Đối tượng của chuyển giao hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

2.3. Đối tượng của chuyển giao hợp đồng

Đối tượng của chuyển giao hợp đồng là yếu tố quan trọng nhất làm nên sự khác biệt giữa chuyển giao hợp đồng và các quan hệ pháp luật ba bên khác. Vậy nên pháp luật các nước cũng nhìn nhận, quy định về yếu tố này rất rõ ràng, tách bạch.

Theo hệ thống luật lục địa, hiện nay, nhiều nước như Đức, Ý, Bồ Đào Nha và Bỉ, đã có các cơ chế đặc thù cho phép thực hiện việc chuyển giao hợp đồng. Tại Ý và Bồ Đào Nha, chuyển giao hợp đồng được hiểu là sự thay thế người chuyển giao bởi một bên thứ ba (người nhận chuyển giao) vào mối quan hệ hợp đồng với sự đồng ý của bên còn lại. Hậu quả của việc chuyển giao hợp đồng là có sự chuyển giao toàn bộ các nghĩa vụ, quyền yêu cầu và quyền phản kháng đơn phương (như quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền gia hạn hợp đồng…) từ bên chuyển giao sang cho bên nhận chuyển giao50.

                                                                                                                         

49 Đỗ Văn Đại (2014), tlđd (39), tr.825.

Các nước khác, đã có quy định minh thị về chuyển giao hợp đồng như Italia quy định tại Điều 1406-1410 BLDS, Tây Ban Nha quy định tại Điều 424-427 BLDS và Hà Lan quy định tại Điều 6.159 BLDS51.

Tại Pháp, “năm 2016, Pháp sửa đổi BLDS và đã dành cả một mục riêng về Chuyển giao hợp đồng, từ Điều 1216 đến 1216-3”52Điều 1216 BLDS quy định “Một bên trong hợp đồng, bên chuyển giao, có thể chuyển giao tư cách bên trong hợp đồng cho người thứ ba, người nhận chuyển giao, khi có thỏa thuận với đối tác của mình, người bị chuyển giao”.

Theo đó, pháp luật của các nước nói trên quy định về chuyển giao hợp đồng, xác định đối tượng của chuyển giao hợp đồng là tập hợp toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng, gồm các nghĩa vụ, quyền yêu cầu và đặc biệt là quyền phản kháng đơn phương. Việc chuyển giao được xem là sự thay thế của một bên trong hợp đồng bởi bên thứ ba, là chuyển giao tư cách trong hợp đồng.

Theo hệ thống luật Anh-Mỹ, “về cơ bản, hệ thống luật Anh-Mỹ hiện đại chấp nhận việc chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận của các bên… Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển giao hợp đồng có hậu quả là chuyển giao cho người nhận chuyển giao toàn bộ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng”53. Như vậy, đối tượng của chuyển giao hợp đồng là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Theo Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, cụ thể tại Điều 12:20154, đối tượng của chuyển giao hợp đồng được hiểu là tư cách trong hợp đồng. Một bên của hợp đồng có thể thoả thuận với bên thứ ba để bên thứ ba thay thế mình trong hợp đồng.

Theo Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, với quy định định nghĩa về chuyển giao hợp đồng nói trên, có thể thấy đối tượng của chuyển giao của hợp đồng là toàn bộ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, kèm theo biện pháp phòng vệ và bù trừ - quyền phản kháng đơn phương.

                                                                                                                         

51 Đỗ Văn Đại (2014), tldd (39), tr. 833.

52 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (44),tr. 925.

53 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).

54 “Chuyển giao hợp đồng: Một bên của hợp đồng có thể thoả thuận với bên thứ ba để bên thứ ba thay thế mình trong hợp đồng. Nếu việc chuyển giao hợp đồng cho bên thứ ba bao gồm cả chuyển giao các quyền

trong hợp đồng thì áp dụng các quy định của chương 11; nếu bao gồm việc chuyển giao nghĩa vụ thì áp dụng các quy định tại phần 1 của chương này”

Theo BLDS Campuchia, đối tượng của chuyển giao hợp đồng là toàn bộ hợp đồng đã ký giữa hai bên ban đầu, tức tư cách trong hợp đồng55, bằng việc bên thứ ba thế vào vị trí của một bên trong hợp đồng.

