,0 1.468,0 1.437,0 208,0 16,5 (31,0) (2,1) Nội tệ 1.214,0 1.423,0 1.434,0 209,0 17,2 11,0 0,8 Ngoại tệ 46,0 45,0 3,0 (1,0) (2,2) (42,0) (93,3) Tỷ trọng (%) TỔNG DƯ NỢ 100,0 100,0 100,0 Nội tệ 96,3 96,9 99,8 Ngoại tệ 3,7 3,1 0,2

Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm

2.2.2.4. Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5 Dư nợ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng,% 2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2010 CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TỔNG DƯ NỢ 1.260,0 1.468,0 1.437,0 208,0 16,5 (31,0) (2,1) DNNN 2,6 1,6 4,0 (1,0) (38,5) 2,4 150,0 DNNQD 973,0 1.097,0 1.126,0 124,0 12,7 29,0 2,6 HTX 0,38 0,4 0,4 0,0 5,3 0,0 0,0 HSX-CN 284,0 369,0 306,6 85,0 29,9 (62,4) (16,9) Tỷ trọng (%) TỔNG DƯ NỢ 100,0 100,0 100,0 DNNN 0,2 0,1 0,3 DNNQD 77,2 74,7 78,4 HTX 0,1 0,1 0,0 HSX-CN 22.5 25,1 21,3

- Ðối với DNNN (doanh nghiệp Nhà nước): dư nợ trong năm 2009 là 2,6 tỷ đồng đến năm 2010 là 1,6 tỷ đồng (tốc độ giảm 38,5%); đến năm 2011 lại tăng 2,4 tỷ đồng so với năm 2010 (tốc độ tăng 150%).

- DNNQD (Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh): dư nợ tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2009 là 973 tỷ đồng, năm 2010 là 1.097 tỷ đồng tăng 124 tỷ đồng

so với đầu năm; năm 2011 là 1.126 tỷ đồng tăng 29 tỷ đồng với tốc độ tăng 2,6%.

- HTX (Hợp tác xã): số dư nợ không biến động nhiều qua các năm trung bình ở mức 0,4 tỷ đồng.

- HSX - CN (Hộ sản xuất, cá nhân): dư nợ trong năm 2009 là 284 tỷ đồng;

trong năm 2010 tăng lên 369 tỷ đồng ( tốc độ tăng 29,9%); năm 2011 là 306,6 tỷ đồng giảm so với năm 2010 là 62,4 tỷ đồng (tốc độ giảm 16,9%).

Mục tiêu hoạt động của NHNo & PTNT là ưu tiên hỗ trợ vốn cho những đối tượng sản xuất nông nghiệp, chi nhánh cũng vậy, thực hiện chính sách của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho vay đối với hình thức trên. Tuy nhiên tính cả loại hình

DNNN, HTX, HSX-CN thì chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1/4 dư nợ mỗi năm. Do việc

chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước sang cơng ty cổ phần vì nhận thấy rằng các

doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Hình thức sản xuất HTX không phổ biến trên

địa bàn, trong 03 năm qua chi nhánh chỉ cho vay 01 đơn vị hoạt động theo loại hình

này. Ngược lại cho vay DNNQD chiếm tỷ trọng cao nhưng mức tăng không đáng kể. Nguyên nhân: Trong những năm qua chi nhánh thận trọng hơn trong việc cho

vay doanh nghiệp đặc biệt với những trường hợp vay trung và dài hạn. Lãi suất năm 2011 lại quá cao nên doanh nghiệp rất ngần ngại đi vay.

2.2.2.5. Phân tích dư nợ theo mục đích

Qua bảng 2.6 ta thấy:

- Dư nợ bất động sản: chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau cho vay công nghiệp thương mại trong đó chủ yếu là vay trung hạn. Năm 2009 là 448 tỷ đồng, năm 2010

là 409 tỷ đồng giảm 39 tỷ đồng, năm 2011 lại tăng lên 490 tỷ đồng, tăng 81 tỷ tương đương tốc độ 19,8%. Tại sao có sự khác biệt như vậy, trong khi năm 2011 đã

của một khách hàng trong năm 2010 vẫn chưa giải ngân hết nên phải chuyển sang năm 2011.

