Những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

2.7. Những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng

Như đã nói, sẽ có những trường hợp đặc biệt, mà hợp đồng khơng thể được chuyển giao, vì nếu chuyển giao, sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; cũng như ảnh hưởng đến tính chất của hợp đồng.

Pháp luật các nước cũng quy định những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng, như:

Đối với pháp luật Mỹ, có một nguyên tắc được Tòa án của Mỹ chấp nhận rộng rãi là mọi nghĩa vụ hợp đồng đều có thể được chuyển giao thông qua ủy nhiệm, trừ phi người có quyền chứng minh được rằng việc chuyển giao nghĩa vụ ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản của mình, và rằng, chỉ có việc thực hiện nghĩa vụ bởi người có nghĩa vụ ban đầu mới đảm bảo được lợi ích mong đợi từ việc ký kết hợp đồng. Quy định này chủ yếu liên quan đến các nghĩa vụ gắn liền với phẩm chất cá nhân của người giao kết. Như vậy, đối với các nghĩa vụ mà việc thực hiện nó gắn liền với phẩm chất cá nhân của người có nghĩa vụ thì pháp luật Mỹ ưu tiên loại chuyển giao khơng giải phóng nghĩa vụ.75

                                                                                                                         

Theo Điều 512, BLDS Campuchia quy định chuyển giao hợp đồng một cách khá rộng rãi, thể hiện ở chỗ, luật quy định quyền được chuyển giao đối với phần lớn hợp đồng dân sự, chỉ “không áp dụng đối với trường hợp không chuyển nhượng được do tính chất của hợp đồng”. Do việc chuyển nhượng hợp đồng đươc công nhận khá rộng rãi, với khả năng được chuyển nhượng cao, nên điều luật cũng qui định luôn “đương sự của hợp đồng có thể cấm chuyển nhượng vị trí trong hợp đồng bằng thỏa thuận”.

Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng bao gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ, nên dựa trên quy định của chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ, sẽ có những quy định về hợp đồng khơng được chuyển giao phù hợp với quy định về chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ.

Trên cơ sở Điều 365 “Chuyển giao quyền yêu cầu” Điều 370 “Chuyển giao

nghĩa vụ” trong BLDS 2015, pháp luật đã quy định những trường hợp không được chuyển giao các quyền, nghĩa vụ này, người viết định hướng những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng gồm:

- Đối với hợp đồng mà yếu tố nhân thân của chủ thể trong hợp đồng là yếu tố đặc biệt làm nên, không thể thay thế trong hợp đồng. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm của quyền nhân thân là gắn liền với cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác, do vậy những hợp đồng được xây dựng trên nền tảng là nhân thân của chủ thể hợp đồng thì hợp đồng đó khơng được chuyển giao.

- Ngoài ra, BLDS 2015 cần dự liệu những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật và những trường hợp này cũng sẽ được quy định cụ thể trong các điều luật của văn bản pháp luật khác, để đảm bảo các hợp đồng cụ thể không được chuyển giao theo chủ ý của nhà làm luật; nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan trong những quan hệ hợp đồng đặc biệt đó.

- Những trường hợp mà các bên trong hợp đồng đã thỏa thuận là không được chuyển giao. (Trên nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng”, các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trước về việc khơng đồng ý chuyển giao hợp đồng).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)