Trên đây là pháp luật các nước nhìn nhận, quy định về đối tượng của chuyển giao hợp đồng.

Ở Việt Nam, vấn đề này được nhìn nhận như thế nào? Tác giả Đỗ Văn Đại cho rằng “Một vấn đề khá khó trong chuyển giao hợp đồng liên quan đến đối tượng chuyển giao. Cụ thể khi chuyển giao hợp đồng thì đối tượng được chuyển giao là gì? Trong hợp đồng phải có đối tượng nhưng đối tượng được chuyển giao trong chuyển giao hợp đồng không phải là đối tượng của hợp đồng được chuyển giao”56 .

Thực tế xét xử, Tòa án đã nhận định đối tượng của chuyển giao hợp đồng trong một vụ án như sau:

Theo bản án số: 553/2008/DS-PT ngày 29/5/2008 của TAND TP Hồ Chí Minh và bản án số 122/2007/ST-DS ngày 20/11/2007 của TAND quận Tân Bình. Nội dung vụ án: Bà Vân ký hợp đồng với công ty Đông Phương với nội dung là hợp đồng góp vốn đầu tư, đối với 02 lô đất A9, A10 tọa lạc tại khu đất 55 Trần Nhật Duật, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 22/02/2001 bà Vân bán lại cho bà Nương 02 lô đất này, bằng giấy thỏa thuận sang nhượng đất, với giá bán là 16,5 chỉ vàng SJC/m2. Bà Nương đặt cọc trước 20 lượng vàng. Ngày 09/3/2001, công ty Phương Đông và bà Vân chuyển tên hợp đồng 02 lô đất nói trên cho ơng Hữu, với nội dung ơng Hữu có trách nhiệm góp vốn đúng tiến độ cho cơng ty Phương Đông theo thỏa thuận của hợp đồng và giá trị góp vốn như hợp đồng của bà Vân trước đây. Giữa công ty Phương Đông và ông Hữu ký Hợp đồng vốn góp, cơng ty bán 02 lơ đất này cho ông Hữu. Ngày 22/12/2006, bà Nương, ông Hữu khởi kiện, yêu cầu

                                                                                                                         

55 Điều 512 BLDS Campuchia Chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng

(1) Người ký hợp đồng với người khác có thể chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng đó cho người thứ ba. Tuy nhiên, không áp dụng đối với trường hợp khơng thể chuyển nhượng được do tính chất của hợp đồng. Ngồi ra, đương sự của hợp đồng có thể cấm chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng bằng thỏa thuận. Trong trường hợp này, áp dụng khoản 3 Điều 501 (Tính khả thi của việc chuyển nhượng trái quyền và quy ước cấm chuyển nhượng) liên quan đến chuyển nhượng trái quyền.

(2) Trong trường hợp việc chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng gây bất lợi đáng kể cho đối tác của hợp đồng thì người có ý định chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng cần phải có được sự đồng ý từ đối tác của hợp đồng về việc chuyển nhượng đó.

hủy hợp đồng chuyển nhượng đất, theo giấy thỏa thuận sang nhượng đất ngày 22/02/2001, đồng thời yêu cầu bà Vân trả lại số vàng đã nhận 53 lượng vàng SJC57.

TAND quận Tân Bình xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án này là “tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” và áp dụng Điều 30, Khoản 2 Điều 31 Luật Đất đai năm 1993; Điều 705, 707 và Điều 136 BLDS 1995, tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hữu, bà Nương, hủy hợp đồng sang nhượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Vân và bà Nương theo giấy thỏa thuận sang nhượng đất ngày 22/02/2001. Buộc bà Vân trả cho bà Nương, ông Hữu số vàng đã nhận 53 lượng vàng SJC. Bà Vân kháng cáo.

TAND TP Hồ Chính Minh xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án này là “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng góp vốn đầu tư khu đất” và áp dụng Điều 418 BLDS năm 1995, tuyên sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận việc ông Hữu, bà Nương yêu cầu hủy hợp đồng thỏa thuận sang nhượng đất do bà Vân ký với bà Nương ngày 22/02/2001 và yêu cầu bà Vân hoàn trả 53 lượng vàng SJC.