- Dư nợ công nghiệp thương mại: tluôn chiếm ỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ nhưng lại giảm xuống còn 47,9% trong năm 2011. Năm 2009 dư nợ là 794,9 tỷ đồng, năm 2010 là 942 tỷ đồng cao nhất trong 03 năm qua với tốc độ tăng 18,5%,

còn năm 2011 thì giảm khá mạnh xuống cịn 688 tỷ đồng, tốc độ giảm 27%.

- Dư nợ cho vay nông nghiệp lần lượt 3 năm như sau: 3,1 tỷ đồng, 3,0 tỷ đồng,

194 tỷ đồng. Ta thấy có một sự chênh lệch rất lớn cho vay nông nghiệp nông thôn năm 2011 tăng đến 191 tỷ đồng nhưng cũng chỉ đạt 56,3% kế hoạch Trung ương

giao. Do năm 2009 số hộ vay sản xuất là 337, đến năm 2011 là tăng lên 786 hộ.

Khách hàng chủ yếu của chi nhánh là trên quận 12, một vùng ven nội thành, tốc độ

đơ thị hóa nhanh nên cho vay nơng nghiệp, nơng thơn cịn chiếm tỷ trọng thấp; mức

vay cho mỗi đơn vị không cao.

Bảng 2.6 Dư nợ theo mục đích

Đơn vị: tỷ đồng,%

2009 2010 2011 2010 so với 2009 2011 so với 2009

CHỈ TIÊU

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

TỔNG DƯ NỢ 1.260,0 1.468,0 1.437,0 208,0 16,5 (31,0) (2,1) Bất động sản 448,0 409,0 490,0 (39,0) (8,7) 81,0 19,8 Công nghiệp thương mại 794,9 942,0 688,0 147,1 18,5 (254,0) (27,0) Nông nghiệp nông thôn 3,1 3,0 194,0 (0,1) (3,2) 191,0 6.366,7 Tiêu dùng 14,0 114,0 65,0 100,0 714,3 (49,0) (43,0)

Tỷ trọng

TỔNG DƯ NỢ 100,0 100,0 100,0

Bất động sản 35,6 27,8 34,1

Công nghiệp thương mại 63,1 64,2 47,9 Nông nghiệp nông thôn 0,2 0,2 13,5

Tiêu dùng 1,1 7,8 4,5

Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua các năm

- Dư nợ cho vay tiêu dùng: thấp nhất là năm 2009 với 14 tỷ đồng, cao nhất là năm 2010 với 114 tỷ đồng, còn năm 2011 giảm còn 65 tỷ đồng. Cũng như cho vay

2009 2010 2011 Năm

hội, vì vậy để đáp ứng nhu cầu như mua xe gắn máy, sửa chữa nhà cửa, các đồ dùng

có giá trị khác mà người dân đi vay nhiều trong năm 2010 vì lãi suất còn mức chấp

nhận được. Bước sang năm 2011, nhiều người lao động khơng có việc làm, khơng

có lương hoặc trả lương chậm chính vì vậy mà họ rất ngần ngại đi vay vì sợ trả

khơng nổi lãi vay lẫn vốn gốc, mặt khác thì họ lại cố gắng dành dụm để trả nợ vay hoặc gửi tiết kiệm nên dư nợ tiêu dùng giảm đến 43%.

Tóm lại trong 03 năm qua tình hình dư nợ của chi nhánh có tăng cũng có giảm, các hình thức cho vay cũng có nhiều biến động về số dư và tỷ trọng. Nguyên

nhân ảnh hưởng lớn nhất đó chính là lãi suất từ các chính sách quản lý của Chính phủ và NHNN, thêm vào đó là diễn biến kinh tế phức tạp trên địa bàn. Chính vì vậy việc đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh, an toàn về nguồn vốn đối là việc rất

khó khăn với chi nhánh.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Tây Sài Gòn:

Biểu đồ 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2009 - 2011

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Thơng qua biểu đồ 2.3 ta có những nhận xét sau:

Về mặt doanh thu:

- Năm 2010 doanh thu tăng lên 80,4 tỷ đồng (từ lãi vay là 270,8 tỷ đồng) tương đương với tốc độ tăng 39,5%;

- Năm 2011 doanh thu là 376,2 tỷ đồng (thu từ lãi vay 358,9 tỷ đồng), tăng

32,6% so với năm 2010.

