Chuyển giao nghĩa vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

1.2. Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện công việc

1.2.2. Chuyển giao nghĩa vụ

Cũng như điều luật về chuyển giao quyền yêu cầu, Điều 370 BLDS 201525 không nêu rõ định nghĩa thế nào là chuyển giao nghĩa vụ, mà chỉ quy định dấu hiệu pháp lý của việc chuyển giao nghĩa vụ. Theo dấu hiệu này, có thể hiểu “chuyển giao nghĩa vụ” là việc bên có nghĩa vụ chuyển giao việc thực hiện nghĩa vụ của mình cho người khác. Người nhận nghĩa vụ chuyển giao gọi là người thế nghĩa vụ. Và khác với chuyển giao quyền yêu cầu, việc chuyển giao nghĩa vụ chỉ có giá trị khi được bên có quyền đồng ý. “Tuy nhiên, sự đồng ý của người có quyền được thể hiện dưới hình thức nào thì pháp luật chưa quy định rõ”26.

Và “trong các quy định về chuyển giao nghĩa vụ trong BLDS, chúng ta chỉ thấy nói đến ý chí của người có nghĩa vụ mà khơng thấy nói đến ý chí của người thế nghĩa vụ. BLDS chỉ quy định “bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý”. Tuy nhiên, để có chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cần có sự thống nhấy ý chí của người có nghĩa vụ ban đầu và người thế nghĩa vụ. Sẽ khơng có chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

                                                                                                                         

25 Điều 370 “chuyển giao nghĩa vụ: 1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ

nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc

pháp luật có qui định khơng được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”.

nếu người thế nghĩa vụ không đồng ý về việc này, họ sẽ khơng trở thành người có nghĩa vụ đối với người có quyền nếu họ khơng đồng ý... Như vậy, mặc dù BLDS 2015 không quy định rõ, việc chuyển giao nghĩa vụ chỉ có thể tồn tại nếu nó thể hiện ý chí của người thế nghĩa vụ”27.

Có thể thấy, đối tượng của chuyển giao nghĩa vụ được xác định dựa trên quy định “đối tượng của nghĩa vụ” theo Điều 276 BLDS 2015, đó là “tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Đối tượng phải được xác định.” Và theo quy định tại Điều 317 BLDS 2015, bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho bên thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý “trừ trường hợp nghĩa vụ gắn

liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định khơng được chuyển giao nghĩa vụ”. Tuy nhiên điều luật khơng nói rõ đó là những nghĩa vụ nào

gắn liền với nhân thân hay trường hợp nào pháp luật không cho chuyển giao. Quy định của nội dung này không cụ thể, rõ ràng.

Yếu tố điều kiện có hiệu lực của chuyển giao nghĩa vụ cũng được nhìn nhận rõ, theo đó “vì chuyển giao nghĩa vụ dân sự là một hợp đồng nên chịu sự điều chỉnh của quy định về hợp đồng nói chung, nhất là các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hay hợp đồng vô hiệu”28 quy định tại Điều 11729, Điều 122 BLDS 2015)30.

Vấn đề giải phóng nghĩa vụ của người chuyển giao nghĩa vụ, cũng theo tác giả Đỗ Văn Đại, “BLDS nước ta quy định còn rất sơ sài về vấn đề này. BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 cũng như BLDS năm 2015 không cho biết là người có nghĩa vụ ban đầu có được giải phóng hay khơng. Ở đây chúng ta chỉ thấy quy định khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ. Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền, thì chúng ta khơng thấy sự khác nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ được quy định tại với thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba”31. Nên theo quan điểm của tác giả, cần xác định trong quan hệ chuyển giao nghĩa vụ, người có nghĩa vụ ban đầu

                                                                                                                         

27 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (20), tr 643.

28 Đỗ Văn Đại (2012), tlđd (11), tr.410.

29 “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau

đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác

lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có qui định”.

30 “Giao dịch dân sự vơ hiệu: Giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được qui định tại Điều 117 Bộ luật này thì vơ hiệu trừ trường hợp Bộ luật này có qui định khác.”

được giải phóng khỏi nghĩa vụ được chuyển giao, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Điều 371 BLDS 2015 quy định “trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm

được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”32. “Quy định này xuất phát từ chỗ, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự liên quan chặt chẽ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ. Nếu bên có nghĩa vụ đã trở thành người khơng cịn nghĩa vụ, thì đương nhiên chấm dứt biện pháp bảo đảm vì tài sản mà bên có nghĩa vụ đem ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không thuộc quyền sở hữu của bên thế nghĩa vụ, hoặc trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp bảo lãnh, thì bên đứng ra bảo lãnh cho bên có nghĩa vụ khơng có nghĩa vụ đứng ra bảo lãnh cho người thế nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh cũ.”33

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)