Đối với vụ án này, thấy rằng giữa bà Vân và bà Nương đã có thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng góp vốn đầu tư khu đất, bằng giấy thỏa thuận sang nhượng đất. Bà Nương đã thanh toán giá trị hợp đồng chuyển nhượng cho bà Vân, và hai bên cùng với công ty Đông Phương làm thủ tục chuyển tên chủ thể hợp đồng góp vốn đầu tư khu đất, từ bà Vân sang ông Hữu – với công ty Đông Phương. Sau đó, bà Nương ơng Hữu khơng muốn thực hiện hợp đồng góp vốn đầu tư khu đất này nữa, nên yêu cầu hủy thỏa thuận sang nhượng đất đã ký với bà Vân, yêu cầu bà Vân trả lại vàng.

Xét quan hệ pháp luật giữa bà Vân và bà Nương theo giấy thỏa thuận sang nhượng đất ngày 22/02/2001, đây là một quan hệ chuyển giao hợp đồng. Trong đó, bà Vân đã muốn rút lui khỏi hợp đồng góp vốn đầu tư khu đất đã ký với công ty Đông Phương. Nên bà chuyển giao tư cách là “bên đầu tư” trong hợp đồng đầu tư góp vốn với cơng ty Đơng Phương, theo đó tồn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng góp vốn đầu tư này chuyển sang cho bà Nương, bà Nương được hưởng lợi ích và có nghĩa vụ theo hợp đồng. Sau khi ký thỏa thuận này xong với bà Nương, thì bà Vân đã cùng với công ty Đông Phương làm thủ tục sang tên chủ góp vốn đầu tư, từ bà Vân sang ơng Hữu, công ty Đông Phương và ông Hữu đã trực tiếp ký với nhau

                                                                                                                         

hợp đồng góp vốn đầu tư khu đất. Ơng Hữu có nghĩa vụ thanh tốn giá trị hợp đồng đầu tư cho cơng ty Phương Đông và bà Nương đã trả cho bà Vân giá trị chênh lệch giữa hợp đồng sang nhượng đất của bà và bà Vân và hợp đồng góp vốn đầu tư của bà Vân và công ty Đông Phương. Ba bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình tương ứng.

Đối tượng của hợp đồng sang nhượng đất giữa bà Vân và bà Nương là toàn

bộ hợp đồng góp vốn đầu tư mà bà Vân đã ký với công ty Đông Phương; khác với

đối tượng của hợp đồng giữa bà Vân và công ty Phương Đông, là quyền sử dụng đất mà bà Vân muốn đầu tư. Hợp đồng giữa bà Vân và công ty Phương Đông, bản chất là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bên chuyển nhượng là công ty Đông Phương, và bên nhận chuyển nhượng là bà Vân.

Chính vì xác định đối tượng của hợp đồng khơng chính xác, nên TAND quận Tân Bình xem đây là quan hệ pháp luật tranh chấp quyền sử dụng đất, từ đó áp dụng các quy định về chuyển quyền sử dụng đất, tuyên giao dịch giữa bà Vân và bà Nương vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu. TAND TP Hồ Chí Minh đã xác định giao dịch giữa bà Vân và Nương là giao dịch chuyển nhượng hợp đồng góp vốn đầu

tư, nên xác định lại quan hệ pháp luật tranh chấp và áp dụng quy định về chấm dứt

hợp đồng (Điều 418 BLDS 1995) để giải quyết vụ án. Theo đó, Tịa đã cơng nhận giao dịch giữa bà Vân và bà Nương và đánh giá giao dịch này đã được hai bên thực hiện xong. Bà Nương, ông Hữu yêu cầu hủy hợp đồng sang nhượng đất giữa bà Vân và bà Nương là khơng có cơ sở, Tịa bác u cầu.

Qua vụ án trên, thấy rằng việc xác định đối tượng tranh chấp, quan hệ pháp luật tranh chấp là vấn đề cốt lõi để giải quyết vấn đề; là cơ sở để áp dụng căn cứ pháp lý liên quan nhằm giải quyết tranh chấp. Và TAND TP Hồ Chí Minh đã xác định đối tượng của chuyển giao hợp đồng là toàn bộ hợp đồng được chuyển giao.

Về cơ sở pháp lý cho việc chuyển giao hợp đồng, vì chưa có điều luật nào quy định về chuyển giao hợp đồng. Dẫn đến Tòa án cấp sơ thẩm không công nhận giao dịch này, tuyên giao dịch giữa các bên là vơ hiệu. Tịa án cấp phúc thẩm thì cơng nhận giao dịch của các bên, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có thể áp dụng điều luật khác – Điều 418 BLDS 1995 “chấm dứt hợp đồng dân sự”58 để tuyên án.