Mặc dù tổng dư nợ năm 2010 cao hơn 2011 nhưng doanh thu từ lãi vay 2011 lại tăng tới 88,2 tỷ đồng so với 2010. Lý do là lãi suất cho vay trong năm 2011 cao hơn so với năm 2010 chính vì vậy mà thu nhập lãi vay cũng tăng.

Về mặt chi phí:

Nếu lãi cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh thì lãi suất huy động vốn là khoản phải trả chủ yếu của chi nhánh. Chi phí của chi nhánh cũng liên tục tăng: năm 2009 là 154,7 tỷ đồng; năm 2010 là 221,1 tỷ đồng tăng 42,9% so với năm

2009; năm 2011 là 291 tỷ đồng, tăng 31,6% so với năm 2010. Do những nguyên

nhân chính sau:

- Nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng làm chi phí trả lãi huy động vốn tăng nên chi phí hoạt động cũng tăng.

- Trong 3 năm qua, các ngân hàng luôn đua nhau huy động vốn cộng thêm những quy định của NHNN làm lãi suất huy động vốn cao làm cho chi phí của

chi nhánh cũng tăng theo, có lúc lãi suất huy động của chi nhánh lên tới

17%/năm.

Về lợi nhuận:

Từ những phân tích về doanh thu và chi phí như trên, ta có lợi nhuận trước thuế của chi nhánh như sau: năm 2009 là 48,7 tỷ đồng, năm 2010 là 62,7 tỷ đồng (tăng 14 tỷ đồng, tốc độ tăng 28,7% so với năm 2009), năm 2011 là 85,2 tỷ đồng (tăng 22,4 tỷ đồng, tốc độ tăng 35,7% so với năm 2010). Lợi nhuận hoạt động của

2.3.Thực trạng về chất lượng tín dụng tại ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn chi nhánh Tây Sài Gịn triển nơng thơn chi nhánh Tây Sài Gịn

2.3.1. Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh

2.3.1.1. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:

Bảng 2.7. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho vay

Ðơn vị: tỷ đồng, %

2009 2010 2011

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 1.260 100,0 1.468 100,0 1.437 100,0

Nợ quá hạn 27,5 2,2 27,8 1,9 14,0 1,0

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh Tây Sài Gòn

Từ bảng 2.7 tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp so với quy định tối đa là

5% và liên tục giảm. Trong năm 2009 nợ quá hạn là 27,5 tỷ đồng, chiếm 2,2% so với tổng dư nợ; năm 2010 mặc dù tổng dư nợ tăng nhưng nợ quá hạn tăng không đáng kể là 27,8 tỷ đồng, chiếm 1,9% tổng dư nợ và thấp hơn so với năm 2009. Ðặc biệt trong năm 2011 nợ quá hạn giảm còn 14 tỷ đồng với tỷ lệ 1%. Nợ quá hạn giảm

chính là do doanh số thu nợ tăng. Một nguyên nhân trực tiếp nữa là do tổng dư nợ

của chi nhánh tăng, nhất là tăng nợ ngắn hạn, năm 2011 số dư nợ có giảm hơn năm

2010 nhưng theo đó thì nợ q hạn cũng giảm mạnh do có món nợ xấu đã được thu

hồi nên tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ năm 2011 chỉ có 1%. Ðiều này cho thấy trong những năm trước đây công tác thẩm định hồ sơ cho vay, khâu giám sát thu lãi và gốc của chi nhánh rất hiệu quả nên tỷ lệ nợ quá hạn đạt được như vậy. Trong hoạt động ngân hàng thì nợ quá hạn là không thể nào tránh khỏi, nhưng chi nhánh đã nỗ

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây sài gòn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)