Quy trình cho vay tại NHTM

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán tài chính hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh huế (Trang 35 - 38)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay tại NHTM

1.2.2.5. Quy trình cho vay tại NHTM

Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tại NHTM

❖ Lập hồ sơ đề nghị vay vốn:

Lập hồ sơ vay vốn là bước đầu tiên trong quy trình cho vay và là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, là tiền đề của việc thẩm định và ra quyết định cho vay.

Sau khi thu thập xong thông tin của KH, CBTD sẽ hướng dẫn KH cung cấp các thông tin hồ sơ vay chi tiết. Mỗi KH sẽ có một bộ hồ sơ khác nhau, tuy nhiên về cơ

bản hồ sơ cần cung cấp các thông tin:

- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH

- Thông tin về khả năng sử dụng, mục đích vay vốn và hồn trả vốn vủa

KH

- Thơng tin về đảm bảo tín dụng

Để thu thập được các thông tin này, KH sẽ được yêu cầu lập và nộp các loại giấy tờ sau:

CMND/Hộ chiếu

Giấy tờ xác nhận thông tin nơi ở (Sổ hộ khẩu…) Giấy tờ thể hiện tình trạng hơn nhân

- Hồ sơ vay vốn

Giấy tờ thể hiện giá trị thu nhập

Giấy tờ thể hiện tính tồn tại của nguồn thu Giấy đề nghị vay vốn

❖ Thẩm định hồ sơ và phân tích cho vay

Thẩm định cho vay là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hồn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi.

Mục tiêu của thẩm định cho vay là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lượng khả năng kiểm soát các loại rủi ro và dự kiến các biện

pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xãy ra.

Phân tích cho vay là việc phân tích những khả năng hiện tại và tiềm ẩn của KH

về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn. Mục tiêu của phân tích cho

vay là phát hiện những trường hợp có thể dẫn đến rủi ro cao, từ đó tìm ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro đó. Ngồi ra, phân tích cho vay cịn

liên quan đến việc xác minh tính chân thực của những thơng tin mà KH cung cấp, từ

đó nhận định về thái độ và uy tín của KH để ra quyết định.

Trong giai đoạn này, CBTD cần thực hiện: - Thẩm định tư cách pháp lý của KH

- Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay

- Thẩm định tài sản đảm bảo

- Thẩm định khả năng tài chính của KH

❖ Quyết định cho vay

Quyết định cho vay là một khâu cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín

phạm sai lầm. Khi ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của KH, NH thường mắc phải 2 sai lầm cơ bản, đó là:

- Đồng ý cho vay với một KH không tốt

- Từ chối cho vay với một KH tốt

Cả hai sai lầm trên đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí

sai lầm thứ 2 cịn gây ảnh hưởng đến uy tín của NH.

Để hạn chế những sai lầm dễ xãy ra trong bước quyết định cho vay này, các NH thường chú ý đến hai vấn đề sau:

- Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác để làm cơ sở ra quyết định. Các thông tin cần thu thập và xử lý là những thông tin từ hồ sơ cho vay do giai đoạn trước chuyển sang các thông tin cập nhật liên tục như thông tin cập nhật về thị trường, chính sách tín dụng của NH, nguồn vốn cho vay của NH…

- Trao quyền quyết định cho Hội đồng tín dụng, nếu chấp nhận cho vay thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng và làm các bước

tiếp theo. Nếu từ chối thì NH sẽ trả lời à giải thích rõ ràng với KH.

❖ Giải ngân

Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều ở NH. Nghĩa là xuất tiền bạc, tài

chính cho KH theo thỏa thuận vay mượn để giải quyết công việc theo kế hoạch đã vạch ra cụ thể.

Giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở khâu trước. Căn cứ để thực hiện giải ngân cho KH:

- Hồ sơ vay vốn của KH

- Báo cáo đề xuất giải ngân - Hợp đồng tín dụng

- Chứng từ pháp lý TSBĐ

Tùy theo nhu cầu của KH có thể giải ngân theo hình thức gửi tiền mặt hoặc chuyển khoản.

❖ Kiểm tra giám sát sau cho vay và thanh lý hợp đồng.

Giám sát cho vay nhằm đảm bảo cho tiền vay sử dụng đúng mục đích đã kí kết trong HĐ, kiểm sốt rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm có thể xãy ra ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ sau này. Sau khi giải ngân cho KH, NH

vẫn tiến hành kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, công nợ của KH, cũng như đánh giá lại TSĐB.

Thanh lý hợp đồng cho vay (hay gọi là tất toán) đây là khâu kết thúc quy trình

cho vay, khâu này gồm các việc quan trọng cần xử lý: - Thu nợ cả lãi lẫn gốc

- Tái xét HĐ cho vay - Thanh lý HĐ cho vay

Một phần của tài liệu Khóa luận kế toán tài chính hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam chi nhánh huế (Trang 35 - 38)