                                                                                                                         

58 “Hợp đồng dân sự chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Hợp đồng đã được hoàn thành;Theo thoả thuận của các bên; Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện; Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đình chỉ; Hợp đồng

Ngồi ra, có thể nói thêm về các yếu tố liên quan đến chuyển giao hợp đồng trong vụ án này như sau:

Đây là quan hệ chuyển giao hợp đồng theo hình thức thỏa thuận giữa các bên. Các bên đã tự nguyện tham gia quan hệ chuyển giao này (bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao).

Và quan hệ chuyển giao hợp đồng giữa hai bên nói trên cịn được sự thống nhất của bên cịn lại của hợp đồng (cơng ty Đơng Phương).

Các bên chuyển giao hợp đồng bằng hình thức văn bản, có sự tham gia của ba bên.

Trở lại vấn đề, qua nghiên cứu pháp luật của các nước, nhìn nhận và quy định về đối tượng của chuyển giao hợp đồng nói trên, trên cơ sở lý luận, thực tiễn của Việt Nam, có thể xác định đối tượng của chuyển giao hợp đồng: là tập hợp các

quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, và các quyền phản kháng đơn phương; là tư cách chủ thể trong hợp đồng.

2.4. Phương thức chuyển giao hợp đồng

Trong pháp luật của các nước theo hệ thống Germanique (Hệ thống luật dân sự) như Đức, Thụy Sỹ, Áo và các nước Scandinave (bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển ở vùng Bắc Âu), khơng có quy định chung nào của pháp luật điều chỉnh việc chuyển giao hợp đồng, nhưng xu hướng các nước này chấp nhận việc chuyển giao do các bên thỏa thuận và coi đó khơng đơn thuần là sự chuyển giao quyền và nghĩa vụ. Tại Argentina, việc chuyển giao hợp đồng chỉ có hiệu lực với sự đồng ý của tất cả các bên. Tại hầu hết các nước này, cũng có hầu hết các văn bản chuyên ngành quy định việc chuyển giao một số hợp đồng chuyên biệt, như hợp đồng thuê nhà kinh doanh, hợp đồng bảo hiểm và hợp đồng lao động trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp59. Như thế, các nước này chỉ thừa nhận phương thức chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận.

Cũng như thế, Điều 1216 BLDS Pháp chỉ quy định về trường hợp chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận60.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối

tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại; Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.

59 Ngô Quốc Chiến (2013), tlđd (2).

60 Art. 1216. “Un contractant, le cédant, peut céder sa qualité de partie au contrat à un tiers, le cessionnaire, avec l’accord de son cocontractant, le cédé.

Và Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, việc chuyển giao hợp đồng được thực hiện theo sự thỏa thuận, không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định về chuyển giao hợp đồng trong các luật áp dụng61.

Khác với các nước trên, tại Điều 512 BLDS, Campuchia quy định chuyển giao hợp đồng một cách khá rộng rãi, thể hiện ở chỗ, luật quy định quyền được chuyển giao đối với phần lớn hợp đồng dân sự, chỉ “không áp dụng đối với trường hợp không chuyển nhượng được do tính chất của hợp đồng”. Do việc chuyển nhượng hợp đồng được công nhận khá rộng rãi, với khả năng được chuyển nhượng cao. Nên điều luật cũng quy định luôn “đương sự của hợp đồng có thể cấm chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng bằng thỏa thuận”.

Việc chuyển nhượng là quyền đương nhiên, không cần có sự thỏa thuận, đồng ý của bên còn lại trong hợp đồng. Chỉ loại trừ một trường hợp cần có sự đồng ý của bên còn lại khi chuyển giao, đó là trường hợp “việc chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng gây bất lợi đáng kể cho đối tác của hợp đồng”.

Như vậy, pháp luật các nước trên đây quy định cả hai phương thức chuyển giao hợp đồng, đó là chuyển giao theo quy định pháp luật và chuyển giao theo thỏa thuận.

Ở Việt Nam, có các loại hợp đồng đã được pháp luật chuyên ngành cho phép

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)